Góc nhìn về hạnh phúc của người dân trên địa bàn tỉnh
- Được đăng: Thứ sáu, 12 Tháng 3 2021 14:56
- Lượt xem: 1836
(TUAG)- Ngày Quốc tế hạnh phúc khởi nguồn từ nhu cầu về một cách tiếp cận tăng trưởng kinh tế cân bằng, hợp tình hợp lý hơn, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, xóa nghèo và phấn đấu vì hạnh phúc và sự thịnh vượng cho tất cả mọi người và xuất phát từ nguyện vọng mỗi người hãy chọn cho mình một quan niệm đúng về hạnh phúc, quan tâm đến vấn đề cốt lõi nhất trong sự tồn tại là làm sao tìm được thật nhiều niềm vui trong cuộc sống, làm lan tỏa những điều tốt đẹp nhất trên khắp hành tinh xanh.
Để tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 do Liên Hiệp Quốc phát động, ngày 26/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26/12/2013 phê duyệt Đề án "Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 hàng năm".
Điều này mang ý nghĩa lớn lao nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc; nâng cao nhận thức toàn xã hội về ngày Quốc tế hạnh phúc, để từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của người Việt Nam.
Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết Đại hội XIII cũng đã xác định: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những mục tiêu, tầm nhìn của Đại hội XIII của Đảng đều hướng tới khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và chính nhân dân là người được hưởng thành quả thắng lợi của công cuộc đổi mới.
Dưới góc độ xã hội học, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện cuộc khảo sát "Mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân trên địa bàn tỉnh hiện nay" để có cái nhìn tương quan về chỉ số hạnh phúc của người dân trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Về mức độ hài lòng về nghề nghiệp, công việc hiện tại của người dân
Để tồn tại, khẳng định bản thân với gia đình và xã hội thì yếu tố nghề nghiệp, việc làm là yếu tố tiên quyết đối với mỗi cá nhân. Nghề nghiệp, việc làm của mỗi người là vấn đề rất quan trọng đối với cuộc sống cá nhân và gia đình cũng như xã hội. Khi nói đến đời sống kinh tế gia đình thì nghề nghiệp, việc làm của các cá nhân trong gia đình có vai trò quyết định quan trọng. Tuy vậy, với mỗi gia đình thì công việc đang làm và môi trường làm việc của mỗi người được bản thân họ đánh giá và hài lòng ở những mức độ khác nhau. Qua số liệu khảo sát, cho thấy, hầu hết người tham gia khảo sát thể hiện sự hài lòng rất cao về "môi trường làm việc" cũng như sự đảm bảo an toàn trong môi trường làm việc; hài lòng về "công việc hiện tại" cũng như sự phù hợp của "công việc hiện tại với chuyên môn được đào tạo". Tỉ lệ người tham gia khảo sát dự tính thay đổi công việc khác khá thấp (chỉ 6,4%) cũng là minh chứng cho thấy rõ sự hài lòng đối với công việc hiện tại của người dân trên địa bàn.
Về mức độ hài lòng về thu nhập
Mục đích của nghề nghiệp, việc làm để để kiếm nguồn thu nhập, để có tích lũy khi về già, để khẳng định vị trí, năng lực của bản thân. Thu nhập của người dân không chỉ là là (với những người có nghề nghiệp) và tiền công lao động của người dân mà thu nhập ở đây bao gồm rất nhiều các khoản thu khác. Tuy nhiên, thu nhập trong điều kiện để xem xét về mức độ hài lòng thì nó được hiểu là các khoản thu tương đối ổn định từ các thành viên trong gia đình đóng góp cho gia đình mình. Từ số liệu khảo sát cho thấy, thu nhập thực tế của người dân vẫn được đảm bảo từ bằng và cao hơn năm trước, thể hiện qua 88,3% trong tổng số người được hỏi đồng ý (gộp chung của 3 mức: Tăng nhiều, có tăng nhưng không nhiều và vẫn như năm trước), trong đó mức độ đánh giá "tăng nhiều" chỉ chiếm 4,3% số người tham gia trả lời. Điều này có thể nói lên rằng mức sống của người dân trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng đang chỉ ở mức đáp ứng nhu cầu cơ bản hàng ngày chứ chưa thật sự đạt mức cao.
