Chữ "quan liêu" viết như thế nào?
- Được đăng: Thứ tư, 03 Tháng 6 2015 07:50
- Lượt xem: 10621
(TGAG)- Lúc sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta rất quan tâm đến công tác giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ. Năm 1952, trong một lần đến thăm lớp “chỉnh huấn” chính trị cán bộ trung, cao cấp, anh em quây quần xung quanh Bác, nghe Bác kể chuyện và dặn dò.
Cuối buổi, Bác cầm một cái que và nói:
- Các chú học đã giỏi, bây giờ Bác đố chữ này, xem các chú có biết không nhé!
Anh em hưởng ứng: “Vâng ạ!” “Vâng ạ!”. Người nào biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc thì “nhẩm” lại kiến thức của mình, người không biết tiếng nước ngoài thì lại băn khoăn: có chữ gì khó mà lại không đọc được nhỉ?
Bác vẽ một vạch ngang trên mặt đất rồi hỏi:
- Chữ gì nào?
Tưởng chữ “phạn”, chữ “cổ đại” nào chứ chữ này ai mà không biết. Cả lớp hò lên:
- Thưa Bác, chữ “nhất” ạ!
Bác khen:
- Giỏi đấy!
Rồi Bác lại gạch một gạch nữa dưới chữ nhất. Chưa kịp hỏi, anh em đã ồn lên:
- Chữ “nhị” ạ!
Bác động viên:
- Giỏi lắm!
Người lại gạch thêm một gạch nữa dưới hai gạch cũ.
- Chữ “tam” ạ...
Bác cười:
- Khá lắm!
Rồi Người vạch thêm một vạch nữa dưới chữ “tam”.
- Chữ gì nào?
“Các vị” đớ người ra nhìn vào vạch đầu tiên thì vừa phải, vạch thứ hai dài hơn đã có hơi lệch một chút, vạch thứ ba dài hơn tí nữa cũng không được “song song” cho lắm, vạch thứ tư dài nhất, có vẻ đã “cong” lắm rồi... Tiếng Pháp thì không phải. Tiếng Hán chữ “tứ” viết khác cơ!
Bác giục:
- Thế nào? Các nhà “mác - xít”?
Bác lại cầm que vạch một vạch, rồi hai vạch dọc từ trên xuống dưới, ban đầu thì thẳng đứng, xuống đến vạch ngang thứ hai thì đã “queo”, vạch ba thì “quẹo”, vạch bốn như một con giun, loằng ngoằng như cái đuôi chuột nhắt...
Bác đứng dậy:
- Chịu hết à? Có thế mà không đoán ra... Các chú biết cả đấy...
Để que xuống đất, Bác nói:
- Chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng đúng đắn... Đến tỉnh đã hơi cong, đến huyện đã “tả hữu”, đến xã đã sai lệch. Vì sao? Vì cán bộ không làm đúng, không nắm chắc chủ trương đường lối, không gần gũi dân, không chịu làm “đầy tớ nhân dân” mà chỉ muốn làm “quan cách mạng”. Cho nên chữ ấy là chữ “quan liêu”. Các chú không học nhưng biết và vẫn làm. Còn cái các chú học, thì các chú lại ít làm...
Học viên cả lớp đứng im, không dám nhìn vào Bác.
Mẩu chuyện rất giản dị, gần gũi, chân tình, Bác đã làm mọi người phải thắc mắc và suy nghĩ nhưng khi nhận ra được vấn đề thì mọi người lại được hiểu một cách sâu sắc về nó và tự suy ngẫm trong bản thân mình.
Qua mẩu chuyện, Bác đã thẳng thắn phê phán bệnh quan liêu của những cán bộ, những người có chức có quyền, những cán bộ “không làm đúng, không nắm chắc chủ trương đường lối, không gần gũi dân, không chịu làm “đầy tớ nhân dân” mà chỉ muốn làm “quan cách mạng”. Quan liêu cửa quyền là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những căn bệnh khác như tham ô, lãng phí... Đây là một căn bệnh mà rất nhiều cán bộ thường hay mắc phải và rất khó điều trị nhưng không phải là không trị được.
Câu chuyện là bài học quý giá cho tất cả chúng ta, bất cứ ở cương vị nào cũng không nên cậy chức cậy quyền, hách dịch, nhũng nhiễu nhân dân. Bệnh quan liêu bao giờ cũng đưa đến một kết quả là hỏng công việc. Do vậy việc chống quan liêu là rất cần thiết và phải làm thường xuyên nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ, ý thức bảo vệ của công, đồng thời giúp cán bộ công chức, đảng viên giữ gìn phẩm chất cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân và Tổ quốc.
Mỗi chúng ta phải luôn tự đấu tranh để ngăn chặn căn bệnh quan liêu bằng cách phải tự đặt lợi ích nhân dân lên trên hết, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ, có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, hoan nghênh khi được nhân dân phê bình, góp ý; phải sẵn sàng học hỏi nhân dân, tự mình phải gương mẫu cần, kiệm, liêm, chính để nhân dân noi theo.
Cần phải tự rèn luyện bản thân; thường xuyên học tập, nghiên cứu các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết; có phương pháp làm việc khoa học. Khiêm tốn, thật thà, có thái độ đúng mực trong công việc; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; không quan liêu, hách dịch, cửa quyền; phải gần dân, nghe dân và sát dân, tôn trọng nhân dân; biết cầu thị, lắng nghe những đóng góp của nhân dân...
