Chủ tịch Tôn Đức Thắng - một tấm gương suốt đời vì nước vì dân
- Được đăng: Thứ ba, 18 Tháng 8 2015 09:42
- Lượt xem: 8510
(TGAG)- Chủ tịch Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: Suốt đời cần, kiệm, liêm chính; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Tôn Đức Thắng sinh ngày 20/8/1888, trong một gia đình nông dân ở Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên, nay là thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Bác đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc và cho lý tưởng Cộng Sản Chủ nghĩa, Bác Tôn là hình ảnh trong sáng của tinh thần bất khuất và đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Tôn rất phong phú, đa dạng, từ học nghề, làm thợ, làm lính đến tổ chức đấu tranh; từ tù đày Côn đảo đến tham gia kháng chiến, tham gia các chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chức vụ khác trong hệ thống chính trị; từ trực tiếp tham gia hoạt động trong phong trào công nhân, công đoàn ở nước ngoài, đến tham gia hoạt động ở trong nước. Dù ở đâu, làm gì, Bác Tôn luôn luôn là một người yêu nước, thương dân nhất mực. Bác là một con người cần cù sáng tạo, trọng nghĩa khí, ghét áp bức bất công, luôn có tinh thần đoàn kết, yêu thương con người, luôn chia sẻ ngọt bùi, tương thân tương ái, bao dung, độ lượng với mọi người.
Suốt hơn 15 năm trong ngục tù Côn Đảo, phải hứng chịu những cực hình hết sức dã man của kẻ thù, Bác Tôn vẫn giữ vững tinh thần cách mạng kiên cường, sự trung thành vô hạn đối với Đảng, luôn lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, không bao giờ sao nhãng nhiệm vụ cách mạng, chịu khó nghiên cứu, học tập lý luận. Bản lĩnh và hành động của Bác đã làm kẻ thù phải kính nể, đồng chí, bạn bè quý trọng, kính phục.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, mặc dù đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, hay khi đã làm Chủ tịch nước nhưng Bác Tôn vẫn luôn thể hiện đức tính khiêm tốn, tiết kiệm, giản dị vốn có của mình, vẫn ăn những món ăn của quê nhà, mặc như những người bình thường, ham lao động trí óc và chân tay, không xa hoa, lãng phí.
Bác Tôn luôn quan tâm xây dựng tình đoàn kết đồng chí, đồng bào, đoàn kết với các nước anh em và bè bạn quốc tế vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc, vì độc lập thống nhất tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác Tôn Đức Thắng luôn nêu cao tấm gương mẫu mực, sáng ngời về tính nguyên tắc, tính tổ chức. Khi được Đảng, Nhà nước phân công bất cứ nhiệm vụ gì, dù việc lớn hay việc nhỏ, Bác đều đều tuân thủ quyết định của tổ chức và phấn đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp chung.
Cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Tôn Đức Thắng là tấm gương sáng về lòng trung thành, tận tụy, về tinh thần anh dũng, bất khuất, về đức tính khiêm tốn, trong sạch, ngay thẳng, chân thành, giản dị. Như cố Thủ tưởng Phạm Văn Đồng đã viết: “Di sản quý báu nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng..., tinh túy của chất người ấy là lòng thương nước, yêu dân, niềm ưu ái với đồng bào, đồng chí, niềm tin sắt đá vào thắng lợi của cách mạng, mặc dù khó khăn, gian khổ, nhưng tinh thần một lòng một dạ phục vụ nhân dân, đức chí công vô tư, quên mình, sự khiêm tốn giản dị, hồn nhiên trong sáng. Đó là chất cách mạng tinh khiết, không gì làm phai nhạt được, từ thưở thanh niên đến cuối đời, vượt qua muôn trùng thử thách ngày càng ngời lên đẹp đẽ và cao quý”.
Phẩm chất đạo đức, ý chí phấn đấu bền bỉ, kiên cường của Bác Tôn Đức Thắng là kiểu mẫu về lối sống và nhân cách của một người cách mạng, suốt đời vì nước, vì dân, về lòng trung thành, dũng cảm, thể hiện ý chí sức mạnh phi thường không gì lay chuyển. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “... Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: Suốt đời cần, kiệm, liêm chính; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.
