Tài liệu tuyên truyền Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX (năm 2015)
- Được đăng: Thứ bảy, 13 Tháng 6 2015 10:57
- Lượt xem: 3515
(TGAG)- Tuyên giáo An Giang trân trọng giới thiệu toàn văn Tài liệu tuyên truyền Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX (năm 2015) của Ban Tuyên giáo Trung ương.
I. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ CỦA THI ĐUA YÊU NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN TA
1. Mục đích thi đua yêu nước
Thi đua là cùng nhau đem hết tài năng, sức lực nhằm thúc đẩy lẫn nhau, đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác, học tập. Công việc hàng ngày chính là nền tảng của thi đua, thi đua cũng là một cách yêu nước thiết thực và tích cực. Thi đua phải gắn với khen thưởng, đều hướng đến mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thi đua yêu nước là hoạt động mang tính tập thể, tự giác, tích cực, có lãnh đạo; là hình thức động viên mọi tầng lớp nhân dân phát huy nhiệt tình cách mạng, tinh thần lao động sáng tạo của mỗi người hoặc tập thể để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ đề ra. Thi đua yêu nước thực sự trở thành phong trào hành động cách mạng của toàn dân, được tổ chức, chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến cơ sở dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, chính thức bắt đầu từ năm 1948, gắn với Chỉ thị ngày 27/3/1948 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng phát động phong trào thi đua ái quốc và Lời kêu gọi thi đua ái quốc ngày 11/6/1948 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ở các thời điểm và lĩnh vực khác nhau, có các phong trào thi đua yêu nước với những tiêu chí, nội dung và khẩu hiệu hành động khác nhau nhưng đều nhằm mục đích mang lại lợi ích chính đáng cho cá nhân, cho cộng đồng và cho dân tộc như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến thiết chóng thành công”; “ai nấy đều gắng làm nhanh, làm tốt, làm đẹp, không kể công việc của mình thuộc về đời sống vật chất hay tinh thần, không kể mình hoạt động ở hậu phương hay tiền tuyến, cốt sao lợi cho nước nhà mà mình tiến bộ”; “Thi đua ái quốc là lợi ích cho mình, lợi ích cho gia đình và lợi ích cho làng, cho nước, cho dân tộc”.
2. Vai trò của thi đua yêu nước
- Thi đua yêu nước động viên sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người, mỗi tập thể, trở thành động lực thúc đẩy họ vượt qua khó khăn, thử thách để đi đến thắng lợi trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế giai đoạn hiện nay.
- Thi đua yêu nước thúc đẩy sáng kiến và sức sáng tạo của con người, mở rộng tư duy, nâng cao nhận thức, tạo nên những động lực mới cho cách mạng nước nhà. Thi đua yêu nước là động lực khơi dậy, phát huy tối đa sức sáng tạo, tinh thần xung phong, ý chí quyết tâm xả thân vì nước, tạo ra hoạt động tự giác, biến những điều tưởng chừng không thể làm được trở thành hiện thực. Chủ tịch Hồ Chủ tịch đã nói: Muốn làm cho mọi công tác tiến lên nữa, cần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và phải làm sao cho phong trào thi đua lúc nào cũng sôi nổi liên tục, thành hoạt động tự giác của mọi người.
- Thi đua là trường học phổ biến kinh nghiệm, làm xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân, các anh hùng, chiến sỹ, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong toàn quốc, có tác động nêu gương, thúc đẩy nhiệt tình cách mạng của quần chúng, có sức mạnh cải tạo xã hội, cải tạo tự nhiên, cải tạo con người. Các phong trào ấy đã đi vào lịch sử với niềm tự hào vô hạn, trở thành trường học cách mạng sống động, rèn luyện và đào tạo ra những con người xứng đáng là lực lượng anh hùng trong thời đại anh hùng.