______________________
* Câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Toàn
Cuối buổi, Bác cầm một cái que và nói:
- Các chú học đã giỏi, bây giờ Bác đố chữ này, xem các chú có biết không nhé!
Anh em hưởng ứng: “Vâng ạ!” “Vâng ạ!”. Người nào biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc thì “nhẩm” lại kiến thức của mình, người không biết tiếng nước ngoài thì lại băn khoăn: có chữ gì khó mà lại không đọc được nhỉ?
Bác vẽ một vạch ngang trên mặt đất rồi hỏi:
- Chữ gì nào?
Tưởng chữ “phạn”, chữ “cổ đại” nào chứ chữ này ai mà không biết. Cả lớp hò lên:
- Thưa Bác, chữ “nhất” ạ!
Bác khen:
- Giỏi đấy!
Rồi Bác lại gạch một gạch nữa dưới chữ nhất. Chưa kịp hỏi, anh em đã ồn lên:
- Chữ “nhị” ạ!
Bác động viên:
- Giỏi lắm!
Người lại gạch thêm một gạch nữa dưới hai gạch cũ.
- Chữ “tam” ạ...
Bác cười:
- Khá lắm!
Rồi Người vạch thêm một vạch nữa dưới chữ “tam”.
- Chữ gì nào?
“Các vị” đớ người ra nhìn vào vạch đầu tiên thì vừa phải, vạch thứ hai dài hơn đã có hơi lệch một chút, vạch thứ ba dài hơn tí nữa cũng không được “song song” cho lắm, vạch thứ tư dài nhất, có vẻ đã “cong” lắm rồi... Tiếng Pháp thì không phải. Tiếng Hán chữ “tứ” viết khác cơ!
Bác giục:
- Thế nào? Các nhà “mác - xít”?
Bác lại cầm que vạch một vạch, rồi hai vạch dọc từ trên xuống dưới, ban đầu thì thẳng đứng, xuống đến vạch ngang thứ hai thì đã “queo”, vạch ba thì “quẹo”, vạch bốn như một con giun, loằng ngoằng như cái đuôi chuột nhắt...
Bác đứng dậy:
- Chịu hết à? Có thế mà không đoán ra... Các chú biết cả đấy...
Để que xuống đất, Bác nói:
- Chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng đúng đắn... Đến tỉnh đã hơi cong, đến huyện đã “tả hữu”, đến xã đã sai lệch. Vì sao? Vì cán bộ không làm đúng, không nắm chắc chủ trương đường lối, không gần gũi dân, không chịu làm “đầy tớ nhân dân” mà chỉ muốn làm “quan cách mạng”. Cho nên chữ ấy là chữ “quan liêu”. Các chú không học nhưng biết và vẫn làm. Còn cái các chú học, thì các chú lại ít làm...
Học viên cả lớp đứng im, không dám nhìn vào Bác.
Mẩu chuyện rất giản dị, gần gũi, chân tình, Bác đã làm mọi người phải thắc mắc và suy nghĩ nhưng khi nhận ra được vấn đề thì mọi người lại được hiểu một cách sâu sắc về nó và tự suy ngẫm trong bản thân mình.
Qua mẩu chuyện, Bác đã thẳng thắn phê phán bệnh quan liêu của những cán bộ, những người có chức có quyền, những cán bộ “không làm đúng, không nắm chắc chủ trương đường lối, không gần gũi dân, không chịu làm “đầy tớ nhân dân” mà chỉ muốn làm “quan cách mạng”. Quan liêu cửa quyền là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những căn bệnh khác như tham ô, lãng phí... Đây là một căn bệnh mà rất nhiều cán bộ thường hay mắc phải và rất khó điều trị nhưng không phải là không trị được.
Câu chuyện là bài học quý giá cho tất cả chúng ta, bất cứ ở cương vị nào cũng không nên cậy chức cậy quyền, hách dịch, nhũng nhiễu nhân dân. Bệnh quan liêu bao giờ cũng đưa đến một kết quả là hỏng công việc. Do vậy việc chống quan liêu là rất cần thiết và phải làm thường xuyên nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ, ý thức bảo vệ của công, đồng thời giúp cán bộ công chức, đảng viên giữ gìn phẩm chất cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân và Tổ quốc.
Mỗi chúng ta phải luôn tự đấu tranh để ngăn chặn căn bệnh quan liêu bằng cách phải tự đặt lợi ích nhân dân lên trên hết, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ, có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, hoan nghênh khi được nhân dân phê bình, góp ý; phải sẵn sàng học hỏi nhân dân, tự mình phải gương mẫu cần, kiệm, liêm, chính để nhân dân noi theo.
Cần phải tự rèn luyện bản thân; thường xuyên học tập, nghiên cứu các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết; có phương pháp làm việc khoa học. Khiêm tốn, thật thà, có thái độ đúng mực trong công việc; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; không quan liêu, hách dịch, cửa quyền; phải gần dân, nghe dân và sát dân, tôn trọng nhân dân; biết cầu thị, lắng nghe những đóng góp của nhân dân...
______________________
* Câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Toàn