Truy cập hiện tại

Đang có 177 khách và không thành viên đang online

Những nội dung cần chú ý khi giảng các chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng “công tác tuyên truyền miệng, báo cáo viên”

Chuyên đề 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN
----------

 

I. Tuyên truyền là bộ phận cấu thành quan trọng của công tác tư tưởng
1. Khái quát chung về công tác tư tưởng
Trong mục này cần tập trung làm rõ các khái niệm về tư tưởng, hệ tư tưởng, quan hệ tư tưởng và công tác tư tưởng, làm cơ sở để học viên tiếp thu tốt các chuyên đề tiếp theo;
2. Tuyên truyền là một bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng
Khẳng định và làm rõ tuyên truyền là một trong ba bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng: công tác lý luận, công tác tuyền truyền và công tác cổ động.
II. tuyên truyền trong công tác tư tưởng (Đây là phần trọng tâm)
1. Nêu và phân tích khái niệm chung về công tác tuyên truyền
2. Nêu và phân tích rõ vị trí, vai trò công tác tuyên truyền trong công tác tư tưởng
3. Nêu 5 nguyên tắc cơ bản của công tác tuyên truyền
4. Trình bày và làm rõ những nội dung chủ yếu của công tác tuyên truyền (phần trọng tâm) : tuyên truyền chính trị, tuyên truyền kinh tế, tuyên truyền văn hóa, tuyên truyền quốc phòng, an ninh, tuyên truyền đối ngoại, đấu tranh chống các quan điểm sai trái.
5. Xuất phát từ bản chất, yêu cầu, nhiệm vụ của công tác tuyên truyền các cấp uỷ đảng cần phải quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền.
6. Nêu và phân tích các tác nghiệp chủ yếu của công tác tuyên truyền
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền và hướng dẫn tuyên truyền.
- Xây dựng đề cương tuyền truyền.
- Phát hiện, bồi dưỡng và tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới.
- Tổ chức chỉ đạo và kiểm tra công tác tuyên truyền trên địa bàn.
- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và chỉ đạo công tác tuyên truyền miệng trên địa bàn.
- Tổ chức cuộc đấu tranh tư tưởng.
Câu hỏi thảo luận
1. Phân tích khái niệm về tư tưởng và công tác tư tưởng, các bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng ?
2. Trình bày vị trí, vai trò và những nội dung chủ yếu của công tác tuyên truyền ?
 

Chuyên đề 2
TUYÊN TRUYỀN MIỆNG TRONG HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN
----------


 I. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ TUYÊN TRUYỀN MIỆNG
1. Nêu và làm rõ khái niệm tuyên truyền miệng
2. Tuyên truyền miệng trong lịch sử thế giới
Nêu những dẫn chứng để thấy được trong lịch sử thế giới hình thức tuyên truyền chủ yếu là tuyên truyền miệng.
3. Nêu những dẫn chứng để chứng minh trong lịch sử truyền thông Việt Nam tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền phổ biến trong hoạt động tuyên truyền của chính quyền và dân gian
II. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, ƯU THẾ CỦA TUYÊN TRUYỀN MIỆNG
Đây là phần trọng tâm, cần tập trung phân tích, cụ thể:
1. Phân tích vị trí, vai trò của tuyên truyền miệng để thấy được tuyên truyền miệng là một trong những kênh thông tin quan trọng nhất của công tác tư tưởng
2. Những ưu thế và hạn chế của tuyên truyền miệng
a. Phân tích, lấy các ví dụ chứng minh các ưu thế của tuyên truyền miệng
b. Nêu những hạn chế của tuyên truyền miệng
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TUYÊN TRUYỀN MIỆNG
Phân tích những chức năng, nhiệm vụ của tuyên truyền miệng. Cụ thể:
- Chức năng phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng
- Chức năng thông tin và định hướng thông tin
- Chức năng giáo dục, cổ vũ, động viên quần chúng đi tới hành động
- Chức năng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
IV. XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG CHÂM TIẾN HÀNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG
Cụ thể gồm:
1. Toàn Đảng phải làm công tác tuyên truyền
2. Chủ động và tích cực phục vụ nhiệm vụ chính trị
3. Thường xuyên, liên tục, nhạy bén, kịp thời, bám sát thời cuộc, bám sát tình hình thực tiễn
4. Tuyên truyền phải hết sức cụ thể, thiết thực
5. Đưa thông tin, nhất là thông tin định hướng, nhanh chóng và kịp thời xuống cơ sở, phục vụ tốt cơ sở
6. Kết hợp nhiều hình thức, phương pháp, sử dụng nhiều lực lượng để tiến hành công tác tuyên truyền miệng, nhất là ở cơ sở
V. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG HIỆN NAY
Phân tích và làm rõ những phương hướng đổi mới công tác tuyên truyền miệng hiện nay. Cụ thể:
- Đổi mới về nội dung
- Đổi mới phương thức hoạt động
- Đổi mới tổ chức, con người và phương tiện
Câu hỏi thảo luận
1. Trình bày khái niệm của tuyên truyền miệng. Phương hướng đổi mới của công tác tuyên truyền miệng hiện nay ?
2. Phân tích vị trí, vai trò và ưu thế của tuyên truyền miệng ?
 