- Thi đua yêu nước góp phần giúp cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành, các cấp rèn luyện năng lực lãnh đạo, tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị. Các phong trào thi đua yêu nước khơi dậy ý thức tự giác, tích cực của mọi người, là động lực góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, địa phương, đơn vị; góp phần làm cho chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhanh chóng đi vào thực tiễn.
- Phong trào thi đua yêu nước là hình thức tốt nhất để tập hợp, giác ngộ cách mạng và nâng cao nhận thức cho quần chúng về tư tưởng, chính trị, trình độ văn hóa, nhận thức xã hội; cải tiến kỹ thuật, năng lực chiến đấu, lao động sản xuất; hướng quần chúng hành động theo đúng định hướng nhằm đạt các mục tiêu đề ra. Thi đua yêu nước nhằm bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của dân tộc ta và làm cho nhân dân ta đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.
- Các phong trào thi đua yêu nước trong những năm qua không chỉ góp phần rất quan trọng thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ chính trị - xã hội của đất nước, làm thay đổi bộ mặt đất nước mà còn nêu cao tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, xây dựng đạo đức, nếp sống mới, đề cao phẩm chất con người mới.
II. CÁC KỲ ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC TOÀN QUỐC
Đại hội lần thứ I (năm 1952)
Đại hội thi đua yêu nước lần thứ nhất họp từ ngày 1 đến ngày 6/5/1952 tại chiến khu Việt Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh tới dự Đại hội.
Đại hội có trên 150 chiến sĩ thi đua công, nông, binh và lao động trí óc toàn quốc về dự. Đại hội tuyên dương 7 Anh hùng tiêu biểu và tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất cho 23 chiến sĩ xuất sắc. Trong đó có các anh hùng, chiến sỹ thi đua tiêu biểu được tôn vinh như: Anh hùng Cù Chính Lan, chiến sĩ La Văn Cầu, nữ trung đội trưởng du kích Nguyễn Thị Chiên, chiến sĩ Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh, Giáp Văn Khương, Quang Vinh...
Đây là Đại hội đánh dấu những thắng lợi của phong trào thi đua diệt giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm. Thành công của Đại hội đã động viên toàn dân, toàn quân ta hăng hái lập nhiều thành tích, tiến lên giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
Đại hội lần thứ II (năm 1958)
Đại hội thi đua yêu nước lần thứ II diễn ra từ ngày 7 đến 8/7/1958 tại Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh tới dự Đại hội.
Đại hội có trên 450 đại biểu tham dự, trong đó có 236 chiến sĩ thi đua lao động chân tay và trí óc, 127 chiến sĩ thi đua nông nghiệp, 71 chiến sĩ thi đua của quân đội nhân dân và 22 đại biểu cán bộ thuộc đủ các lứa tuổi, các giới, các dân tộc, đồng bào miền Nam và Hoa kiều. Đại diện cho phong trào thi đua tập thể, có đại biểu của 75 đơn vị xuất sắc của các xí nghiệp, công trường, tổ đổi công, hợp tác xã và bộ đội; 18 tập đoàn sản xuất xuất sắc của đồng bào miền Nam; đại diện cho các anh hùng, chiến sĩ thi đua năm 1952; có 10 đại biểu công nhân các xí nghiệp thuộc khu vực tư doanh.
Đại hội tuyên dương 26 Anh hùng lao động (trong đó có 16 đảng viên Đảng lao động Việt Nam, 5 phụ nữ, 6 đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc, 2 đồng bào các dân tộc ít người, 1 Hoa kiều) và đề nghị Nhà nước tặng 618 Huân chương Lao động các hạng, 38 Bằng khen cho các tập thể và cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước.
Đại hội lần này đánh dấu những thành tích to lớn của công cuộc khôi phục kinh tế - xã hội ở miền Bắc, động viên nhân dân phấn đấu giành thắng lợi trong công cuộc cải tạo kinh tế, phát triển văn hóa...
Đại hội lần thứ III (năm 1962)
Đại hội thi đua yêu nước lần thứ III diễn ra tại Hà Nội từ ngày 4 đến 6/5/1962. Chủ tịch Hồ Chí Minh tới dự Đại hội.
