Thành tâm lắng nghe ý kiến của Nhân dân!
- Được đăng: Chủ nhật, 28 Tháng 2 2016 19:42
- Lượt xem: 3510
(TGAG)- Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Muốn cho dân chúng thành thật bày tỏ ý kiến, cán bộ phải thành tâm, phải chịu khó, phải khéo khơi gợi... Như vậy, vừa nâng cao trình độ dân chúng, mà cũng vừa nâng cao kinh nghiệm của mình. “Trong lúc thực hiện phê bình và tự phê bình, có thể cán bộ sợ bị trù và dân thì có lúc 10 câu chỉ đúng 2, nhưng ta cứ phải để dân phê bình, nếu không ta sẽ khóa cửa sự phê bình”
Rất nhiều lãnh tụ đã phạm sai lầm “xa dân” khi ở trên đỉnh cao quyền lực. Hồ Chí Minh là người trọn đời thủy chung son sắt với ân tình mãi mãi bền chặt trong lòng Nhân dân... U. Bớcsét (nhà báo Ôxtrâylia) khẳng định: “Nói tới một con người mà cả cuộc đời đã để lại ân tình sâu nặng cho nhân dân thì không có một ai khác ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Nguyên tắc tối cao của Người là mọi quyền lực, lợi ích đều thuộc về Nhân dân.
Người khẳng định: "Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng, vì cần cho quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc". Người nhấn mạnh: "Cách làm việc, cách tổ chức... của chúng ta đều phải lấy câu này làm khuôn phép: "Từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng".
Thương dân, trọng dân nhưng tuyệt đối không được mỵ dân. "Học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng", "không phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo". Đảng viên và cán bộ phải thấu triệt quan điểm: “phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu thực hiện vai trò tiên phong. Tiên phong trước tiên là tiên phong về tư tưởng: Mở đường-dẫn lối bằng lý tưởng cao đẹp, lợi ích chân chính, hành động cách mạng,... Người yêu cầu "đưa chính trị vào giữa dân gian", hòa mình với quần chúng để nghe được những điều quần chúng muốn nói, thấu hiểu quần chúng để thuyết phục, lãnh đạo được quần chúng...
Hồ Chí Minh luôn kết hợp hài hòa lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm. Người khuyên bảo cán bộ, đảng viên phải luôn xuất phát từ thực tiễn để vận dụng lý luận một cách phù hợp, sáng tạo; qua thực tế mà bổ sung, phát triển lý luận. Phải phòng chống bệnh giáo điều, chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường lý luận. Đồng chí Phạm Văn Đồng đánh giá: "Mọi lời nói, việc làm của Hồ Chí Minh đều thiết thực và cụ thể. Nói là làm, thường là làm nhiều hơn nói, có khi làm mà không cần nói, tư tưởng hiện ra trong hành động".
Bác phê phán một số cán bộ chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác …, nhưng một việc gì thiết thực cũng không làm được. Người yêu cầu "tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước"; phải hoan nghênh người khác phê bình mình, phải chống bệnh hữu danh, vô thực, bệnh hình thức. Về phía Đảng "... phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng".
Qua 30 năm đổi mới, chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên quá trình phát triển còn thiếu bền vững... Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh. Trên một số mặt, một số lĩnh vực, một bộ phận Nhân dân chưa được thụ hưởng đầy đủ, công bằng thành quả của công cuộc đổi mới. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, chế độ có mặt bị giảm sút. Nguyên nhân là do một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức chưa thật sự tôn trọng, lắng nghe ý kiến để giải quyết kịp thời, có hiệu quả những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Bài học rút ra là: Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm "dân là gốc", vì lợi ích của Nhân dân, dựa vào Nhân dân…
Các cấp uỷ đảng và chính quyền phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của Nhân dân. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân. Phải tăng cường quan hệ máu thịt của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc./.
Rất nhiều lãnh tụ đã phạm sai lầm “xa dân” khi ở trên đỉnh cao quyền lực. Hồ Chí Minh là người trọn đời thủy chung son sắt với ân tình mãi mãi bền chặt trong lòng Nhân dân... U. Bớcsét (nhà báo Ôxtrâylia) khẳng định: “Nói tới một con người mà cả cuộc đời đã để lại ân tình sâu nặng cho nhân dân thì không có một ai khác ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Nguyên tắc tối cao của Người là mọi quyền lực, lợi ích đều thuộc về Nhân dân.
Người khẳng định: "Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng, vì cần cho quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc". Người nhấn mạnh: "Cách làm việc, cách tổ chức... của chúng ta đều phải lấy câu này làm khuôn phép: "Từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng".
Thương dân, trọng dân nhưng tuyệt đối không được mỵ dân. "Học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng", "không phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo". Đảng viên và cán bộ phải thấu triệt quan điểm: “phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu thực hiện vai trò tiên phong. Tiên phong trước tiên là tiên phong về tư tưởng: Mở đường-dẫn lối bằng lý tưởng cao đẹp, lợi ích chân chính, hành động cách mạng,... Người yêu cầu "đưa chính trị vào giữa dân gian", hòa mình với quần chúng để nghe được những điều quần chúng muốn nói, thấu hiểu quần chúng để thuyết phục, lãnh đạo được quần chúng...
Hồ Chí Minh luôn kết hợp hài hòa lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm. Người khuyên bảo cán bộ, đảng viên phải luôn xuất phát từ thực tiễn để vận dụng lý luận một cách phù hợp, sáng tạo; qua thực tế mà bổ sung, phát triển lý luận. Phải phòng chống bệnh giáo điều, chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường lý luận. Đồng chí Phạm Văn Đồng đánh giá: "Mọi lời nói, việc làm của Hồ Chí Minh đều thiết thực và cụ thể. Nói là làm, thường là làm nhiều hơn nói, có khi làm mà không cần nói, tư tưởng hiện ra trong hành động".
Bác phê phán một số cán bộ chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác …, nhưng một việc gì thiết thực cũng không làm được. Người yêu cầu "tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước"; phải hoan nghênh người khác phê bình mình, phải chống bệnh hữu danh, vô thực, bệnh hình thức. Về phía Đảng "... phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng".
Qua 30 năm đổi mới, chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên quá trình phát triển còn thiếu bền vững... Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh. Trên một số mặt, một số lĩnh vực, một bộ phận Nhân dân chưa được thụ hưởng đầy đủ, công bằng thành quả của công cuộc đổi mới. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, chế độ có mặt bị giảm sút. Nguyên nhân là do một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức chưa thật sự tôn trọng, lắng nghe ý kiến để giải quyết kịp thời, có hiệu quả những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Bài học rút ra là: Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm "dân là gốc", vì lợi ích của Nhân dân, dựa vào Nhân dân…
Các cấp uỷ đảng và chính quyền phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của Nhân dân. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân. Phải tăng cường quan hệ máu thịt của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc./.
SỰ THẬT