Một số tình hình thế giới nổi bật trong quý I năm 2023
- Được đăng: Thứ bảy, 29 Tháng 4 2023 14:58
- Lượt xem: 737
Đại dịch COVID-19, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, xung đột vũ trang Nga - Ucraina... đã và đang làm cho cục diện thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp, khó đoán định. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn, gia tăng rủi ro đối với môi trường chính trị, an ninh quốc tế…
Kinh tế phục hồi trong thận trọng
Nhìn chung, nền kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19; trong đó nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu là Trung Quốc đã từ bỏ chính sách “zero Covid”, mở cửa và bước vào phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, theo dự báo của các tổ chức tài chính quốc tế, như Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF)…, tốc độ tăng trưởng năm nay nói chung sẽ thấp, có thể chỉ dưới 3%. Lạm phát có phần hạ nhiệt ở nhiều nền kinh tế, mức độ và biên độ tăng lãi suất ngân hàng không còn cao như năm ngoái, song tiêu dùng vẫn hạn chế, lĩnh vực tài chính tiền tệ tiềm ẩn nhiều điều bất an, bất định. Việc OPEC+ quyết định hạn chế sản lượng có thể khiến giá nhiên liệu sẽ lại gia tăng.
Người dân mua hàng trong siêu thị tại Milan, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Đặc biệt, hiện tượng các ngân hàng danh tiếng ở Mỹ như SVB, First Republic Bank, Signature… phải cứu trợ, ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ phải “bán mình” cho UBS với giá 3,5 tỷ USD… gióng lên hồi chuông báo động về nguy cơ suy thoái toàn cầu, tương tự như năm 2008 khi Lehman Brothers (Mỹ) sụp đổ.
Một chiều hướng đáng báo động khác là nguy cơ khủng hoảng nợ. Theo Liên Hợp quốc, nợ song phương của các nước nghèo nhất năm 2023 so với 2001 đã tăng tới 35%, khiến tổng số tiền phải trả thêm trong năm lên tới 1.100 tỷ USD! Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) phải triệu tập một hội nghị về cách giúp các nước nghèo xử lý nợ. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận không đi tới kết quả, bởi ngay cả các nước chủ nợ còn đang chật vật ứng phó nợ công, không đủ tiềm lực “vác tù và hàng tổng”, chưa kể đôi co về những khía cạnh chính trị-chiến lược.
Mặc dù bức tranh kinh tế toàn cầu không lấy gì làm sáng sủa, quá trình tái cấu trúc sản xuất, thương mại, đầu tư, tiền tệ, tiêu dùng… vẫn diễn ra mạnh mẽ. Dường như một cấu trúc mới đang dần định hình. Nhiều nước dành ưu tiên cao cho kinh tế số và kinh tế xanh. Sự xuất hiện và lan truyền của ChatGPT dựa trên Trí tuệ nhân tạo (AI) mở ra một xu hướng hoàn toàn mới trong đời sống nhân loại.
Chuỗi cung ứng dầu khí từ Nga sang châu Âu đang chuyển mạnh sang châu Á, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, kéo theo sự gia tăng phương thức thanh toán bằng nội tệ các nước này thay vì đồng USD. Các cơ sở sản xuất hàng hóa nói chung, bán dẫn nói riêng có xu hướng chuyển dần sang Đông Nam Á đặt trọng tâm vào năm lĩnh vực: công nghệ (technology), thu nhập (income), chuyển đổi xanh (green), cơ sở hạ tầng năng lượng (energy) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tạo thành từ TIGER, tiếng Anh nghĩa là “con hổ”.
Bên cạnh đó là sự điều chỉnh chính sách kinh tế ở nhiều nước. Đáng chú ý, những thay đổi này tại cả Mỹ và Trung Quốc vô hình trung có nhiều nét tương đồng như dành ưu tiên cao cho các ngành công nghệ mới, chú trọng thị trường nội địa, nhà nước gia tăng can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh…
Ngoài khó khăn kinh tế-tài chính, thế giới tiếp tục đối mặt với những biểu hiện cực đoan về biến đổi khí hậu, điển hình là trận động đất kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tháng 2/2022 làm gần 50.000 người thiệt mạng. Hạn hán lan rộng toàn cầu cầu đến mức Liên Hợp quốc triệu tập một hội nghị chuyên bàn về nước. Trên một chục bang ở Mỹ hứng chịu những trận cuồng phong, lốc xoáy kinh hoàng.