Đại hội tuyên dương 45 Anh hùng Lao động, 985 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 267 đơn vị tiên tiến, tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa, đề nghị Nhà nước tặng thưởng 594 Huân chương Lao động, 27 Huân chương Chiến công các hạng. Một số cá nhân tiêu biểu như Giáo sư, bác sỹ Tôn Thất Tùng với thành tích khoa học về mổ gan, mổ tim; bác sĩ Lương Định Của tạo ra nhiều giống cây nông nghiệp có năng suất cao; Vũ Xuân Thủy, chăm chỉ học hỏi chuyên gia Liên Xô và áp dụng kỹ thuật tiên tiến điều khiển máy xúc; Châu Văn Huy, từ người thợ trở thành cán bộ kỹ thuật giỏi, nghiên cứu và áp dụng thành công việc bơm hơi khô vào dây cáp điện thoại, một công việc đáng lẽ kỹ sư giỏi mới làm được; Huỳnh Văn Tiến ở mỏ than Thống Nhất có sáng kiến cải tiến tổ chức lao động và bố trí quy trình khai thác hợp lý, đưa năng suất của lò mỗi ngày từ 50 tấn lên 135 tấn; Lý Văn Du, tài xế xe lửa đã sáng tạo ra phương pháp lái xe kéo vượt tải trên đường dốc; Phạm Ngọc Chức, trong hơn 7 năm làm công nhân khai thác gỗ đã có 125 sáng kiến lớn nhỏ...
Đây là Đại hội đánh dấu những thắng lợi quan trọng, góp phần hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, tạo sức mạnh chi viện cho chiến trường miền Nam, đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước.
Đại hội lần thứ IV (năm 1967)
Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IV họp từ ngày 6 đến 7/1/1967 tại Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh tới dự Đại hội.
Đại hội có trên 500 đại biểu tham dự; tuyên dương 45 tập thể và 111 cá nhân Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Trong 111 cá nhân Anh hùng, có 31 Anh hùng quân đội, 7 Anh hùng là dân quân, tự vệ, 7 Anh hùng là công an nhân dân, 29 Anh hùng là công nhân, 21 Anh hùng là nông dân, 4 Anh hùng là trí thức, 40 Anh hùng là thanh niên, 17 Anh hùng là phụ nữ, có 3 Anh hùng là phụ lão và 14 Anh hùng thuộc các dân tộc ít người. Trong số 45 đơn vị Anh hùng, có 22 đơn vị quân đội và dân quân, tự vệ: 5 đơn vị công an vũ trang; 8 đơn vị giao thông vận tải và bưu điện; 4 đơn vị công nghiệp và lâm nghiệp; một nông trường; 3 hợp tác xã, một bệnh viện; đặc biệt chúng ta có địa phương “Quyết thắng” anh hùng.
Đây là Đại hội biểu dương ý chí và lực lượng của toàn quân và toàn dân ta, những người đã và đang làm nên chiến thắng oanh liệt trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Đại hội lần thứ V (năm 1986)
Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V diễn ra từ ngày 16 đến ngày 17/1/1986 tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có 218 đơn vị và tập thể Anh hùng, 111 cá nhân Anh hùng và 223 chiến sĩ thi đua toàn quốc thuộc đủ các tầng lớp nhân dân, các lứa tuổi, các địa phương, miền xuôi và miền ngược.
Đây là Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần đầu tiên kể từ ngày thống nhất đất nước; là Đại hội biểu dương thắng lợi của dân và quân ta trong lao động, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; nêu cao quyết tâm khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước 5 năm 1986-1990, mở đầu thời kỳ đổi mới.
