Tích cực học tập lý luận chính trị góp phần tu dưỡng đạo đức
- Được đăng: Thứ ba, 05 Tháng 3 2019 09:11
- Lượt xem: 1593
(TGAG)- Vấn đề học tập lý luận chính trị nói đã nhiều, nhưng nhìn chung, chất lượng, hiệu quả chưa cao. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ chưa bị đẩy lùi. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên chưa được coi trọng đúng mức, kém hiệu quả; nội dung và phương pháp giáo dục, truyền đạt chậm đổi mới; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy chưa sâu sát, mạnh mẽ và thống nhất.
Phát biểu khai mạc lớp lý luận khoá I Trường Nguyễn Ái Quốc (7/9/1957), Bác Hồ chỉ rõ: “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi đảng viên và cán bộ phải có lập trường giai cấp vô sản thật vững chắc, giác ngộ về chủ nghĩa xã hội cao; đòi hỏi cán bộ và đảng viên phải… rửa sạch chủ nghĩa cá nhân… Muốn thế phải nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng, phải tổ chức học tập lý luận trong Đảng, trước hết là trong những cán bộ cốt cán của Đảng”. Tiếp sau đó, khi viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng” (1958), Người cũng khuyên bảo đảng viên và cán bộ phải: “Ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin… để nâng cao tư tưởng”(*).
Bởi vì, có học tập, cố gắng học tập tốt mới hiểu sâu sắc rằng, Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của dân tộc. Ngoài lợi ích của giai cấp, của Nhân dân và dân tộc “Đảng ta không có lợi ích gì khác”. Có học tập mới hiểu: “... cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Đồng thời còn hiểu đúng: “Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng”; “là một kẻ địch hung ác”. Nó “đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí...”. “Người cách mạng phải tiêu diệt nó”… Qua học tập còn giúp đảng viên và cán bộ hiểu rõ: “... lợi ích của người đảng viên phải ở trong chứ không thể ở ngoài lợi ích của Đảng. Vì vậy: “… vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết”.
Nhưng do chưa hiểu biết đầy đủ, sâu sắc những điều nói trên nên một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên “chưa rửa gột sạch chủ nghĩa cá nhân… Rồi dần dần họ xa rời Đảng, thậm chí phá hoại chính sách và kỷ luật của Đảng”. Do “… bị chủ nghĩa cá nhân trói buộc” nên một số “trở nên kiêu ngạo, công thần, tự cao tự đại. Họ phê bình người khác mà không muốn người khác phê bình họ; không tự phê bình hoặc tự phê bình một cách không thật thà, nghiêm chỉnh. Họ sợ tự phê bình thì sẽ mất thể diện, mất uy tín. Họ không lắng nghe ý kiến của quần chúng”. Họ không thực hiện tốt, không thể hiện đúng: “Đạo đức cách mạng là hoà mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng”; “làm cho dân tin, dân phục, dân yêu”… Do bị “chủ nghĩa cá nhân ám ảnh”, một số đảng viên và cán bộ “tự cho mình cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng… Kết quả là quần chúng không tin, không phục, càng không yêu họ. Chung quy là họ không làm nên trò trống gì”.
Bác khẳng định: “Có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường”. Nhưng phải quán triệt sâu sắc và thực hiện đúng yêu cầu: “Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực tiễn”. Đề phòng và loại trừ lối “học sách vở Mác - Lênin, nhưng không học tinh thần Mác - Lênin. Học để trang sức, chứ không phải để vận dụng vào công việc cách mạng”. Học kiểu đó cũng là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.
Vì vậy, thời gian tới đây phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thật sự hiệu quả, thiết thực trong việc học tập lý luận chính trị, nhằm góp phần bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, xây dựng đạo đức, lối sống theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên; góp phần xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Đây chính là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Ðảng về mặt tư tưởng.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết là người đứng đầu cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt việc học tập, gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Ðảng trên lĩnh vực lý luận chính trị.
Ðổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, ứng dụng các phương pháp hiện đại, hấp dẫn người học, tạo hứng thú tìm tòi, nghiên cứu. Ðổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá thực chất kết quả học tập theo hướng thực chất. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong học tập. Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị phù hợp với nhu cầu quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ./.
---------------------
(*) Tất cả trích dẫn từ đây về sau đều từ tác phẩm “Đạo đức cách mạng” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011, tập 11).
Phát biểu khai mạc lớp lý luận khoá I Trường Nguyễn Ái Quốc (7/9/1957), Bác Hồ chỉ rõ: “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi đảng viên và cán bộ phải có lập trường giai cấp vô sản thật vững chắc, giác ngộ về chủ nghĩa xã hội cao; đòi hỏi cán bộ và đảng viên phải… rửa sạch chủ nghĩa cá nhân… Muốn thế phải nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng, phải tổ chức học tập lý luận trong Đảng, trước hết là trong những cán bộ cốt cán của Đảng”. Tiếp sau đó, khi viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng” (1958), Người cũng khuyên bảo đảng viên và cán bộ phải: “Ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin… để nâng cao tư tưởng”(*).
Bởi vì, có học tập, cố gắng học tập tốt mới hiểu sâu sắc rằng, Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của dân tộc. Ngoài lợi ích của giai cấp, của Nhân dân và dân tộc “Đảng ta không có lợi ích gì khác”. Có học tập mới hiểu: “... cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Đồng thời còn hiểu đúng: “Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng”; “là một kẻ địch hung ác”. Nó “đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí...”. “Người cách mạng phải tiêu diệt nó”… Qua học tập còn giúp đảng viên và cán bộ hiểu rõ: “... lợi ích của người đảng viên phải ở trong chứ không thể ở ngoài lợi ích của Đảng. Vì vậy: “… vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết”.
Nhưng do chưa hiểu biết đầy đủ, sâu sắc những điều nói trên nên một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên “chưa rửa gột sạch chủ nghĩa cá nhân… Rồi dần dần họ xa rời Đảng, thậm chí phá hoại chính sách và kỷ luật của Đảng”. Do “… bị chủ nghĩa cá nhân trói buộc” nên một số “trở nên kiêu ngạo, công thần, tự cao tự đại. Họ phê bình người khác mà không muốn người khác phê bình họ; không tự phê bình hoặc tự phê bình một cách không thật thà, nghiêm chỉnh. Họ sợ tự phê bình thì sẽ mất thể diện, mất uy tín. Họ không lắng nghe ý kiến của quần chúng”. Họ không thực hiện tốt, không thể hiện đúng: “Đạo đức cách mạng là hoà mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng”; “làm cho dân tin, dân phục, dân yêu”… Do bị “chủ nghĩa cá nhân ám ảnh”, một số đảng viên và cán bộ “tự cho mình cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng… Kết quả là quần chúng không tin, không phục, càng không yêu họ. Chung quy là họ không làm nên trò trống gì”.
Bác khẳng định: “Có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường”. Nhưng phải quán triệt sâu sắc và thực hiện đúng yêu cầu: “Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực tiễn”. Đề phòng và loại trừ lối “học sách vở Mác - Lênin, nhưng không học tinh thần Mác - Lênin. Học để trang sức, chứ không phải để vận dụng vào công việc cách mạng”. Học kiểu đó cũng là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.
Vì vậy, thời gian tới đây phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thật sự hiệu quả, thiết thực trong việc học tập lý luận chính trị, nhằm góp phần bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, xây dựng đạo đức, lối sống theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên; góp phần xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Đây chính là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Ðảng về mặt tư tưởng.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết là người đứng đầu cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt việc học tập, gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Ðảng trên lĩnh vực lý luận chính trị.
Ðổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, ứng dụng các phương pháp hiện đại, hấp dẫn người học, tạo hứng thú tìm tòi, nghiên cứu. Ðổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá thực chất kết quả học tập theo hướng thực chất. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong học tập. Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị phù hợp với nhu cầu quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ./.
---------------------
(*) Tất cả trích dẫn từ đây về sau đều từ tác phẩm “Đạo đức cách mạng” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011, tập 11).
Trung Thành