Những diễn biến trên cùng nhiều vấn đề chính trị nội bộ khác đẩy nhiều quốc gia vào các xung đột xã hội gay gắt, kể cả ở phát triển lẫn đang phát triển khắp các châu lục, nổi lên là những xáo động xã hội ở Pháp liên quan tới ý định nâng tuổi hưu, đình công dài ngày của các ngành vận tải ở Đức đòi tăng lượng, biểu tình lớn ở Israel liên quan tới chủ trương cải cách tư pháp…
Gia tăng cạnh tranh chiến lược
Trong quý I/2023, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn không hề thuyên giảm. Trái lại, chạy đua vũ trang nói chung, đe dọa hạt nhân nói riêng có chiều hướng gia tăng. Cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc, Nga có nhiều diễn biến mới.
Ngày 24/2, xung đột Nga-Ukraine đã tròn một năm song chưa có dấu hiệu nào cho thấy thời điểm và phương cách kết thúc. Ngược lại, xung đột quân sự lại có chiều hướng gia tăng và lan rộng. Mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Nga đưa ra 10 đòi hỏi gay gắt với Ukraine như chấm dứt chiến sự, phương Tây phải xóa bỏ trừng phạt Moscow, Kiev phải chấp nhận thay đổi về lãnh thổ đã hình thành. Nga đã công bố Khái niệm mới về chính sách đối ngoại, trong đó phê phán mạnh mẽ Mỹ cùng đồng minh, thể hiện rõ ý định xây dựng lại trật tự thế giới mới…
Trong khi đó, Mỹ và phương Tây không ngừng gia tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine, mở rộng các biện pháp trừng phạt Nga. Về phía Nga đã rút khỏi Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START), bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus và diễn tập các loại vũ khí hạt nhân chiến lược. Đó là chưa kể đến những căng thẳng mới giữa Nga và Mỹ qua vụ máy bay không người lái của Mỹ đụng độ với máy bay Su-35 của Nga trên bầu trời Biển Đen, Nga bắt giam một nhà báo Mỹ vì tội “làm gián điệp”…
Quan hệ Trung-Nga tiếp tục được củng cố và tăng cường, nổi bật là cuộc gặp lần thứ 40 giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin tại Moscow nhằm củng cố quan hệ mọi mặt giữa hai nước được đánh giá là “tốt nhất trong một thế kỷ qua”. Nhân dịp này, có tin hai bên đã trao đổi về lập trường 12 điểm của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine; lãnh đạo nước chủ nhà hoan nghênh lập trường “khách quan và cân bằng”, vai trò “xây dựng” của Trung Quốc và không phản đối thương lượng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp tại Moscow, Nga, ngày 21/3/2023.
Trong khi đó, quan hệ Mỹ-Trung bỗng căng thẳng trở lại sau tín hiệu tương đối tích cực từ cuộc gặp của lãnh đạo song phương tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia tháng 10/2022. Washington đã áp dụng những biện pháp mới nhằm ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận lĩnh vực sản xuất chip. Hai bên lời qua tiếng lại sau khi vụ khinh khí cầu Trung Quốc bay vào không phận Mỹ bị bắn rơi, cũng như lùm xùm xung quanh ứng dụng TikTok và việc người đứng đầu chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) “dừng chân” ở Mỹ trên đường sang Mỹ Latinh. Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ Blinken Antony bị hoãn, ông Tập Cận Bình và ông Tần Cương liên tiếp nhận xét mạnh mẽ hiếm thấy về Washington… Đáp lại, Nhà Trắng tung tin Trung Quốc có thể cấp khí tài cho Nga…
Song những ngày cuối tháng Ba, sau chuyến thăm Nga của ông Tập, câu chuyện ông Blinken thăm Bắc Kinh lại được nhắc tới, trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố chưa có dấu hiệu Trung Quốc chuyển giao khí tài quân sự cho Nga…
Một chiều hướng mới là Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ hoạt động ở Trung Cận Đông và Trung Á. Tiếp theo chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Tập Cận Bình sang Saudi Arabia, quốc gia dầu mỏ và đồng minh gần gũi của Mỹ, Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử giữa Trung Quốc với sáu nước vùng Vịnh đã nhóm họp ở Riyadh và Saudi Arabia. Hội nghị khép lại với thỏa thuận gia tăng hợp tác trong đầu tư, tài chính, khoa học công nghệ, hàng không, văn hóa.