Đại hội lần thứ VI (năm 2000)
Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ VI diễn ra từ ngày 21 đến 24/11/2000 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
Tham dự Đại hội có trên 900 đại biểu là Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc và nhân tố mới, điển hình tiên tiến. Trong đó, có 407 tập thể và cá nhân anh hùng, 298 chiến sĩ thi đua toàn quốc, 195 điển hình tiên tiến. Ngoài ra, còn có 362 đại biểu là khách mời, gồm có cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, bộ, ban, ngành đoàn thể Trung ương. Các đại biểu được hình thành: 61 đoàn địa phương, 07 đoàn khối Trung ương, 01 đoàn Bộ Quốc phòng, 01 đoàn Bộ Công thương, 01 đoàn kiều bào và 01 đoàn là người nước ngoài.
Đây là Đại hội tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân, của phong trào thi đua yêu nước trong 15 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; thể hiện ý chí quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước; động viên, cổ vũ tinh thần thi đua, ý chí vươn lên nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng.
Đại hội lần thứ VII (năm 2005)
Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ VII diễn ra từ ngày 4 đến ngày 6/10/2005, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Tham dự Đại hội có trên 1270 đại biểu (1160 đại biểu chính thức, 110 đại biểu khách mời) được lựa chọn từ các hội nghị điển hình tiên tiến và đại hội thi đua của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương trong cả nước. Trong đó, có 87 Anh hùng và đại diện 241 tập thể Anh hùng; 122 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 10 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 53 đại biểu dân tộc thiểu số, mười tài năng trẻ, năm thiếu niên tuy tuổi nhỏ đã lập được thành tích xuất sắc, năm người Việt Nam ở nước ngoài và năm người nước ngoài đã có công góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam. Cao tuổi nhất là Giáo sư Trần Văn Giàu (93 tuổi), Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Đây là Đại hội có ý nghĩa quan trọng, đánh giá lại phong trào thi đua và công tác khen thưởng giai đoạn 2001-2005; kiểm điểm việc triển khai thực hiện đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW và Chỉ thị số 39-CT/TW của Bộ Chính trị, chỉ đạo việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến; thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động đợt thi đua đặc biệt trong năm 2005 nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001-2005); thiết thực lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong hai năm 2004-2005.
Đại hội lần thứ VIII (năm 2010)
Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ VIII diễn ra từ ngày 27 đến ngày 28/12/2010, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1500 đại biểu, trong đó có 334 đại biểu là cá nhân, đại diện tập thể Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sỹ thi đua toàn quốc được phong tặng trong 5 năm qua; 995 điển hình tiên tiến, tiêu biểu xuất sắc trên các lĩnh vực.
Đây là Đại hội diễn ra trong không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010), lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Cùng với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra năm 2010, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần này tiếp nối truyền thống của 7 lần đại hội trước đó; tiếp tục nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, đồng thời khẳng định những quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng trong công cuộc đổi mới đất nước. Nội dung thi đua được gắn kết với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng chống tham nhũng”, thi đua thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững.
III. HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC TOÀN QUỐC LẦN THỨ IX
1. Chủ đề và mục đích của Đại hội
Với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX sẽ đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2011-2015; đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2016-2020. Biểu dương kết quả của các phong trào thi đua yêu nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc ở các ngành, các cấp, các lĩnh vực trong 5 năm qua. Biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân, anh hùng, chiến sĩ thi đua và các gương điển hình tiên tiến, nhân tố tiêu biểu trong toàn quốc; qua đó, tiếp tục khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo động lực mới góp phần tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Phát động phong trào thi đua trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, gắn với đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Luật Thi đua - Khen thưởng. Nâng cao chất lượng các phong thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
2. Ý nghĩa của Đại hội
Đại hội lần này có ý nghĩa rất quan trọng:
Một là, trên cơ sở tổng kết phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng trong 5 năm (2011-2015), Đại hội rút ra bài học kinh nghiệm thiết thực về nội dung, hình thức, phương thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; về kinh nghiệm xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến nhằm tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng giai đoạn tiếp theo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hai là, khẳng định những thành tựu của gần 30 năm đổi mới toàn diện đất nước; những kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong 5 năm qua, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và khơi dậy sức mạnh to lớn của các tầng lớp nhân dân; tiếp tục bồi dưỡng lòng yêu nước, ý chí quật cường, lòng tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ba là, cổ vũ sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo nên động lực mới nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đưa đất nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Bốn là, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Nội dung, chương trình Đại hội
Đại hội sẽ được tổ chức vào quý IV năm 2015 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội; diễn ra trong 2 ngày, dự kiến có khoảng 2000 đại biểu, trong đó có 1800 đại biểu chính thức và 200 đại biểu khách mời.
