Đấu tranh với những biểu hiện suy thoái trong văn học nghệ thuật
- Được đăng: Chủ nhật, 27 Tháng 3 2016 15:23
- Lượt xem: 3362
(TGAG)- Quán triệt đường lối văn hóa của Đảng, những năm qua, văn học nghệ thuật đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị, miêu tả một cách chân thực bối cảnh xã hội với những mặt sáng, tối; con người sống có trách nhiệm, luôn khát vọng vượt lên mọi khó khăn, gian khổ để khẳng định mình, chung sức xây dựng gia đình hạnh phúc, đất nước giàu mạnh. Đúng như Đảng ta đã khẳng định: đời sống văn học nghệ thuật luôn phát triển với dòng chủ lưu là yêu nước và nhân văn, phản ánh chân thật cuộc sống xã hội.
Tuy nhiên, cũng có không ít cái gọi là “sáng tác văn chương”, “hồi ký”, “công trình nghiên cứu”... đi ngược lại những giá trị đích thực của văn học, nghệ thuật; xuyên tạc, phủ nhận, bôi nhọ chế độ xã hội do Đảng ta lãnh đạo, bóp méo lịch sử cách mạng Việt Nam; tuyên truyền lối sống trụy lạc, phản văn hóa; tán phát những quan điểm chính trị, văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, sai trái. Thậm chí, còn sao chép những “tư liệu” do các cây bút chống Cộng công bố ở nước ngoài để bôi nhọ chế độ xã hội, các lãnh đạo tiền bối cách mạng và cả Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ phủ nhận tất cả các sáng tác văn học, nghệ thuật cách mạng, kể cả của mình trước đây. Rằng: đó là những sáng tác theo sự lãnh đạo của Đảng và tự cho mình là một “Thằng hèn”, rồi “tự than” không đủ quyết tâm như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên - những kẻ bội phản Tổ quốc đã chạy ra nước ngoài!
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó nguyên nhân chính là sự nhận thức lệch lạc cùng sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức của một vài cá nhân mang danh là nhà văn, nghệ sỹ, nhà nghiên cứu. Những “tác phẩm đen”, ẩn giấu những dụng ý chính trị xấu, những tham vọng cá nhân đi ngược lại đường lối văn hóa của Đảng và truyền thống văn hiến của dân tộc, núp bóng chiêu bài “sáng tạo”; “giải phóng”; tạo “làn gió mới”; “cách mạng”; “cách tân” trên văn đàn... thực chất là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng.
Nền văn học, nghệ thuật chân chính phải là nền văn học lấy mục tiêu cao nhất là phục vụ con người và xã hội. Nó không chỉ thể hiện nét đẹp đạo đức, văn hóa, phản ánh khát vọng vươn tới những giá trị cao đẹp của con người, mà còn tích cực cảnh báo những lề thói lạc hậu, cản trở sự tiến bộ của xã hội, phê phán, đấu tranh, bác bỏ những quan điểm sai trái.
Chúng ta không phủ nhận rằng, trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã phạm sai lầm, khuyết điểm. Những khiếm khuyết đó, luôn được Đảng nhận thức rõ, nghiêm khắc tự phê phán và có biện pháp khắc phục.
Gần đây, Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước” xác định: phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Để làm được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã và đang: tiếp tục đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa... Đồng thời, kiên quyết đấu tranh, loại trừ khỏi đời sống xã hội những thứ rác rưởi làm ô nhiễm đời sống văn hóa, tạo lực cản phát triển bền vững của con người và xã hội.
Trọng trách của văn học, nghệ thuật là tạo môi trường hình thành nhân cách cao đẹp và để làm được điều đó, rất cần sự thể hiện trách nhiệm của người nghệ sỹ đối với xã hội. Trân trọng những giá trị cách mạng, những thành quả của cả dân tộc trong công cuộc đấu tranh giành lấy độc lập tự do, thống nhất non sông trước đây cũng như thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới hiện nay, đồng thời phê phán những mặt tiêu cực của xã hội trên tinh thần xây dựng, giữ gìn các giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, chắt lọc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Làm tốt những điều đó, chính là góp phần đẩy lùi những biểu hiện suy thoái trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, làm cho văn hóa ngày càng khẳng định là nền tảng tinh thần của xã hội./.