Đặc biệt, ngày 10/3, với sự trung gian của Trung Quốc, Saudi Arabia và Iran đã đạt thỏa thuận bình thường hóa quan hệ sau những năm tháng đối đầu. Đồng thời, Quốc vương Saudi Arabia đã mời Tổng thống Iran sang thăm.
Trong năm nay, Trung Quốc còn có kế hoạch tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với Trung Á, với nhiều nước từng thuộc Liên bang Xô viết nay tham gia tổ chức do Nga đóng vai trò chủ đạo. Ngoài ra Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị toàn cầu lần thứ ba để thúc đẩy sáng kiến “Vành đai và con đường”. Đáng chú ý là trong Khái niệm đối ngoại mới, Nga cũng đặt rất cao vị thế của thế giới Arab và đạo Hồi.
Qua các diễn biến trên, dường như một “trật tự mới” đang dần hé lộ, trong đó Trung-Nga hợp tác mật thiết để ứng phó Mỹ. Cục diện này gần giống thời “Chiến tranh Lạnh” đầu những năm 50 thế kỷ trước, khi Trung Quốc cùng Liên Xô chống Mỹ theo Hiệp ước đồng minh tương trợ. Tuy nhiên, ngày nay sức mạnh và vị thế Trung Quốc đã khác. Quan hệ Trung-Nga không còn dựa trên ý thức hệ hay Hiệp ước đồng minh tương trợ. Tuy nhiên, Bắc Kinh tiếp tục theo đuổi chủ trương vừa đấu tranh, vừa duy trì quan hệ với Washington, nhất là về kinh tế, thương mại.
Ở cấp độ khu vực, châu Âu đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới như khan hiếm nhiên liệu do Nga ngừng cung cấp, lạm phát cao ở nhiều nước gây ra nhiều căng thẳng chính trị-xã hội. Nội bộ EU cũng nảy sinh không ít khúc mắc như tranh cãi Đức-Pháp về xe hơi chạy động cơ đốt sau năm 2035 tại Hội nghị thượng đỉnh của khối vừa qua. Hungary tiếp tục tránh đối đầu với Nga, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ lại chưa tán thành kết nạp Thụy Điển vào NATO. Phần Lan, nước giáp ranh vốn có quan hệ bình thường với Nga, đã gia nhập NATO ngày 4/4. Đáp lại, Nga gia tăng sự hiện diện quân sự ở khu vực Tây Bắc đất nước. Trước tình hình phức tạp mới, nhiều nước châu Âu đang tích cực tăng cường quan hệ với các nước châu Á.
Tại châu Á, bán đảo Triều Tiên thêm “nóng” với hàng loạt vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng, trong khi Washington và Seoul không ngừng tập trận chung quy mô lớn. Quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản có đột phá mới: Ông Yoon Suk Yeol trở thành Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên thăm Tokyo sau nhiều năm, với hai bên chủ trương “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Thủ tướng Kishida Fumio mời ông Yoon Suk Yeol dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (G7) tháng Năm tới. Mới đây, Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa đã tới Bắc Kinh thảo luận nỗ lực cải thiện quan hệ, bao gồm nối lại cơ chế đối thoại quốc phòng để tránh rủi ro.
Triều Tiên phóng thử tên lửa Hwasong-18 ngày 13/4/2023.
Trong khi đó, vấn đề Đài Loan và tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp. Khác với thời người tiền nhiệm Rodrigo Duterte, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. nối lại quan hệ quốc phòng với Washington. Tuy nhiên, Manila vẫn duy trì quan hệ hợp tác với Bắc Kinh mà cuộc tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng ngoại giao giữa hai nước vừa kết thúc là một biểu hiện.
Về đại thể, những chiều hướng trên sẽ đồng hành cùng thế giới trong phần còn lại của năm. Trong số đó, hai chiều hướng cần được theo dõi sát sao: Tình hình tài chính - tiền tệ, ngân hàng toàn cầu; tam giác quan hệ Mỹ - Trung - Nga và khủng hoảng Ukraine. Theo dõi, nắm bắt các chiều hướng, thích ứng linh hoạt sẽ là chìa khóa để các quốc gia, bao gồm Việt Nam, giữ vững ổn định, tiếp tục phát triển trong năm 2023./.