Chiều ngày thứ nhất, Đại hội trù bị và tổng duyệt chương trình. Buổi tối, có chương trình nghệ thuật đặc biệt và giao lưu với các điển hình tiên tiến.
Sáng ngày thứ hai, có các hoạt động: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ; chương trình văn nghệ chào mừng; Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng 5 năm (2010-2015), phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020; chiếu phim tài liệu các phong trào thi đua yêu nước; phát biểu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đoàn đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Buổi chiều, các báo cáo tham luận của đại diện các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; tổ chức tôn vinh, tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua và trong thực hiện phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào thi đua yêu nước giai doạn 2016-2020. Buổi tối có chương trình văn nghệ chào mừng thành công của Đại hội.
Trước và trong dịp tổ chức Đại hội sẽ diễn ra một số hoạt động chính như: Triển lãm ảnh về Bác Hồ với phong trào thi đua yêu nước và các kỳ Đại hội thi đua yêu nước; Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tuyên truyền, cổ động chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX; Giao lưu các điển hình tiên tiến trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương tăng cường thời lượng phát sóng, chiếu phim tài liệu về các phong trào thi đua yêu nước, các kỳ Đại hội. Mở các chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội. Đồng thời, tổ chức họp báo trước và sau Đại hội để định hướng tuyên truyền và thông báo kết quả Đại hội.
* * *
Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX diễn ra trong bối cảnh năm 2015 có nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, đặc biệt là Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng; kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2015) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2015). Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ra sức thi đua trên tất cả các lĩnh vực, lập thành tích xuất sắc, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI; tích cực chuẩn bị, triển khai tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
I. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ CỦA THI ĐUA YÊU NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN TA
1. Mục đích thi đua yêu nước
Thi đua là cùng nhau đem hết tài năng, sức lực nhằm thúc đẩy lẫn nhau, đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác, học tập. Công việc hàng ngày chính là nền tảng của thi đua, thi đua cũng là một cách yêu nước thiết thực và tích cực. Thi đua phải gắn với khen thưởng, đều hướng đến mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thi đua yêu nước là hoạt động mang tính tập thể, tự giác, tích cực, có lãnh đạo; là hình thức động viên mọi tầng lớp nhân dân phát huy nhiệt tình cách mạng, tinh thần lao động sáng tạo của mỗi người hoặc tập thể để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ đề ra. Thi đua yêu nước thực sự trở thành phong trào hành động cách mạng của toàn dân, được tổ chức, chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến cơ sở dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, chính thức bắt đầu từ năm 1948, gắn với Chỉ thị ngày 27/3/1948 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng phát động phong trào thi đua ái quốc và Lời kêu gọi thi đua ái quốc ngày 11/6/1948 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ở các thời điểm và lĩnh vực khác nhau, có các phong trào thi đua yêu nước với những tiêu chí, nội dung và khẩu hiệu hành động khác nhau nhưng đều nhằm mục đích mang lại lợi ích chính đáng cho cá nhân, cho cộng đồng và cho dân tộc như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến thiết chóng thành công”; “ai nấy đều gắng làm nhanh, làm tốt, làm đẹp, không kể công việc của mình thuộc về đời sống vật chất hay tinh thần, không kể mình hoạt động ở hậu phương hay tiền tuyến, cốt sao lợi cho nước nhà mà mình tiến bộ”; “Thi đua ái quốc là lợi ích cho mình, lợi ích cho gia đình và lợi ích cho làng, cho nước, cho dân tộc”.
2. Vai trò của thi đua yêu nước
- Thi đua yêu nước động viên sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người, mỗi tập thể, trở thành động lực thúc đẩy họ vượt qua khó khăn, thử thách để đi đến thắng lợi trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế giai đoạn hiện nay.
- Thi đua yêu nước thúc đẩy sáng kiến và sức sáng tạo của con người, mở rộng tư duy, nâng cao nhận thức, tạo nên những động lực mới cho cách mạng nước nhà. Thi đua yêu nước là động lực khơi dậy, phát huy tối đa sức sáng tạo, tinh thần xung phong, ý chí quyết tâm xả thân vì nước, tạo ra hoạt động tự giác, biến những điều tưởng chừng không thể làm được trở thành hiện thực. Chủ tịch Hồ Chủ tịch đã nói: Muốn làm cho mọi công tác tiến lên nữa, cần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và phải làm sao cho phong trào thi đua lúc nào cũng sôi nổi liên tục, thành hoạt động tự giác của mọi người.
- Thi đua là trường học phổ biến kinh nghiệm, làm xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân, các anh hùng, chiến sỹ, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong toàn quốc, có tác động nêu gương, thúc đẩy nhiệt tình cách mạng của quần chúng, có sức mạnh cải tạo xã hội, cải tạo tự nhiên, cải tạo con người. Các phong trào ấy đã đi vào lịch sử với niềm tự hào vô hạn, trở thành trường học cách mạng sống động, rèn luyện và đào tạo ra những con người xứng đáng là lực lượng anh hùng trong thời đại anh hùng.
- Thi đua yêu nước góp phần giúp cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành, các cấp rèn luyện năng lực lãnh đạo, tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị. Các phong trào thi đua yêu nước khơi dậy ý thức tự giác, tích cực của mọi người, là động lực góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, địa phương, đơn vị; góp phần làm cho chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhanh chóng đi vào thực tiễn.
- Phong trào thi đua yêu nước là hình thức tốt nhất để tập hợp, giác ngộ cách mạng và nâng cao nhận thức cho quần chúng về tư tưởng, chính trị, trình độ văn hóa, nhận thức xã hội; cải tiến kỹ thuật, năng lực chiến đấu, lao động sản xuất; hướng quần chúng hành động theo đúng định hướng nhằm đạt các mục tiêu đề ra. Thi đua yêu nước nhằm bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của dân tộc ta và làm cho nhân dân ta đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.
- Các phong trào thi đua yêu nước trong những năm qua không chỉ góp phần rất quan trọng thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ chính trị - xã hội của đất nước, làm thay đổi bộ mặt đất nước mà còn nêu cao tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, xây dựng đạo đức, nếp sống mới, đề cao phẩm chất con người mới.
II. CÁC KỲ ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC TOÀN QUỐC
Đại hội lần thứ I (năm 1952)
Đại hội thi đua yêu nước lần thứ nhất họp từ ngày 1 đến ngày 6/5/1952 tại chiến khu Việt Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh tới dự Đại hội.
Đại hội có trên 150 chiến sĩ thi đua công, nông, binh và lao động trí óc toàn quốc về dự. Đại hội tuyên dương 7 Anh hùng tiêu biểu và tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất cho 23 chiến sĩ xuất sắc. Trong đó có các anh hùng, chiến sỹ thi đua tiêu biểu được tôn vinh như: Anh hùng Cù Chính Lan, chiến sĩ La Văn Cầu, nữ trung đội trưởng du kích Nguyễn Thị Chiên, chiến sĩ Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh, Giáp Văn Khương, Quang Vinh...
Đây là Đại hội đánh dấu những thắng lợi của phong trào thi đua diệt giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm. Thành công của Đại hội đã động viên toàn dân, toàn quân ta hăng hái lập nhiều thành tích, tiến lên giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
Đại hội lần thứ II (năm 1958)
Đại hội thi đua yêu nước lần thứ II diễn ra từ ngày 7 đến 8/7/1958 tại Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh tới dự Đại hội.