Chuyên đề 3
XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN, TUYÊN TRUYỀN VIÊN
------------

 I. BÁO CÁO VIÊN, TUYÊN TRUYỀN VIÊN LÀ ĐỘI NGŨ TUYÊN TRUYỀN MIỆNG CÓ TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG
Đây là phần trọng tâm, cần tập trung phân tích làm rõ những vấn đề sau:
1. Sự cần thiết phải tổ chức, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Cần trình bầy được:
- Khái niệm thế nào là báo cáo viên, tuyên truyền viên
- Chức năng, nhiệm chủ yếu của báo cáo viên
- Sự cần thiết xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
2. Vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
3. Yêu cầu đối với mỗi báo cáo viên, tuyên truyền viên. Đây là phần trọng tâm, cần nêu và phân tích được những tiêu chuẩn về phẩm chất, về năng lực và những nhiệm vụ cần rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực của báo cáo viên, tuyên truyền viên.
II- LÃNH ĐẠO VÀ CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BÁO CÁO VIÊN, TUYÊN TRUYỀN VIÊN
1. Nêu và làm rõ vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác báo cáo viên, tuyên truyền viên
2. Nêu và làm rõ vai trò của Ban Tuyên giáo đối với công tác báo cáo viên, tuyên truyền viên
III- HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN, TUYÊN TRUYỀN VIÊN
1. Nêu quá trình hình thành đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng
2. Hệ thống tổ chức và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên cấp ủy đảng trong giai đoạn hiện nay
a. Hệ thống tổ chức đội ngũ báo cáo viên từ Trung ương đến cơ sở
b. Hoạt động của đội ngũ báo cáo viên trong giai đoạn hiện nay
Câu hỏi thảo luận
1. Trình bày sự cần thiết phải tổ chức, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Những yêu cầu đối với đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền viên hiện nay ?
2. Nêu quá trình hình thành đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta ?
 


Chuyên đề 4
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP CHUẨN BỊ MỘT BUỔI TUYÊN TRUYỀN MIỆNG
---------

 I. TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG, XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BUỔI TUYÊN TRUYỀN MIỆNG
Để tiến hành một buổi tuyên truyền miệng thành công, báo báo cáo viên, tuyên truyền viên phải tìm hiểu kỹ những công việc sau:
1. Tìm hiểu đối tượng
2. Xác định mục đích và chủ đề của bài tuyên truyền miệng
3. Tìm hiểu không gian, thời gian diễn ra buổi tuyên truyền miệng
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU, TÀI LIỆU CHO BUỔI TUYÊN TRUYỀN MIỆNG
Đây là phần trọng tâm, phần này hướng dẫn cho báo cáo viên, tuyên truyền viên cách lựa chọn, cách xử lý tài liệu và một số lưu ý khi sử dụng tài liệu.
III. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG BÀI NÓI
Đây là một công đoạn chính, chuẩn bị cho một buổi tuyên truyền. Để buổi tuyên truyền đạt kết quả tốt, đề cương bài nói cần phải được chuẩn bị kỹ và phải rõ ràng, phân ra từng phần để dễ nhìn, dễ thực hiện.
- Xây dựng cấu trúc đề cương bài nói: gồm phần mở đầu, - Phần chính (nội dung bài nói), phần kết luận.
- Nêu những yêu cầu và phương pháp chuẩn bị đề cương bài nói: phần mở đầu, chuẩn bị nội dung bài nói (phần chính), phần Kết luận.
Câu hỏi thảo luận
1. Cách thức lựa chọn, xử lý và một số lưu ý khi sử dụng tài liệu cho buồi tuyên truyền miệng là gì ?
2. Hãy trình bày cách thức để xây dựng một đề cương bài nói ?

 
Chuyên đề 5
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN MỘT BUỔI TUYÊN TRUYỀN MIỆNG

 Để thực hiện tốt buổi tuyên truyền miệng, người báo cáo viên cần quán triệt các điểm chính sau:
I. NÊU VÀ PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN MIỆNG
1. Cơ sở tâm lý của hoạt động tuyên truyền miệng
a. Tâm lý học tuyên truyền
b. Tâm thế và tính tích cực trong hoạt động tuyên truyền
c. Các quá trình tâm lý ảnh hưởng đến hiệu quả tuyên truyền
d. Các tác động tâm lý của báo cáo viên với người nghe
2. Giao tiếp và đối thoại trong tuyên truyền miệng
3. Ngôn ngữ trong tuyên truyền miệng phải bảo đảm: tính chính xác, tính đúng đắn và tính thẩm mỹ.
4. Sử dụng tư liệu trong tuyên truyền phải có sức thuyết phục, thực tế, lấy dẫn chứng minh hoạ cần bám sát vào đề cương.
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BUỔI TUYÊN TRUYỀN MIỆNG
Đây là phần trọng tâm, nêu và phân tích quá trình thực hiện buổi tuyên truyền miệng, cụ thể:
1. Trước khi nói
2. Mở đầu buổi tuyên truyền miệng
3. Cách thức trình bày bài nói
a. Trình bày nội dung bài nói
b. Phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong trình bày bài nói
c. Sử dụng giải thích và chứng minh khi trình bày bài nói
d. Bao quát và quản lý các hoạt động trong hội trường
e. Tiến hành đối thoại khi tuyên truyền.
4. Kết thúc bài nói: cần tổng kết lại bài nói chuyện và toàn bộ buổi tuyên truyền miệng. Yêu cầu phải để lại “dư âm, ấn tượng” của bài nói.
Câu hỏi thảo luận
1. Nêu và phân tích cơ sở khoa học của hoạt động tuyên truyền miệng ?
2. Hãy trình bày quá trình thực hiện buổi tuyên truyền miệng ?

Nguồn tuyengiao.vn

Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40581985