Truy cập hiện tại

Đang có 66 khách và không thành viên đang online

Phú Tân: Chuyện những nông dân mê làm giàu từ nông nghiệp sạch

(TUAG)- Phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu. Nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao không chỉ đem lại những sản phẩm tốt cho sức khỏe con người, thân thiện với môi trường mà còn đem lại thu nhập tốt cho người nông dân. Chính vì vậy, mà thời gian qua, nhiều bà con nông dân trên địa bàn huyện Phú Tân đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để khởi nghiệp làm nông nghiệp sạch.
 

Đến với xã Tân Trung, huyện Phú Tân ngày hôm nay, không khó để nhận ra nét nông thôn mới rất rõ. Từ sự thay da đổi thịt trên mọi mặt, xã Tân Trung đã chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới bền vững. Để có một sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng, ông Nguyễn Văn Bo, xã Tân Trung, đã mạnh dạng đầu tư hệ thống nhà màng ứng dụng công nghệ cao với diện tích là 4.500m2 gồm 01 nhà trồng cà chua bi và 01 nhà ươm cây giống, tổng kinh phí đầu tư khoảng 650 triệu đồng và được nhà nước hỗ trợ 200 triệu đồng; ưu điểm của mô hình này là tiện lợi, tiết kiệm nước tưới, đảm bảo an toàn. Ông Nguyễn Văn Bo cho biết: “Mục đích của tôi thực hiện mô hình này là thứ nhất đem đến sản phẩm sạch, thứ hai đảm bảo sức khỏe cho mọi người, thứ ba là khi công nhân làm việc ở đây cũng được đảm bảo. Khi thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ cao này sẽ giảm bớt nhân công, phải tuân theo thị trường, theo xã hội là phải có một nông sản sạch, thời buổi công nghệ 4.0 nên từ chỗ đó tôi quyết tâm thực hiện, để mang ra thị trường nhiều nông sản sạch, an toàn bà con…”.
 

Với niềm đam mê làm nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và muốn đem đến sản phẩm sạch cung cấp ra thị trường, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Chị Nguyễn Thị Huyền Trinh Chị, ấp Bình Đông 2, xã Bình Thạnh Đông thực hiện mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao từ khoảng 07 năm nay, bình quân mỗi vụ chị Trinh Chị thu về lợi nhuận từ 30- 50 triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Huyền Trinh Chị tâm sự: “Mô hình này đem lại sản phẩm sạch cung cấp ra thị trường, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Đó là điều tâm đắc nhất của tôi. Bên cạnh đó còn góp phần tạo thu nhập ổn định, phát triển kinh tế, đồng thời tạo thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở địa phương. Tôi thấy mô hình mang này nhiều ý nghĩa nên thời gian qua luôn quyết tâm thực hiện. Thời gian tới ngoài việc trồng dưa lưới, tôi nghiên cứu thêm một số loại cây trồng khác có thể ứng dụng trồng trong nhà màng để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì hiện nay chúng ta phải làm theo nha cầu thị trường, phải có những hướng đi khác mới có thể phát triển. Tôi đã nghiên cứu để trồng cà chua bi và một số loại cây có giá trị kinh tế cao...”.

Ông Nguyễn Văn Bo, xã Tân Trung, huyện Phú Tân cho biết: “Tôi cũng mong mọi người chúng ta cùng chung tay làm những mô hình như thế này để ngày càng có nhiều sản phẩm sạch đưa ra thị trường. Tôi cũng mong các cấp Chính quyền, Chi cục Trồng trọt tiếp tục hỗ trợ vốn, cũng như kỹ thuật chăm sóc cây trồng, xử lý nguồn nước…”.

Đến nay, toàn huyện có 26 nhà trồng nấm với diện tích là 2.609m2, 14 nhà màng với diện tích 13.500m2; 01 mô hình trồng rau trong nhà lưới với diện tích 1.000m2. Trong thời gian tới, huyện Phú Tân sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình trồng rau màu theo hướng công nghệ cao, trồng nấm trong nhà, hình thành chuỗi giá trị; duy trì và phát triển các mô hình sản xuất phục vụ nông thôn mới, qua đó góp phần làm giàu cho bản thân người nông dân, mà còn giải quyết việc làm, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, đảm bảo sức khỏe cho mọi người khi sử dụng.

Cao Thắng
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
41248669