Truy cập hiện tại

Đang có 73 khách và không thành viên đang online

Dân chủ nhiều hay ít?

(TGAG)- Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận Nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận và thực hiện nguyên tắc bình đẳng và tự do của mọi công dân trong xã hội. Theo Hồ Chí Minh, vấn đề căn cốt của dân chủ là “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, “… nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì’’; “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no mặc đủ”…

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc: Hiện trên thế giới có khoảng 1 tỷ người nghèo, trong đó nhiều người còn thiếu lương thực. Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 35 (16-10-2015) mang chủ đề “An sinh xã hội và nông nghiệp: Phá vỡ vòng xoáy đói nghèo”. Theo số liệu được Cục thống kê dân số Mỹ đưa ra mấy năm trước, gần 1/6 dân số nước Mỹ sống dưới mức nghèo khổ; 48,6 triệu người Mỹ (9,4% là trẻ em) không có bảo hiểm y tế, hơn 1/8 người dưới 18 tuổi sống trong nghèo đói. Theo UNDP, tính đến năm 1999, có hơn 80 nước thành viên Liên hợp quốc thu nhập quốc dân đầu người thấp hơn mức mà họ đã đạt được trước đó khoảng 10 năm.

Năm 1962, lúc nước Mỹ đang rất hưng thịnh, Nhà xuất bản Baltimore-Maryland cho ra mắt cuốn sách “Có một nước Mỹ khác”của Michael Harrington. Ngay sau khi ra đời, nó đã gây tiếng vang trong chính giới ở Mỹ và nhiều nước khác. Từ đó đến nay, nó được tái bản nhiều lần và có ảnh hưởng rất đáng kể.

Năm 2005, siêu bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ. Cơn bão tàn phá, làm hơn 1.300 người chết, hơn một triệu người mất nhà cửa, thiệt hại ước tính hơn 70 tỉ USD. Trong lịch sử nước Mỹ, đây là một trong những trận thiên tai ghê gớm nhất. Nhưng, bản thân cơn bão chưa phải là điều tệ nhất. Điều tồi tệ hơn lại nằm ở các vấn đề xã hội khó chấp nhận, đã bộc lộ qua cơn bão. Đó là sự ứng phó chậm chạp, kém hiệu quả của Chính phủ cùng với hệ thống hạ tầng đảm bảo an sinh xã hội yếu kém, bộ máy quan chức, hệ thống dịch vụ công quan liêu… Sự thật dân chúng vùng New Orleans nghèo đói, chịu nạn phân biệt đối xử, không được bảo vệ trước rủi ro và chịu nhiều vấn nạn xã hội hơn rất nhiều so với những gì mà chính phủ Mỹ thường nói.

Cơn bão đã làm cho người ta hiểu đúng nước Mỹ hơn. Bên cạnh một nước Mỹ-siêu cường là một nước Mỹ khác: Một nước Mỹ nghèo, thậm chí rất nghèo… Michael Harrington nhấn mạnh: “Nước Mỹ mang trong nó một quốc gia kém phát triển, một nền văn hóa nghèo khó. Tuy những cư dân của nó không phải chịu đựng sự thiếu thốn cùng cực như những nông dân châu Á hay những bộ lạc châu Phi, nhưng cơ cấu của sự khổ cực giữa họ là giống nhau. Họ ở bên ngoài lịch sử, bên ngoài sự tiến bộ, bị chìm vào một lộ trình tê liệt và tàn tật”.

Cơn bão đã nhắc lại điều cảnh báo trong cuốn sách: “nếu có tiến bộ công nghệ mà không có tiến bộ xã hội, thì hầu như tự khắc sự cùng quẫn của con người sẽ tăng lên, sự bần cùng hóa cũng tăng lên”. Trong thập niên 60, chênh lệch giàu nghèo giữa 20% dân số giàu nhất với 20% dân số nghèo nhất tại Mỹ chỉ là 30 lần, thì đến năm 1990 khoảng cách đó là 60 lần và đến năm 1997 là 74 lần. Hiện tại, 1% dân số Mỹ nắm giữ 99% tài sản nước Mỹ!

Tác giả đã kết luận: “Điều cần thiết là nếu muốn nghèo khó bị thủ tiêu thì phải có một cuộc đấu tranh chính trị, một sự tái cấu trúc hệ thống các đảng phái để có thể có một lựa chọn rõ ràng, một tâm thức mới về lí tưởng xã hội”.

Ở nước ta, trong những năm gần đây, có lúc lạm phát tăng cao, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu gây thiệt hại nặng nề. Nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội ngày càng cao. Nhu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền đất nước cũng không nhỏ... Nhưng chúng ta đã phấn đấu đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, thách thức; giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện…, Cùng với đó, dân chủ được phát huy và ngày càng mở rộng.

Chúng ta chưa bằng lòng với những gì đang có. Nhưng từ nghèo nàn lạc hậu, chúng ta đã vươn lên mạnh mẽ. Chúng ta tự hào với những thành tựu mà Nhân dân ta đã giành được. Phát huy dân chủ là mục tiêu, là động lực của đổi mới toàn diện và đồng bộ./.

Sự Thật.
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
39992255