An Giang: Gần 14.000 đại biểu dự nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XIII)
- Được đăng: Thứ hai, 05 Tháng 12 2022 10:29
- Lượt xem: 914
(TUAG)- Sáng ngày 05/12, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII). Đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.
Tại điểm cầu An Giang, đồng chí Lê Hồng Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Hội nghị kết nối đến 18 điểm cầu cấp huyện, 207 điểm cầu cấp xã, với 13.797 đại biểu tham dự.
Hội nghị triển khai nội dung các chuyên đề: "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới"; "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới"; "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; "Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050".
Hội nghị nhằm giúp cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và cán bộ, đảng viên nắm vững những nội dung cốt lõi, những điểm mới trong các văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII). Trên cơ sở đó, các cấp ủy, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các văn kiện Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XIII) trong cơ quan, đơn vị, tổ chức và Nhân dân; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động triển khai thực hiện các văn kiện cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Mặt khác, tăng cường đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch, nhận thức lệch lạc của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII), diễn ra từ ngày 3 - 9/10/2022 tại Hà Nội, sau 7 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XIII) đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Hội nghị đã thảo luận, cho ý kiến một số vấn đề lớn, rất cơ bản và quan trọng như: (1) Tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023 - 2025; (2) Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (3) Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; (4) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; (5) Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị; và một số vấn đề quan trọng khác, chủ yếu là về công tác cán bộ, công tác nhân sự.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Thành công của Hội nghị Trung ương 6 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo; cả nước đang nỗ lực phấn đấu, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi, khắc phục, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2022, tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững hơn trong năm 2023 và các năm tiếp theo".
Toàn cảnh Hội nghị điểm cầu tỉnh An Giang
Tại điểm cầu An Giang, đồng chí Lê Hồng Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Điểm cầu Hội trường tỉnh.
Hội nghị kết nối đến 18 điểm cầu cấp huyện, 207 điểm cầu cấp xã, với 13.797 đại biểu tham dự.
Hội nghị triển khai nội dung các chuyên đề: "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới"; "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới"; "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; "Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050".
Hội nghị nhằm giúp cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và cán bộ, đảng viên nắm vững những nội dung cốt lõi, những điểm mới trong các văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII). Trên cơ sở đó, các cấp ủy, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các văn kiện Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XIII) trong cơ quan, đơn vị, tổ chức và Nhân dân; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động triển khai thực hiện các văn kiện cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Mặt khác, tăng cường đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch, nhận thức lệch lạc của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Đại biểu dự Hội nghị
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII), diễn ra từ ngày 3 - 9/10/2022 tại Hà Nội, sau 7 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XIII) đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Hội nghị đã thảo luận, cho ý kiến một số vấn đề lớn, rất cơ bản và quan trọng như: (1) Tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023 - 2025; (2) Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (3) Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; (4) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; (5) Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị; và một số vấn đề quan trọng khác, chủ yếu là về công tác cán bộ, công tác nhân sự.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Thành công của Hội nghị Trung ương 6 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo; cả nước đang nỗ lực phấn đấu, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi, khắc phục, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2022, tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững hơn trong năm 2023 và các năm tiếp theo".
Ngọc Hân