Bác sống như trời đất của ta!
- Được đăng: Thứ hai, 17 Tháng 5 2021 09:47
- Lượt xem: 1324
(TUAG)- Năm 1923, khi trả lời phỏng vấn của nhà báo, Bác nói: “Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho An Nam... Thanh niên trong những gia đình ấy thường học Khổng giáo,… Khổng giáo không phải là tôn giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử”. Người từng đánh giá Mạnh Tử là “một lý luận gia cách mạng của thế hệ ông” với tư tưởng “Dân vi quý, quân vi khinh” (trọng dân hơn vua). Người rất đề cao tư tưởng “Nhân-Nghĩa” của Nguyễn Trãi…
Kế thừa người xưa, vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng, Bác đưa ra quan điểm: “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, Người tuyên bố: “Tôi tuyệt nhiên không ham công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi”.
Cả thế giới đều biết, Người luôn sống đúng như những điều mình nói:
Người luôn ung dung, tự tại, giữa chốn ngục tù, Bác viết:
Giữa rừng núi hoang vắng, buổi đầu dựng Đảng, tức cảnh sinh tình, Người viết:
Quan trọng hơn, lúc đã cầm quyền với địa vị tối cao, một nhà báo nước ngoài kể lại rằng, khi tôi hỏi Người: “Văn phòng của Chủ tịch đâu?”. Câu trả lời của Người làm cho tôi kinh ngạc: “Lúc nào trời tối thì ở ngoài hiên, khi trời mưa thì ở trong buồng ngủ”. Và ông ta có một tổng kết nhiều người biết: “Nói tới một con người mà cả cuộc đời đã để lại ân tình sâu nặng cho Nhân dân thì không có một ai khác ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Ngay từ những ngày đầu đất nước mới giành được độc lập, trong cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Người nhấn mạnh, chúng ta phải thực hiện ngay 4 điều: Làm cho dân có ăn; làm cho dân có mặc; làm cho dân có chỗ ở; làm cho dân có học hành. Bởi, theo Người, dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc ấm. Bác đã định nghĩa: “…Chủ nghĩa xã hội không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân”. Và để làm được điều đó, trước hết phải xây dựng cho được nhà nước thật sự là nhà nước của Nhân dân. Chính phủ phải thật sự là công bộc của Nhân dân. Bác chỉ dạy: “Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của Nhân dân. Nếu dân đói, Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Ðảng và Chính phủ có lỗi”. “Nếu nước nhà độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”…
Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô Ni-ka-lai Phê-đê-ren-cô, kể lại chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Ðoàn Xô-viết tối cao Liên Xô Vô-rô-si-lôp vào năm 1957. Trong đó, Viện sĩ đặc biệt nói đến cuộc thăm "xã giao" của Vô-rô-si-lôp tại nhà riêng của Bác Hồ ngay trong khuôn viên Phủ Chủ tịch (căn nhà trước đây người thợ điện trong Phủ Toàn quyền ở). Khi rời khỏi nhà, Vô-rô-si-lôp nói: “Tôi không thể tưởng tượng được rằng một vị Chủ tịch nước, một nhà lãnh đạo nổi tiếng lại chỉ ở một cái nhà xoàng xĩnh như vậy… Nếu thật quả như vậy thì chúng ta phải suy nghĩ về những lâu đài, biệt thự của chúng ta tại Mát-xcơ-va… Tôi đã từng qua nhiều thành phố lớn trên trái đất. Thành phố Mê-hi-cô, Tô-ki-ô, Niu-oóc, Thượng Hải. Nhưng cuộc đi thăm ngôi nhà nhỏ của Hồ Chí Minh có lẽ là một kỷ niệm đã khắc sâu trong tâm trí tôi nhiều hơn tất cả”.
Nhà báo, nhà văn Mỹ Ðây-vít Hăm-bớc-xtơnđã viết: "...Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này - hơi giống Găng-đi, hơi giống Lê-nin, hoàn toàn Việt Nam. Có lẽ hơn bất cứ một người nào khác của thế kỷ này, đối với dân tộc của ông và đối với cả thế giới, ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng đối với hầu hết nông dân Việt Nam, ông là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng, đấu tranh, hy sinh và thắng lợi của họ. Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị, luôn mặc quần áo đơn giản nhất - cách ăn mặc của ông không khác mấy người nông dân nghèo nhất - một phong cách mà phương Tây đã chế giễu ông trong nhiều năm, cười ông thiếu nghi thức quyền lực, không có đồng phục, không theo thời trang. Cho đến một ngày họ mới tỉnh ngộ và nhận thấy chính cái giản dị ấy, cái sùng bái sự giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào Nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông”.
