Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng - Trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân
- Được đăng: Thứ hai, 16 Tháng 1 2017 09:15
- Lượt xem: 3238
(TGAG)- Từ khi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” ra đời đến nay đã được sự quan tâm đặc biệt của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Đây là một Nghị quyết rất quan trọng, vì đã đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, cụ thể hóa nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.
Học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết này, trước hết chúng ta phải nhận thức trong Đảng ta hiện nay: “Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn; một số ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, hành động chống đối với Đảng, Nhà nước”. Đây chính là điều đáng lo ngại nhất, là nguy cơ lớn nhất đối với một Đảng cầm quyền và đặc biệt là đối với một Đảng duy nhất cầm quyền. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng day dứt: “Đây là điều mất mát lớn nhất trong tình cảm của Nhân dân, là điều người dân cảm thấy xót xa, buồn phiền nhất”. Chúng ta thẳng thắn thừa nhận sự thật này; đồng thời phải nhanh chóng nhận diện, quyết tâm hành động và nghiêm túc sửa chữa những khuyết điểm đó, như Bác Hồ đã từng căn dặn: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận những khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có và tìm mọi cách sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Riêng đối với Đảng bộ tỉnh An Giang chúng ta, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và chậm khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); chưa tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức về tình trạng suy thoái, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện giữ gìn phẩm chất đạo đức, bị cám dỗ bởi lợi ích cá nhân, ích kỷ, hẹp hòi. Nhiều nơi cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu chưa thật sự gương mẫu là tấm gương tốt cho cấp dưới noi theo. Công tác quản lý giáo dục đảng viên của một số tổ chức Đảng bị xem nhẹ, công tác tự phê bình và phê bình trong nội bộ chưa được coi trọng ở không ít tổ chức Đảng. Sự phối hợp giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử từng lúc chưa chặt chẽ, xử lý một số vụ việc chưa đủ nghiêm minh. Việc kê khai tài sản, thu nhập còn hình thức. Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật một số nơi, nhất là cơ sở còn yếu, phát hiện vụ việc vi phạm cần kiểm tra, xử lý chưa kịp thời. Trình độ, năng lực, phương pháp công tác của một số cán bộ kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác dân vận của chính quyền từng lúc, từng nơi chưa đạt yêu cầu. Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông và Nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, mà Chương trình hành động đã nêu.
Quán triệt Nghị quyết với nhận thức nguyên nhân sâu xa, yếu kém của tình trạng suy thoái trước hết là do bản thân của cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài để từ đó mỗi người tự xem xét, sửa chữa mình. Đối với tổ chức và người đứng đầu phải thấy trách nhiệm của mình trong vai trò nêu gương, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc tự phê bình và phê bình… thực hiện chưa chặt chẽ, chưa nghiêm, buông lỏng, chưa bảo vệ người đấu tranh phê bình… Với 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị; 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là tiêu chí rất cụ thể để tổ chức và mỗi cán bộ, đảng viên tự rà soát, điều chỉnh mình; cũng là căn cứ để góp phần xây dựng tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Đây là vần đề khó nay mới có.
Trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết hay không, chủ yếu phụ thuộc vào quyết tâm và hành động của chính bản thân mỗi người chúng ta, mà trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên. Do đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu phải có quyết tâm chính trị rất cao, nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng bộ, mà trước hết là Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư cấp ủy các cấp./.
Đây là một Nghị quyết rất quan trọng, vì đã đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, cụ thể hóa nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.
Học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết này, trước hết chúng ta phải nhận thức trong Đảng ta hiện nay: “Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn; một số ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, hành động chống đối với Đảng, Nhà nước”. Đây chính là điều đáng lo ngại nhất, là nguy cơ lớn nhất đối với một Đảng cầm quyền và đặc biệt là đối với một Đảng duy nhất cầm quyền. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng day dứt: “Đây là điều mất mát lớn nhất trong tình cảm của Nhân dân, là điều người dân cảm thấy xót xa, buồn phiền nhất”. Chúng ta thẳng thắn thừa nhận sự thật này; đồng thời phải nhanh chóng nhận diện, quyết tâm hành động và nghiêm túc sửa chữa những khuyết điểm đó, như Bác Hồ đã từng căn dặn: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận những khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có và tìm mọi cách sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Riêng đối với Đảng bộ tỉnh An Giang chúng ta, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và chậm khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); chưa tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức về tình trạng suy thoái, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện giữ gìn phẩm chất đạo đức, bị cám dỗ bởi lợi ích cá nhân, ích kỷ, hẹp hòi. Nhiều nơi cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu chưa thật sự gương mẫu là tấm gương tốt cho cấp dưới noi theo. Công tác quản lý giáo dục đảng viên của một số tổ chức Đảng bị xem nhẹ, công tác tự phê bình và phê bình trong nội bộ chưa được coi trọng ở không ít tổ chức Đảng. Sự phối hợp giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử từng lúc chưa chặt chẽ, xử lý một số vụ việc chưa đủ nghiêm minh. Việc kê khai tài sản, thu nhập còn hình thức. Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật một số nơi, nhất là cơ sở còn yếu, phát hiện vụ việc vi phạm cần kiểm tra, xử lý chưa kịp thời. Trình độ, năng lực, phương pháp công tác của một số cán bộ kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác dân vận của chính quyền từng lúc, từng nơi chưa đạt yêu cầu. Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông và Nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, mà Chương trình hành động đã nêu.
Quán triệt Nghị quyết với nhận thức nguyên nhân sâu xa, yếu kém của tình trạng suy thoái trước hết là do bản thân của cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài để từ đó mỗi người tự xem xét, sửa chữa mình. Đối với tổ chức và người đứng đầu phải thấy trách nhiệm của mình trong vai trò nêu gương, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc tự phê bình và phê bình… thực hiện chưa chặt chẽ, chưa nghiêm, buông lỏng, chưa bảo vệ người đấu tranh phê bình… Với 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị; 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là tiêu chí rất cụ thể để tổ chức và mỗi cán bộ, đảng viên tự rà soát, điều chỉnh mình; cũng là căn cứ để góp phần xây dựng tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Đây là vần đề khó nay mới có.
Trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết hay không, chủ yếu phụ thuộc vào quyết tâm và hành động của chính bản thân mỗi người chúng ta, mà trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên. Do đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu phải có quyết tâm chính trị rất cao, nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng bộ, mà trước hết là Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư cấp ủy các cấp./.
LÊ HỒNG KHÂM
Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy