Phải biết chừng mực!
- Được đăng: Thứ sáu, 30 Tháng 7 2021 16:17
- Lượt xem: 3270
(TUAG)- Nhân khi nói về một câu chuyện lịch sử rất nổi tiếng, Bác Hồ nhận xét: “Xưa nay đã nhiều người vì không "tri túc" (chừng mực) mà thất bại. Vậy mà người sau vẫn không biết nhớ những kinh nghiệm đời xưa”.
“Tri túc” là “biết đủ”, ở đây, Bác giải thích là “chừng mực”. Tri túc hay chừng mực là truyền thống cư xử “một vừa, hai phải”, tránh “quá đáng”, “thái quá” mà ông cha ta thường khuyên dạy về cách ứng xử “có lý, có tình”…
Ngay từ khi chuẩn bị thành lập Đảng ta, chuẩn bị cho “đại sự nghiệp” giải phóng dân tộc, giải phóng Nhân dân… Tại các lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên đó, bài học đầu tiên mà Bác trực tiếp giảng dạy là bài học về đạo đức. Cụ thể là về “tư cách một người cách mạng”. Người khuyên dạy rằng để làm cán bộ cách mạng trước nhất phải hiểu đúng và thực hành tốt yêu cầu “cần, kiệm”; muốn vậy phải biết “hy sinh”, phải “ít lòng tham muốn về vật chất”…
Vì sao lại giáo dục về đạo đức trước tiên trong huấn luyện chính trị cho cán bộ. Bác khẳng định: “… chính trị là đức”, và “đức là gốc”, “là nền tảng”... Người diễn giải rất dễ hiểu: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
Trong những năm vừa qua không ít cán bộ - đau xót nhất là có cả một số cán bộ cao cấp - vì không biết “chừng mực”, vì ham muốn vô độ… đã phạm phải nhiều khuyết điểm sai lầm. Thậm chí có người còn vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng! Đại hội XIII đã tổng kết: “Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vẫn còn tình trạng nói không đi đôi với làm; không tuân thủ nguyên tắc của Đảng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cá nhân chủ nghĩa, cơ hội, thực dụng, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ, chưa nêu cao ý thức và trách nhiệm trước Nhân dân. Thực hiện quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên chưa trở thành nền nếp, hiệu quả chưa cao. Một số cán bộ vi phạm đến mức phải kỷ luật, xử lý hình sự, trong đó có cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Việc đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống chưa mạnh mẽ. Tự phê bình và phê bình ở không ít nơi còn hình thức; tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi; một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ được giao. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên còn thụ động, hiệu quả thấp”.
Vấn đề đặt ra là làm sao thoát khỏi nghịch cảnh đó. Bác chỉ dạy: Điều chủ chốt nhất là phải luôn “đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình…, gương mẫu trong mọi việc”. Mỗi đảng viên và cán bộ phải hiểu sâu sắc rằng: “Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhân dân”. “Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác”.
Nhưng đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là: “giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Cần hiểu đúng: “Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu”.
Trong thời gian tới đây, một trong những trọng tâm đặt ra là phải: Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức, tích cực đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát huy thật tốt trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu.
Mỗi đảng viên và cán bộ, trước nhất là người đứng đầu phải “tri túc”, phải hết sức “chừng mực”. Phải ít lòng tham muốn…
“Tri túc” là “biết đủ”, ở đây, Bác giải thích là “chừng mực”. Tri túc hay chừng mực là truyền thống cư xử “một vừa, hai phải”, tránh “quá đáng”, “thái quá” mà ông cha ta thường khuyên dạy về cách ứng xử “có lý, có tình”…
Ngay từ khi chuẩn bị thành lập Đảng ta, chuẩn bị cho “đại sự nghiệp” giải phóng dân tộc, giải phóng Nhân dân… Tại các lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên đó, bài học đầu tiên mà Bác trực tiếp giảng dạy là bài học về đạo đức. Cụ thể là về “tư cách một người cách mạng”. Người khuyên dạy rằng để làm cán bộ cách mạng trước nhất phải hiểu đúng và thực hành tốt yêu cầu “cần, kiệm”; muốn vậy phải biết “hy sinh”, phải “ít lòng tham muốn về vật chất”…
Vì sao lại giáo dục về đạo đức trước tiên trong huấn luyện chính trị cho cán bộ. Bác khẳng định: “… chính trị là đức”, và “đức là gốc”, “là nền tảng”... Người diễn giải rất dễ hiểu: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
Trong những năm vừa qua không ít cán bộ - đau xót nhất là có cả một số cán bộ cao cấp - vì không biết “chừng mực”, vì ham muốn vô độ… đã phạm phải nhiều khuyết điểm sai lầm. Thậm chí có người còn vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng! Đại hội XIII đã tổng kết: “Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vẫn còn tình trạng nói không đi đôi với làm; không tuân thủ nguyên tắc của Đảng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cá nhân chủ nghĩa, cơ hội, thực dụng, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ, chưa nêu cao ý thức và trách nhiệm trước Nhân dân. Thực hiện quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên chưa trở thành nền nếp, hiệu quả chưa cao. Một số cán bộ vi phạm đến mức phải kỷ luật, xử lý hình sự, trong đó có cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Việc đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống chưa mạnh mẽ. Tự phê bình và phê bình ở không ít nơi còn hình thức; tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi; một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ được giao. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên còn thụ động, hiệu quả thấp”.
Vấn đề đặt ra là làm sao thoát khỏi nghịch cảnh đó. Bác chỉ dạy: Điều chủ chốt nhất là phải luôn “đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình…, gương mẫu trong mọi việc”. Mỗi đảng viên và cán bộ phải hiểu sâu sắc rằng: “Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhân dân”. “Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác”.
Nhưng đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là: “giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Cần hiểu đúng: “Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu”.
Trong thời gian tới đây, một trong những trọng tâm đặt ra là phải: Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức, tích cực đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát huy thật tốt trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu.
Mỗi đảng viên và cán bộ, trước nhất là người đứng đầu phải “tri túc”, phải hết sức “chừng mực”. Phải ít lòng tham muốn…
Sự thật