Non sông đất nước ta đã sinh ra Bác và chính Người đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta!
Kế thừa người xưa, vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng, Bác đưa ra quan điểm: “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, Người tuyên bố: “Tôi tuyệt nhiên không ham công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi”.
Cả thế giới đều biết, Người luôn sống đúng như những điều mình nói:
“Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già”;
Người luôn ung dung, tự tại, giữa chốn ngục tù, Bác viết:
“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Giữa rừng núi hoang vắng, buổi đầu dựng Đảng, tức cảnh sinh tình, Người viết:
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang!”…
Quan trọng hơn, lúc đã cầm quyền với địa vị tối cao, một nhà báo nước ngoài kể lại rằng, khi tôi hỏi Người: “Văn phòng của Chủ tịch đâu?”. Câu trả lời của Người làm cho tôi kinh ngạc: “Lúc nào trời tối thì ở ngoài hiên, khi trời mưa thì ở trong buồng ngủ”. Và ông ta có một tổng kết nhiều người biết: “Nói tới một con người mà cả cuộc đời đã để lại ân tình sâu nặng cho Nhân dân thì không có một ai khác ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Ngay từ những ngày đầu đất nước mới giành được độc lập, trong cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Người nhấn mạnh, chúng ta phải thực hiện ngay 4 điều: Làm cho dân có ăn; làm cho dân có mặc; làm cho dân có chỗ ở; làm cho dân có học hành. Bởi, theo Người, dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc ấm. Bác đã định nghĩa: “…Chủ nghĩa xã hội không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân”. Và để làm được điều đó, trước hết phải xây dựng cho được nhà nước thật sự là nhà nước của Nhân dân. Chính phủ phải thật sự là công bộc của Nhân dân. Bác chỉ dạy: “Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của Nhân dân. Nếu dân đói, Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Ðảng và Chính phủ có lỗi”. “Nếu nước nhà độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”…
Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô Ni-ka-lai Phê-đê-ren-cô, kể lại chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Ðoàn Xô-viết tối cao Liên Xô Vô-rô-si-lôp vào năm 1957. Trong đó, Viện sĩ đặc biệt nói đến cuộc thăm "xã giao" của Vô-rô-si-lôp tại nhà riêng của Bác Hồ ngay trong khuôn viên Phủ Chủ tịch (căn nhà trước đây người thợ điện trong Phủ Toàn quyền ở). Khi rời khỏi nhà, Vô-rô-si-lôp nói: “Tôi không thể tưởng tượng được rằng một vị Chủ tịch nước, một nhà lãnh đạo nổi tiếng lại chỉ ở một cái nhà xoàng xĩnh như vậy… Nếu thật quả như vậy thì chúng ta phải suy nghĩ về những lâu đài, biệt thự của chúng ta tại Mát-xcơ-va… Tôi đã từng qua nhiều thành phố lớn trên trái đất. Thành phố Mê-hi-cô, Tô-ki-ô, Niu-oóc, Thượng Hải. Nhưng cuộc đi thăm ngôi nhà nhỏ của Hồ Chí Minh có lẽ là một kỷ niệm đã khắc sâu trong tâm trí tôi nhiều hơn tất cả”.
Nhà báo, nhà văn Mỹ Ðây-vít Hăm-bớc-xtơnđã viết: "...Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này - hơi giống Găng-đi, hơi giống Lê-nin, hoàn toàn Việt Nam. Có lẽ hơn bất cứ một người nào khác của thế kỷ này, đối với dân tộc của ông và đối với cả thế giới, ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng đối với hầu hết nông dân Việt Nam, ông là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng, đấu tranh, hy sinh và thắng lợi của họ. Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị, luôn mặc quần áo đơn giản nhất - cách ăn mặc của ông không khác mấy người nông dân nghèo nhất - một phong cách mà phương Tây đã chế giễu ông trong nhiều năm, cười ông thiếu nghi thức quyền lực, không có đồng phục, không theo thời trang. Cho đến một ngày họ mới tỉnh ngộ và nhận thấy chính cái giản dị ấy, cái sùng bái sự giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào Nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông”.
Non sông đất nước ta đã sinh ra Bác và chính Người đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta!
Trung thành