Đại hội có trên 450 đại biểu tham dự, trong đó có 236 chiến sĩ thi đua lao động chân tay và trí óc, 127 chiến sĩ thi đua nông nghiệp, 71 chiến sĩ thi đua của quân đội nhân dân và 22 đại biểu cán bộ thuộc đủ các lứa tuổi, các giới, các dân tộc, đồng bào miền Nam và Hoa kiều. Đại diện cho phong trào thi đua tập thể, có đại biểu của 75 đơn vị xuất sắc của các xí nghiệp, công trường, tổ đổi công, hợp tác xã và bộ đội; 18 tập đoàn sản xuất xuất sắc của đồng bào miền Nam; đại diện cho các anh hùng, chiến sĩ thi đua năm 1952; có 10 đại biểu công nhân các xí nghiệp thuộc khu vực tư doanh.
Đại hội tuyên dương 26 Anh hùng lao động (trong đó có 16 đảng viên Đảng lao động Việt Nam, 5 phụ nữ, 6 đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc, 2 đồng bào các dân tộc ít người, 1 Hoa kiều) và đề nghị Nhà nước tặng 618 Huân chương Lao động các hạng, 38 Bằng khen cho các tập thể và cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước.
Đại hội lần này đánh dấu những thành tích to lớn của công cuộc khôi phục kinh tế - xã hội ở miền Bắc, động viên nhân dân phấn đấu giành thắng lợi trong công cuộc cải tạo kinh tế, phát triển văn hóa...
Đại hội lần thứ III (năm 1962)
Đại hội thi đua yêu nước lần thứ III diễn ra tại Hà Nội từ ngày 4 đến 6/5/1962. Chủ tịch Hồ Chí Minh tới dự Đại hội.
Đại hội tuyên dương 45 Anh hùng Lao động, 985 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 267 đơn vị tiên tiến, tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa, đề nghị Nhà nước tặng thưởng 594 Huân chương Lao động, 27 Huân chương Chiến công các hạng. Một số cá nhân tiêu biểu như Giáo sư, bác sỹ Tôn Thất Tùng với thành tích khoa học về mổ gan, mổ tim; bác sĩ Lương Định Của tạo ra nhiều giống cây nông nghiệp có năng suất cao; Vũ Xuân Thủy, chăm chỉ học hỏi chuyên gia Liên Xô và áp dụng kỹ thuật tiên tiến điều khiển máy xúc; Châu Văn Huy, từ người thợ trở thành cán bộ kỹ thuật giỏi, nghiên cứu và áp dụng thành công việc bơm hơi khô vào dây cáp điện thoại, một công việc đáng lẽ kỹ sư giỏi mới làm được; Huỳnh Văn Tiến ở mỏ than Thống Nhất có sáng kiến cải tiến tổ chức lao động và bố trí quy trình khai thác hợp lý, đưa năng suất của lò mỗi ngày từ 50 tấn lên 135 tấn; Lý Văn Du, tài xế xe lửa đã sáng tạo ra phương pháp lái xe kéo vượt tải trên đường dốc; Phạm Ngọc Chức, trong hơn 7 năm làm công nhân khai thác gỗ đã có 125 sáng kiến lớn nhỏ...
Đây là Đại hội đánh dấu những thắng lợi quan trọng, góp phần hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, tạo sức mạnh chi viện cho chiến trường miền Nam, đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước.
Đại hội lần thứ IV (năm 1967)
Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IV họp từ ngày 6 đến 7/1/1967 tại Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh tới dự Đại hội.