P.TT
Nguồn: Bộ Ngoại giao
Kinh tế phục hồi trong thận trọng
Nhìn chung, nền kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19; trong đó nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu là Trung Quốc đã từ bỏ chính sách “zero Covid”, mở cửa và bước vào phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, theo dự báo của các tổ chức tài chính quốc tế, như Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF)…, tốc độ tăng trưởng năm nay nói chung sẽ thấp, có thể chỉ dưới 3%. Lạm phát có phần hạ nhiệt ở nhiều nền kinh tế, mức độ và biên độ tăng lãi suất ngân hàng không còn cao như năm ngoái, song tiêu dùng vẫn hạn chế, lĩnh vực tài chính tiền tệ tiềm ẩn nhiều điều bất an, bất định. Việc OPEC+ quyết định hạn chế sản lượng có thể khiến giá nhiên liệu sẽ lại gia tăng.
Người dân mua hàng trong siêu thị tại Milan, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Đặc biệt, hiện tượng các ngân hàng danh tiếng ở Mỹ như SVB, First Republic Bank, Signature… phải cứu trợ, ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ phải “bán mình” cho UBS với giá 3,5 tỷ USD… gióng lên hồi chuông báo động về nguy cơ suy thoái toàn cầu, tương tự như năm 2008 khi Lehman Brothers (Mỹ) sụp đổ.
Một chiều hướng đáng báo động khác là nguy cơ khủng hoảng nợ. Theo Liên Hợp quốc, nợ song phương của các nước nghèo nhất năm 2023 so với 2001 đã tăng tới 35%, khiến tổng số tiền phải trả thêm trong năm lên tới 1.100 tỷ USD! Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) phải triệu tập một hội nghị về cách giúp các nước nghèo xử lý nợ. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận không đi tới kết quả, bởi ngay cả các nước chủ nợ còn đang chật vật ứng phó nợ công, không đủ tiềm lực “vác tù và hàng tổng”, chưa kể đôi co về những khía cạnh chính trị-chiến lược.
Mặc dù bức tranh kinh tế toàn cầu không lấy gì làm sáng sủa, quá trình tái cấu trúc sản xuất, thương mại, đầu tư, tiền tệ, tiêu dùng… vẫn diễn ra mạnh mẽ. Dường như một cấu trúc mới đang dần định hình. Nhiều nước dành ưu tiên cao cho kinh tế số và kinh tế xanh. Sự xuất hiện và lan truyền của ChatGPT dựa trên Trí tuệ nhân tạo (AI) mở ra một xu hướng hoàn toàn mới trong đời sống nhân loại.
Chuỗi cung ứng dầu khí từ Nga sang châu Âu đang chuyển mạnh sang châu Á, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, kéo theo sự gia tăng phương thức thanh toán bằng nội tệ các nước này thay vì đồng USD. Các cơ sở sản xuất hàng hóa nói chung, bán dẫn nói riêng có xu hướng chuyển dần sang Đông Nam Á đặt trọng tâm vào năm lĩnh vực: công nghệ (technology), thu nhập (income), chuyển đổi xanh (green), cơ sở hạ tầng năng lượng (energy) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tạo thành từ TIGER, tiếng Anh nghĩa là “con hổ”.
Bên cạnh đó là sự điều chỉnh chính sách kinh tế ở nhiều nước. Đáng chú ý, những thay đổi này tại cả Mỹ và Trung Quốc vô hình trung có nhiều nét tương đồng như dành ưu tiên cao cho các ngành công nghệ mới, chú trọng thị trường nội địa, nhà nước gia tăng can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh…
Ngoài khó khăn kinh tế-tài chính, thế giới tiếp tục đối mặt với những biểu hiện cực đoan về biến đổi khí hậu, điển hình là trận động đất kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tháng 2/2022 làm gần 50.000 người thiệt mạng. Hạn hán lan rộng toàn cầu cầu đến mức Liên Hợp quốc triệu tập một hội nghị chuyên bàn về nước. Trên một chục bang ở Mỹ hứng chịu những trận cuồng phong, lốc xoáy kinh hoàng.