Đồng thời, đa số các ý kiến tham gia khảo sát đánh giá rất cao các điều kiện đảm bảo phục vụ sinh hoạt, điều kiện sống, trên địa bàn như: Việc cung cấp điện, nước sinh hoạt; một số các thiết chế cộng đồng như đường sá giao thông, trường học, chợ, siêu thị, trạm xá, bệnh viện. Đối với sự hỗ trợ từ chính quyền, vấn đề an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cũng được ghi nhận. Đáng chú ý, trong các hình thức hỗ trợ của chính quyền và các tổ chức xã hội ở địa phương, người dân đánh giá khá cao hai hình thức đó là: "Chăm sóc sức khỏe" và "cung cấp các nguồn tín dụng ưu đãi".
Những kết quả nghiên cứu trên là biểu hiện của sự thỏa mãn hay hài lòng của người dân trên địa bàn tỉnh về đời sống hiện nay. Sự hài lòng này không phải là tuyệt đối, nhưng là của tuyệt đại đa số người dân.
Và kết quả này cũng cho thấy đời sống của người dân An Giang những năm qua luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Trong đó, vấn đề chăm lo về đời sống kinh tế, việc làm, thu nhập của mỗi cá nhân, gia đình luôn là vấn đề trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mặc dù, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thời gian vừa qua đã và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức từ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chung toàn cầu, khu vực; của biến đổi khí hậu; đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19... Nhưng người dân trên địa bàn vẫn có những cố gắng tích cực, thích nghi với điều kiện thực tế và thể hiện sự hài lòng cao đối với đời sống kinh tế của gia đình và của địa phương.
Và đây có thể xem là hạnh phúc bởi độ hài lòng của người dân trong các quốc gia được xem xét dựa trên sự đánh giá của mỗi cá nhân về cuộc sống của chính họ, điều được coi là quan trọng nhất trong nghiên cứu hạnh phúc./.
Để tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 do Liên Hiệp Quốc phát động, ngày 26/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26/12/2013 phê duyệt Đề án "Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 hàng năm".
Điều này mang ý nghĩa lớn lao nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc; nâng cao nhận thức toàn xã hội về ngày Quốc tế hạnh phúc, để từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của người Việt Nam.
Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết Đại hội XIII cũng đã xác định: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những mục tiêu, tầm nhìn của Đại hội XIII của Đảng đều hướng tới khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và chính nhân dân là người được hưởng thành quả thắng lợi của công cuộc đổi mới.
Dưới góc độ xã hội học, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện cuộc khảo sát "Mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân trên địa bàn tỉnh hiện nay" để có cái nhìn tương quan về chỉ số hạnh phúc của người dân trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Hội thi “Gia đình tiến bộ hạnh phúc, chia sẽ yêu thương”. Ảnh: Kim Cương.
Với người dân nói chung và người dân An Giang nói riêng thì nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, chi tiêu là các yếu tố quan trọng đối với đời sống kinh tế gia đình của bản thân và của gia đình, đồng thời cũng là vấn đề quan trọng trong việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân về đời sống kinh tế gia đình. Kinh tế gia đình ổn định và phát triển là yếu tố cấu thành và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của đất nước ngày càng phát triển.Về mức độ hài lòng về nghề nghiệp, công việc hiện tại của người dân
Để tồn tại, khẳng định bản thân với gia đình và xã hội thì yếu tố nghề nghiệp, việc làm là yếu tố tiên quyết đối với mỗi cá nhân. Nghề nghiệp, việc làm của mỗi người là vấn đề rất quan trọng đối với cuộc sống cá nhân và gia đình cũng như xã hội. Khi nói đến đời sống kinh tế gia đình thì nghề nghiệp, việc làm của các cá nhân trong gia đình có vai trò quyết định quan trọng. Tuy vậy, với mỗi gia đình thì công việc đang làm và môi trường làm việc của mỗi người được bản thân họ đánh giá và hài lòng ở những mức độ khác nhau. Qua số liệu khảo sát, cho thấy, hầu hết người tham gia khảo sát thể hiện sự hài lòng rất cao về "môi trường làm việc" cũng như sự đảm bảo an toàn trong môi trường làm việc; hài lòng về "công việc hiện tại" cũng như sự phù hợp của "công việc hiện tại với chuyên môn được đào tạo". Tỉ lệ người tham gia khảo sát dự tính thay đổi công việc khác khá thấp (chỉ 6,4%) cũng là minh chứng cho thấy rõ sự hài lòng đối với công việc hiện tại của người dân trên địa bàn.