Bác Tôn mãi mãi là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng để tất cả cán bộ, đảng viên noi theo./.
Lâm Giàu
Tôn Đức Thắng sinh ngày 20/8/1888, trong một gia đình nông dân ở Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên, nay là thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Bác đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc và cho lý tưởng Cộng Sản Chủ nghĩa, Bác Tôn là hình ảnh trong sáng của tinh thần bất khuất và đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Tôn rất phong phú, đa dạng, từ học nghề, làm thợ, làm lính đến tổ chức đấu tranh; từ tù đày Côn đảo đến tham gia kháng chiến, tham gia các chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chức vụ khác trong hệ thống chính trị; từ trực tiếp tham gia hoạt động trong phong trào công nhân, công đoàn ở nước ngoài, đến tham gia hoạt động ở trong nước. Dù ở đâu, làm gì, Bác Tôn luôn luôn là một người yêu nước, thương dân nhất mực. Bác là một con người cần cù sáng tạo, trọng nghĩa khí, ghét áp bức bất công, luôn có tinh thần đoàn kết, yêu thương con người, luôn chia sẻ ngọt bùi, tương thân tương ái, bao dung, độ lượng với mọi người.
Suốt hơn 15 năm trong ngục tù Côn Đảo, phải hứng chịu những cực hình hết sức dã man của kẻ thù, Bác Tôn vẫn giữ vững tinh thần cách mạng kiên cường, sự trung thành vô hạn đối với Đảng, luôn lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, không bao giờ sao nhãng nhiệm vụ cách mạng, chịu khó nghiên cứu, học tập lý luận. Bản lĩnh và hành động của Bác đã làm kẻ thù phải kính nể, đồng chí, bạn bè quý trọng, kính phục.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, mặc dù đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, hay khi đã làm Chủ tịch nước nhưng Bác Tôn vẫn luôn thể hiện đức tính khiêm tốn, tiết kiệm, giản dị vốn có của mình, vẫn ăn những món ăn của quê nhà, mặc như những người bình thường, ham lao động trí óc và chân tay, không xa hoa, lãng phí.
Bác Tôn luôn quan tâm xây dựng tình đoàn kết đồng chí, đồng bào, đoàn kết với các nước anh em và bè bạn quốc tế vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc, vì độc lập thống nhất tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác Tôn Đức Thắng luôn nêu cao tấm gương mẫu mực, sáng ngời về tính nguyên tắc, tính tổ chức. Khi được Đảng, Nhà nước phân công bất cứ nhiệm vụ gì, dù việc lớn hay việc nhỏ, Bác đều đều tuân thủ quyết định của tổ chức và phấn đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp chung.
Cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Tôn Đức Thắng là tấm gương sáng về lòng trung thành, tận tụy, về tinh thần anh dũng, bất khuất, về đức tính khiêm tốn, trong sạch, ngay thẳng, chân thành, giản dị. Như cố Thủ tưởng Phạm Văn Đồng đã viết: “Di sản quý báu nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng..., tinh túy của chất người ấy là lòng thương nước, yêu dân, niềm ưu ái với đồng bào, đồng chí, niềm tin sắt đá vào thắng lợi của cách mạng, mặc dù khó khăn, gian khổ, nhưng tinh thần một lòng một dạ phục vụ nhân dân, đức chí công vô tư, quên mình, sự khiêm tốn giản dị, hồn nhiên trong sáng. Đó là chất cách mạng tinh khiết, không gì làm phai nhạt được, từ thưở thanh niên đến cuối đời, vượt qua muôn trùng thử thách ngày càng ngời lên đẹp đẽ và cao quý”.
Phẩm chất đạo đức, ý chí phấn đấu bền bỉ, kiên cường của Bác Tôn Đức Thắng là kiểu mẫu về lối sống và nhân cách của một người cách mạng, suốt đời vì nước, vì dân, về lòng trung thành, dũng cảm, thể hiện ý chí sức mạnh phi thường không gì lay chuyển. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “... Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: Suốt đời cần, kiệm, liêm chính; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.
Bác Tôn mãi mãi là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng để tất cả cán bộ, đảng viên noi theo./.
Lâm Giàu