Đối thoại trực tiếp về thủ tục hành chính trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông
- Được đăng: Thứ tư, 24 Tháng 4 2019 15:07
- Lượt xem: 2174
(TGAG)- Sáng ngày 24-4-2019, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh An Giang tổ chức “Hội nghị đối thoại trực tiếp về thủ tục hành chính, giải quyết hành chính trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2019”.
Đến dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo Thanh tra giao thông tỉnh, các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh, Ban lãnh đạo, cán bộ chiến sỹ của phòng Cảnh sát giao thông đường bộ và đặc biệt có sự tham gia đông đảo đại diện các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, ngân hàng, cửa hàng kinh doanh xe ô tô, gắn máy trên địa bàn tỉnh cũng đã đến tham dự.
Đại tá Nguyễn Bá Quận, Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ, Công an tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Tại Hội nghị, lãnh đạo phòng Cảnh sát giao thông đường bộ đã thông tin một số tình hình nổi bật, các vấn đề đang được xã hội quan tâm đối với công tác cải cách hành chính trong quản lý hoạt động giao thông đường bộ, cụ thể như: Thống kê số liệu quý I năm 2019, công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, nhất là công tác đăng ký xe, xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đạt hiệu quả cao. Trong đó, đăng ký mới hơn 3.900 xe các loại, chuyển 1.483 hồ sơ sang tên di chuyển; Phát hiện và xử lý hơn 4.800 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông thu trên 4 tỷ 200 triệu đồng…
Đại diện một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát biểu ý kiến tại Hội nghị.
Bên cạnh đó, Hội nghị còn nhận được rất nhiều ý kiến trao đổi, chất vấn của đại diện doanh nghiệp dành cho lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ về một số vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nhất là trong thực hiện Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Công văn số 2916/C67-P9, ngày 31-5-2017 của Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an về việc xử lý vi phạm hành chính đối với phương tiện thế chấp trong ngân hàng; Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;… Song song đó, tại buổi đối thoại, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã được nghe lực lượng Công an tỉnh trao đổi, hướng dẫn, giải thích cụ thể những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, bất cập trong triển khai thực hiện các Nghị định nêu trên của Chính phủ. Qua đó, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành các tổ chức, doanh nghiệp do mình quản lý; chấp hành tốt các quy định về bến bãi, luồng tuyến hoạt động của các loại phương tiện; quản lý, giáo dục lái xe, nhân viên,…
Hội nghị đã diễn ra trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, thân thiện, đảm bảo tính dân chủ, thiết thực và hiệu quả. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tham gia phát biểu ý kiến và nêu lên những vướng mắc liên quan đến thủ tục hành chính. Đây là hoạt động hết sức thiết thực ý nghĩa giúp cho các lực lượng chức năng nói chung, Cảnh sát giao thông đường bộ, Công an tỉnh nói riêng hiểu hơn về khó khăn của người dân, để từ đó làm tốt hơn nữa công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông cũng như về thái độ, lễ tiết, tác phong, văn hoá ứng xử đối với người dân ngày càng tốt hơn.
Đến dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo Thanh tra giao thông tỉnh, các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh, Ban lãnh đạo, cán bộ chiến sỹ của phòng Cảnh sát giao thông đường bộ và đặc biệt có sự tham gia đông đảo đại diện các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, ngân hàng, cửa hàng kinh doanh xe ô tô, gắn máy trên địa bàn tỉnh cũng đã đến tham dự.
Đại tá Nguyễn Bá Quận, Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ, Công an tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Tại Hội nghị, lãnh đạo phòng Cảnh sát giao thông đường bộ đã thông tin một số tình hình nổi bật, các vấn đề đang được xã hội quan tâm đối với công tác cải cách hành chính trong quản lý hoạt động giao thông đường bộ, cụ thể như: Thống kê số liệu quý I năm 2019, công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, nhất là công tác đăng ký xe, xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đạt hiệu quả cao. Trong đó, đăng ký mới hơn 3.900 xe các loại, chuyển 1.483 hồ sơ sang tên di chuyển; Phát hiện và xử lý hơn 4.800 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông thu trên 4 tỷ 200 triệu đồng…
Đại diện một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát biểu ý kiến tại Hội nghị.
Bên cạnh đó, Hội nghị còn nhận được rất nhiều ý kiến trao đổi, chất vấn của đại diện doanh nghiệp dành cho lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ về một số vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nhất là trong thực hiện Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Công văn số 2916/C67-P9, ngày 31-5-2017 của Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an về việc xử lý vi phạm hành chính đối với phương tiện thế chấp trong ngân hàng; Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;… Song song đó, tại buổi đối thoại, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã được nghe lực lượng Công an tỉnh trao đổi, hướng dẫn, giải thích cụ thể những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, bất cập trong triển khai thực hiện các Nghị định nêu trên của Chính phủ. Qua đó, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành các tổ chức, doanh nghiệp do mình quản lý; chấp hành tốt các quy định về bến bãi, luồng tuyến hoạt động của các loại phương tiện; quản lý, giáo dục lái xe, nhân viên,…
Hội nghị đã diễn ra trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, thân thiện, đảm bảo tính dân chủ, thiết thực và hiệu quả. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tham gia phát biểu ý kiến và nêu lên những vướng mắc liên quan đến thủ tục hành chính. Đây là hoạt động hết sức thiết thực ý nghĩa giúp cho các lực lượng chức năng nói chung, Cảnh sát giao thông đường bộ, Công an tỉnh nói riêng hiểu hơn về khó khăn của người dân, để từ đó làm tốt hơn nữa công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông cũng như về thái độ, lễ tiết, tác phong, văn hoá ứng xử đối với người dân ngày càng tốt hơn.
Mai Phương