Chủ tịch Tôn Đức Thắng biểu tượng của đại đoàn kết, người cộng sản mẫu mực
- Được đăng: Thứ hai, 21 Tháng 8 2017 08:32
- Lượt xem: 4210
(TGAG)- Chủ tịch Tôn Đức Thắng - biểu tượng của đại đoàn kết giữa giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc nước ta, người chiến sĩ trung kiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là người cộng sản mẫu mực, người bạn chiến đấu gần gũi, thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo kính mến của chúng ta. Mặc dù Bác Tôn đã ra đi nhưng sự nghiệp và tấm gương đạo đức cách mạng của Người mãi mãi soi đường cho thế hệ hôm nay học tập và noi theo.
Tôn Đức Thắng là một trong những người thuộc lớp chiến sĩ đầu tiên của phong trào công nhân và phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta, là một trong những công nhân Việt Nam đầu tiên hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, Bác Tôn đã tham gia cuộc nổi dậy của Hải quân Pháp ở biển Đen kéo lá cờ đỏ ủng hộ nước Nga Xô viết - Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Sau khi ra khỏi hải quân, Bác làm thợ máy cho hãng xe hơi Rơnô, gia nhập Tổng công hội Pháp, tích cực hoạt động trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước của kiều bào ta tại Pháp. Năm 1920, trở về Sài Gòn, Tôn Đức Thắng đã xây dựng những cơ sở công hội bí mật. Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin qua các sách báo của Nguyễn Ái Quốc và các tài liệu từ Pháp gửi về, tổ chức công hội đỏ đã lãnh đạo phong trào bãi công sôi nổi của thủy thủ và công nhân Nam Bộ, tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của công nhân hãng Ba Son tháng 8/1925. Năm 1926, tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và chỉ một năm sau (1927), đồng chí được cử vào Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ. Cuối năm 1929, đồng chí bị bọn đế quốc bắt phạt án 20 năm khổ sai tại khám lớn Sài Gòn và địa ngục trần gian Côn Đảo. Trong ngục tù đế quốc, Người luôn nêu cao ý chí kiên cường và giữ vững niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình ảnh hiên ngang, bất khuất của người tù khổ sai Tôn Đức Thắng trong Hầm xay lúa tại Nhà tù Côn Đảo mãi mãi là biểu tượng sáng ngời về khí tiết của người cộng sản trước quân thù. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí cùng các chiến sĩ cách mạng trở về đất liền tiếp tục hoạt động góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc Việt Nam.
Bất kỳ ở cương vị nào, dù là thủy thủ trên tàu, công nhân trong xưởng máy, lãnh đạo Công hội đỏ hay Chủ tịch Mặt trận dân tộc thống nhất, ngay cả khi Bác Hồ qua đời, được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1969), Chủ tịch Tôn Đức Thắng luôn hiến dâng cả đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc; luôn phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; góp phần tích cực vào việc thực hiện tình đoàn kết gắn bó giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước; luôn vun đắp cho sự phát triển tình hữu nghị anh em giữa các dân tộc trên thế giới với tinh thần cách mạng bất khuất, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn giản dị.
Chính từ những cống hiến không mệt mỏi của Người đối với phong trào cách mạng thế giới, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã được bầu là Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Ủy viên Hội đồng hòa bình thế giới và được trao tặng Giải thưởng Lê-nin “Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc”, cùng nhiều huân chương cao quý nhất của các nước anh em.
Cả cuộc đời mình, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã nêu một tấm gương ngời sáng về phẩm chất cao đẹp của người cộng sản, luôn phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và công cuộc bảo vệ hòa bình trên thế giới. Nhân dịp Bác Tôn được trao tặng Huân chương sao vàng, ngày 20/8/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Đồng chí Tôn Đức Thắng là một người con rất ưu tú của Tổ quốc... Là một gương mẫu đạo đức cách mạng: suốt đời cần kiệm liêm chính; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.