Những diễn biến trên cùng nhiều vấn đề chính trị nội bộ khác đẩy nhiều quốc gia vào các xung đột xã hội gay gắt, kể cả ở phát triển lẫn đang phát triển khắp các châu lục, nổi lên là những xáo động xã hội ở Pháp liên quan tới ý định nâng tuổi hưu, đình công dài ngày của các ngành vận tải ở Đức đòi tăng lượng, biểu tình lớn ở Israel liên quan tới chủ trương cải cách tư pháp…
Gia tăng cạnh tranh chiến lược
Trong quý I/2023, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn không hề thuyên giảm. Trái lại, chạy đua vũ trang nói chung, đe dọa hạt nhân nói riêng có chiều hướng gia tăng. Cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc, Nga có nhiều diễn biến mới.
Ngày 24/2, xung đột Nga-Ukraine đã tròn một năm song chưa có dấu hiệu nào cho thấy thời điểm và phương cách kết thúc. Ngược lại, xung đột quân sự lại có chiều hướng gia tăng và lan rộng. Mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Nga đưa ra 10 đòi hỏi gay gắt với Ukraine như chấm dứt chiến sự, phương Tây phải xóa bỏ trừng phạt Moscow, Kiev phải chấp nhận thay đổi về lãnh thổ đã hình thành. Nga đã công bố Khái niệm mới về chính sách đối ngoại, trong đó phê phán mạnh mẽ Mỹ cùng đồng minh, thể hiện rõ ý định xây dựng lại trật tự thế giới mới…
Trong khi đó, Mỹ và phương Tây không ngừng gia tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine, mở rộng các biện pháp trừng phạt Nga. Về phía Nga đã rút khỏi Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START), bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus và diễn tập các loại vũ khí hạt nhân chiến lược. Đó là chưa kể đến những căng thẳng mới giữa Nga và Mỹ qua vụ máy bay không người lái của Mỹ đụng độ với máy bay Su-35 của Nga trên bầu trời Biển Đen, Nga bắt giam một nhà báo Mỹ vì tội “làm gián điệp”…
Quan hệ Trung-Nga tiếp tục được củng cố và tăng cường, nổi bật là cuộc gặp lần thứ 40 giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin tại Moscow nhằm củng cố quan hệ mọi mặt giữa hai nước được đánh giá là “tốt nhất trong một thế kỷ qua”. Nhân dịp này, có tin hai bên đã trao đổi về lập trường 12 điểm của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine; lãnh đạo nước chủ nhà hoan nghênh lập trường “khách quan và cân bằng”, vai trò “xây dựng” của Trung Quốc và không phản đối thương lượng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp tại Moscow, Nga, ngày 21/3/2023.
Trong khi đó, quan hệ Mỹ-Trung bỗng căng thẳng trở lại sau tín hiệu tương đối tích cực từ cuộc gặp của lãnh đạo song phương tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia tháng 10/2022. Washington đã áp dụng những biện pháp mới nhằm ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận lĩnh vực sản xuất chip. Hai bên lời qua tiếng lại sau khi vụ khinh khí cầu Trung Quốc bay vào không phận Mỹ bị bắn rơi, cũng như lùm xùm xung quanh ứng dụng TikTok và việc người đứng đầu chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) “dừng chân” ở Mỹ trên đường sang Mỹ Latinh. Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ Blinken Antony bị hoãn, ông Tập Cận Bình và ông Tần Cương liên tiếp nhận xét mạnh mẽ hiếm thấy về Washington… Đáp lại, Nhà Trắng tung tin Trung Quốc có thể cấp khí tài cho Nga…
Song những ngày cuối tháng Ba, sau chuyến thăm Nga của ông Tập, câu chuyện ông Blinken thăm Bắc Kinh lại được nhắc tới, trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố chưa có dấu hiệu Trung Quốc chuyển giao khí tài quân sự cho Nga…
Một chiều hướng mới là Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ hoạt động ở Trung Cận Đông và Trung Á. Tiếp theo chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Tập Cận Bình sang Saudi Arabia, quốc gia dầu mỏ và đồng minh gần gũi của Mỹ, Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử giữa Trung Quốc với sáu nước vùng Vịnh đã nhóm họp ở Riyadh và Saudi Arabia. Hội nghị khép lại với thỏa thuận gia tăng hợp tác trong đầu tư, tài chính, khoa học công nghệ, hàng không, văn hóa.