Về mức độ hài lòng về thu nhập
Mục đích của nghề nghiệp, việc làm để để kiếm nguồn thu nhập, để có tích lũy khi về già, để khẳng định vị trí, năng lực của bản thân. Thu nhập của người dân không chỉ là là (với những người có nghề nghiệp) và tiền công lao động của người dân mà thu nhập ở đây bao gồm rất nhiều các khoản thu khác. Tuy nhiên, thu nhập trong điều kiện để xem xét về mức độ hài lòng thì nó được hiểu là các khoản thu tương đối ổn định từ các thành viên trong gia đình đóng góp cho gia đình mình. Từ số liệu khảo sát cho thấy, thu nhập thực tế của người dân vẫn được đảm bảo từ bằng và cao hơn năm trước, thể hiện qua 88,3% trong tổng số người được hỏi đồng ý (gộp chung của 3 mức: Tăng nhiều, có tăng nhưng không nhiều và vẫn như năm trước), trong đó mức độ đánh giá "tăng nhiều" chỉ chiếm 4,3% số người tham gia trả lời. Điều này có thể nói lên rằng mức sống của người dân trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng đang chỉ ở mức đáp ứng nhu cầu cơ bản hàng ngày chứ chưa thật sự đạt mức cao.
Đồng thời, đa số các ý kiến tham gia khảo sát đánh giá rất cao các điều kiện đảm bảo phục vụ sinh hoạt, điều kiện sống, trên địa bàn như: Việc cung cấp điện, nước sinh hoạt; một số các thiết chế cộng đồng như đường sá giao thông, trường học, chợ, siêu thị, trạm xá, bệnh viện. Đối với sự hỗ trợ từ chính quyền, vấn đề an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cũng được ghi nhận. Đáng chú ý, trong các hình thức hỗ trợ của chính quyền và các tổ chức xã hội ở địa phương, người dân đánh giá khá cao hai hình thức đó là: "Chăm sóc sức khỏe" và "cung cấp các nguồn tín dụng ưu đãi".
Những kết quả nghiên cứu trên là biểu hiện của sự thỏa mãn hay hài lòng của người dân trên địa bàn tỉnh về đời sống hiện nay. Sự hài lòng này không phải là tuyệt đối, nhưng là của tuyệt đại đa số người dân.
Và kết quả này cũng cho thấy đời sống của người dân An Giang những năm qua luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Trong đó, vấn đề chăm lo về đời sống kinh tế, việc làm, thu nhập của mỗi cá nhân, gia đình luôn là vấn đề trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mặc dù, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thời gian vừa qua đã và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức từ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chung toàn cầu, khu vực; của biến đổi khí hậu; đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19... Nhưng người dân trên địa bàn vẫn có những cố gắng tích cực, thích nghi với điều kiện thực tế và thể hiện sự hài lòng cao đối với đời sống kinh tế của gia đình và của địa phương.
Và đây có thể xem là hạnh phúc bởi độ hài lòng của người dân trong các quốc gia được xem xét dựa trên sự đánh giá của mỗi cá nhân về cuộc sống của chính họ, điều được coi là quan trọng nhất trong nghiên cứu hạnh phúc./.
PHƯỚC HÙNG