Trong Điếu văn đọc trong Lễ truy điệu Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Đảng, Nhà nước ta đã khẳng định: “Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí là một tấm gương sáng về lòng trung thành, tận tụy, về tinh thần anh dũng, bất khuất, về đức tính khiêm tốn giản dị. Toàn thể đồng chí và đồng bào chúng ta rất tự hào về sự nghiệp và đạo đức cách mạng của đồng chí. Chúng ta quyết mãi mãi noi gương cao cả của đồng chí để khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ cách mạng... Đồng chí là người tiêu biểu nhất cho chính sách đại đoàn kết của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thiết nghĩ, mỗi cán bộ, đảng viên cần tích cực nghiên cứu, học tập, rèn luyện và noi theo tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng để xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tôn Đức Thắng là một trong những người thuộc lớp chiến sĩ đầu tiên của phong trào công nhân và phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta, là một trong những công nhân Việt Nam đầu tiên hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, Bác Tôn đã tham gia cuộc nổi dậy của Hải quân Pháp ở biển Đen kéo lá cờ đỏ ủng hộ nước Nga Xô viết - Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Sau khi ra khỏi hải quân, Bác làm thợ máy cho hãng xe hơi Rơnô, gia nhập Tổng công hội Pháp, tích cực hoạt động trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước của kiều bào ta tại Pháp. Năm 1920, trở về Sài Gòn, Tôn Đức Thắng đã xây dựng những cơ sở công hội bí mật. Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin qua các sách báo của Nguyễn Ái Quốc và các tài liệu từ Pháp gửi về, tổ chức công hội đỏ đã lãnh đạo phong trào bãi công sôi nổi của thủy thủ và công nhân Nam Bộ, tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của công nhân hãng Ba Son tháng 8/1925. Năm 1926, tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và chỉ một năm sau (1927), đồng chí được cử vào Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ. Cuối năm 1929, đồng chí bị bọn đế quốc bắt phạt án 20 năm khổ sai tại khám lớn Sài Gòn và địa ngục trần gian Côn Đảo. Trong ngục tù đế quốc, Người luôn nêu cao ý chí kiên cường và giữ vững niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình ảnh hiên ngang, bất khuất của người tù khổ sai Tôn Đức Thắng trong Hầm xay lúa tại Nhà tù Côn Đảo mãi mãi là biểu tượng sáng ngời về khí tiết của người cộng sản trước quân thù. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí cùng các chiến sĩ cách mạng trở về đất liền tiếp tục hoạt động góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc Việt Nam.
Bất kỳ ở cương vị nào, dù là thủy thủ trên tàu, công nhân trong xưởng máy, lãnh đạo Công hội đỏ hay Chủ tịch Mặt trận dân tộc thống nhất, ngay cả khi Bác Hồ qua đời, được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1969), Chủ tịch Tôn Đức Thắng luôn hiến dâng cả đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc; luôn phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; góp phần tích cực vào việc thực hiện tình đoàn kết gắn bó giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước; luôn vun đắp cho sự phát triển tình hữu nghị anh em giữa các dân tộc trên thế giới với tinh thần cách mạng bất khuất, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn giản dị.
Chính từ những cống hiến không mệt mỏi của Người đối với phong trào cách mạng thế giới, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã được bầu là Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Ủy viên Hội đồng hòa bình thế giới và được trao tặng Giải thưởng Lê-nin “Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc”, cùng nhiều huân chương cao quý nhất của các nước anh em.
Cả cuộc đời mình, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã nêu một tấm gương ngời sáng về phẩm chất cao đẹp của người cộng sản, luôn phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và công cuộc bảo vệ hòa bình trên thế giới. Nhân dịp Bác Tôn được trao tặng Huân chương sao vàng, ngày 20/8/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Đồng chí Tôn Đức Thắng là một người con rất ưu tú của Tổ quốc... Là một gương mẫu đạo đức cách mạng: suốt đời cần kiệm liêm chính; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.
Trong Điếu văn đọc trong Lễ truy điệu Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Đảng, Nhà nước ta đã khẳng định: “Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí là một tấm gương sáng về lòng trung thành, tận tụy, về tinh thần anh dũng, bất khuất, về đức tính khiêm tốn giản dị. Toàn thể đồng chí và đồng bào chúng ta rất tự hào về sự nghiệp và đạo đức cách mạng của đồng chí. Chúng ta quyết mãi mãi noi gương cao cả của đồng chí để khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ cách mạng... Đồng chí là người tiêu biểu nhất cho chính sách đại đoàn kết của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thiết nghĩ, mỗi cán bộ, đảng viên cần tích cực nghiên cứu, học tập, rèn luyện và noi theo tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng để xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nguồn: Lịch Sử Việt Nam