Đặc biệt, ngày 10/3, với sự trung gian của Trung Quốc, Saudi Arabia và Iran đã đạt thỏa thuận bình thường hóa quan hệ sau những năm tháng đối đầu. Đồng thời, Quốc vương Saudi Arabia đã mời Tổng thống Iran sang thăm.
Trong năm nay, Trung Quốc còn có kế hoạch tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với Trung Á, với nhiều nước từng thuộc Liên bang Xô viết nay tham gia tổ chức do Nga đóng vai trò chủ đạo. Ngoài ra Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị toàn cầu lần thứ ba để thúc đẩy sáng kiến “Vành đai và con đường”. Đáng chú ý là trong Khái niệm đối ngoại mới, Nga cũng đặt rất cao vị thế của thế giới Arab và đạo Hồi.
Qua các diễn biến trên, dường như một “trật tự mới” đang dần hé lộ, trong đó Trung-Nga hợp tác mật thiết để ứng phó Mỹ. Cục diện này gần giống thời “Chiến tranh Lạnh” đầu những năm 50 thế kỷ trước, khi Trung Quốc cùng Liên Xô chống Mỹ theo Hiệp ước đồng minh tương trợ. Tuy nhiên, ngày nay sức mạnh và vị thế Trung Quốc đã khác. Quan hệ Trung-Nga không còn dựa trên ý thức hệ hay Hiệp ước đồng minh tương trợ. Tuy nhiên, Bắc Kinh tiếp tục theo đuổi chủ trương vừa đấu tranh, vừa duy trì quan hệ với Washington, nhất là về kinh tế, thương mại.
Ở cấp độ khu vực, châu Âu đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới như khan hiếm nhiên liệu do Nga ngừng cung cấp, lạm phát cao ở nhiều nước gây ra nhiều căng thẳng chính trị-xã hội. Nội bộ EU cũng nảy sinh không ít khúc mắc như tranh cãi Đức-Pháp về xe hơi chạy động cơ đốt sau năm 2035 tại Hội nghị thượng đỉnh của khối vừa qua. Hungary tiếp tục tránh đối đầu với Nga, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ lại chưa tán thành kết nạp Thụy Điển vào NATO. Phần Lan, nước giáp ranh vốn có quan hệ bình thường với Nga, đã gia nhập NATO ngày 4/4. Đáp lại, Nga gia tăng sự hiện diện quân sự ở khu vực Tây Bắc đất nước. Trước tình hình phức tạp mới, nhiều nước châu Âu đang tích cực tăng cường quan hệ với các nước châu Á.
Tại châu Á, bán đảo Triều Tiên thêm “nóng” với hàng loạt vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng, trong khi Washington và Seoul không ngừng tập trận chung quy mô lớn. Quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản có đột phá mới: Ông Yoon Suk Yeol trở thành Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên thăm Tokyo sau nhiều năm, với hai bên chủ trương “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Thủ tướng Kishida Fumio mời ông Yoon Suk Yeol dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (G7) tháng Năm tới. Mới đây, Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa đã tới Bắc Kinh thảo luận nỗ lực cải thiện quan hệ, bao gồm nối lại cơ chế đối thoại quốc phòng để tránh rủi ro.
Triều Tiên phóng thử tên lửa Hwasong-18 ngày 13/4/2023.
Trong khi đó, vấn đề Đài Loan và tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp. Khác với thời người tiền nhiệm Rodrigo Duterte, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. nối lại quan hệ quốc phòng với Washington. Tuy nhiên, Manila vẫn duy trì quan hệ hợp tác với Bắc Kinh mà cuộc tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng ngoại giao giữa hai nước vừa kết thúc là một biểu hiện.
Về đại thể, những chiều hướng trên sẽ đồng hành cùng thế giới trong phần còn lại của năm. Trong số đó, hai chiều hướng cần được theo dõi sát sao: Tình hình tài chính - tiền tệ, ngân hàng toàn cầu; tam giác quan hệ Mỹ - Trung - Nga và khủng hoảng Ukraine. Theo dõi, nắm bắt các chiều hướng, thích ứng linh hoạt sẽ là chìa khóa để các quốc gia, bao gồm Việt Nam, giữ vững ổn định, tiếp tục phát triển trong năm 2023./.
P.TT
Nguồn: Bộ Ngoại giao