SỰ THẬT
Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị, miêu tả một cách chân thực bối cảnh xã hội với những mặt sáng, tối; con người sống có trách nhiệm, luôn khát vọng vượt lên mọi khó khăn, gian khổ để khẳng định mình, chung sức xây dựng gia đình hạnh phúc, đất nước giàu mạnh. Đúng như Đảng ta đã khẳng định: đời sống văn học nghệ thuật luôn phát triển với dòng chủ lưu là yêu nước và nhân văn, phản ánh chân thật cuộc sống xã hội.
Tuy nhiên, cũng có không ít cái gọi là “sáng tác văn chương”, “hồi ký”, “công trình nghiên cứu”... đi ngược lại những giá trị đích thực của văn học, nghệ thuật; xuyên tạc, phủ nhận, bôi nhọ chế độ xã hội do Đảng ta lãnh đạo, bóp méo lịch sử cách mạng Việt Nam; tuyên truyền lối sống trụy lạc, phản văn hóa; tán phát những quan điểm chính trị, văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, sai trái. Thậm chí, còn sao chép những “tư liệu” do các cây bút chống Cộng công bố ở nước ngoài để bôi nhọ chế độ xã hội, các lãnh đạo tiền bối cách mạng và cả Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ phủ nhận tất cả các sáng tác văn học, nghệ thuật cách mạng, kể cả của mình trước đây. Rằng: đó là những sáng tác theo sự lãnh đạo của Đảng và tự cho mình là một “Thằng hèn”, rồi “tự than” không đủ quyết tâm như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên - những kẻ bội phản Tổ quốc đã chạy ra nước ngoài!
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó nguyên nhân chính là sự nhận thức lệch lạc cùng sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức của một vài cá nhân mang danh là nhà văn, nghệ sỹ, nhà nghiên cứu. Những “tác phẩm đen”, ẩn giấu những dụng ý chính trị xấu, những tham vọng cá nhân đi ngược lại đường lối văn hóa của Đảng và truyền thống văn hiến của dân tộc, núp bóng chiêu bài “sáng tạo”; “giải phóng”; tạo “làn gió mới”; “cách mạng”; “cách tân” trên văn đàn... thực chất là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng.
Nền văn học, nghệ thuật chân chính phải là nền văn học lấy mục tiêu cao nhất là phục vụ con người và xã hội. Nó không chỉ thể hiện nét đẹp đạo đức, văn hóa, phản ánh khát vọng vươn tới những giá trị cao đẹp của con người, mà còn tích cực cảnh báo những lề thói lạc hậu, cản trở sự tiến bộ của xã hội, phê phán, đấu tranh, bác bỏ những quan điểm sai trái.
Chúng ta không phủ nhận rằng, trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã phạm sai lầm, khuyết điểm. Những khiếm khuyết đó, luôn được Đảng nhận thức rõ, nghiêm khắc tự phê phán và có biện pháp khắc phục.
Gần đây, Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước” xác định: phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Để làm được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã và đang: tiếp tục đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa... Đồng thời, kiên quyết đấu tranh, loại trừ khỏi đời sống xã hội những thứ rác rưởi làm ô nhiễm đời sống văn hóa, tạo lực cản phát triển bền vững của con người và xã hội.
Trọng trách của văn học, nghệ thuật là tạo môi trường hình thành nhân cách cao đẹp và để làm được điều đó, rất cần sự thể hiện trách nhiệm của người nghệ sỹ đối với xã hội. Trân trọng những giá trị cách mạng, những thành quả của cả dân tộc trong công cuộc đấu tranh giành lấy độc lập tự do, thống nhất non sông trước đây cũng như thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới hiện nay, đồng thời phê phán những mặt tiêu cực của xã hội trên tinh thần xây dựng, giữ gìn các giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, chắt lọc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Làm tốt những điều đó, chính là góp phần đẩy lùi những biểu hiện suy thoái trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, làm cho văn hóa ngày càng khẳng định là nền tảng tinh thần của xã hội./.
SỰ THẬT