Đại hội có trên 500 đại biểu tham dự; tuyên dương 45 tập thể và 111 cá nhân Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Trong 111 cá nhân Anh hùng, có 31 Anh hùng quân đội, 7 Anh hùng là dân quân, tự vệ, 7 Anh hùng là công an nhân dân, 29 Anh hùng là công nhân, 21 Anh hùng là nông dân, 4 Anh hùng là trí thức, 40 Anh hùng là thanh niên, 17 Anh hùng là phụ nữ, có 3 Anh hùng là phụ lão và 14 Anh hùng thuộc các dân tộc ít người. Trong số 45 đơn vị Anh hùng, có 22 đơn vị quân đội và dân quân, tự vệ: 5 đơn vị công an vũ trang; 8 đơn vị giao thông vận tải và bưu điện; 4 đơn vị công nghiệp và lâm nghiệp; một nông trường; 3 hợp tác xã, một bệnh viện; đặc biệt chúng ta có địa phương “Quyết thắng” anh hùng.
Đây là Đại hội biểu dương ý chí và lực lượng của toàn quân và toàn dân ta, những người đã và đang làm nên chiến thắng oanh liệt trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Đại hội lần thứ V (năm 1986)
Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V diễn ra từ ngày 16 đến ngày 17/1/1986 tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có 218 đơn vị và tập thể Anh hùng, 111 cá nhân Anh hùng và 223 chiến sĩ thi đua toàn quốc thuộc đủ các tầng lớp nhân dân, các lứa tuổi, các địa phương, miền xuôi và miền ngược.
Đây là Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần đầu tiên kể từ ngày thống nhất đất nước; là Đại hội biểu dương thắng lợi của dân và quân ta trong lao động, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; nêu cao quyết tâm khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước 5 năm 1986-1990, mở đầu thời kỳ đổi mới.
Đại hội lần thứ VI (năm 2000)
Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ VI diễn ra từ ngày 21 đến 24/11/2000 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
Tham dự Đại hội có trên 900 đại biểu là Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc và nhân tố mới, điển hình tiên tiến. Trong đó, có 407 tập thể và cá nhân anh hùng, 298 chiến sĩ thi đua toàn quốc, 195 điển hình tiên tiến. Ngoài ra, còn có 362 đại biểu là khách mời, gồm có cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, bộ, ban, ngành đoàn thể Trung ương. Các đại biểu được hình thành: 61 đoàn địa phương, 07 đoàn khối Trung ương, 01 đoàn Bộ Quốc phòng, 01 đoàn Bộ Công thương, 01 đoàn kiều bào và 01 đoàn là người nước ngoài.
Đây là Đại hội tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân, của phong trào thi đua yêu nước trong 15 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; thể hiện ý chí quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước; động viên, cổ vũ tinh thần thi đua, ý chí vươn lên nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng.
Đại hội lần thứ VII (năm 2005)
Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ VII diễn ra từ ngày 4 đến ngày 6/10/2005, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Tham dự Đại hội có trên 1270 đại biểu (1160 đại biểu chính thức, 110 đại biểu khách mời) được lựa chọn từ các hội nghị điển hình tiên tiến và đại hội thi đua của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương trong cả nước. Trong đó, có 87 Anh hùng và đại diện 241 tập thể Anh hùng; 122 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 10 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 53 đại biểu dân tộc thiểu số, mười tài năng trẻ, năm thiếu niên tuy tuổi nhỏ đã lập được thành tích xuất sắc, năm người Việt Nam ở nước ngoài và năm người nước ngoài đã có công góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam. Cao tuổi nhất là Giáo sư Trần Văn Giàu (93 tuổi), Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Đây là Đại hội có ý nghĩa quan trọng, đánh giá lại phong trào thi đua và công tác khen thưởng giai đoạn 2001-2005; kiểm điểm việc triển khai thực hiện đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW và Chỉ thị số 39-CT/TW của Bộ Chính trị, chỉ đạo việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến; thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động đợt thi đua đặc biệt trong năm 2005 nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001-2005); thiết thực lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong hai năm 2004-2005.
Đại hội lần thứ VIII (năm 2010)
Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ VIII diễn ra từ ngày 27 đến ngày 28/12/2010, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1500 đại biểu, trong đó có 334 đại biểu là cá nhân, đại diện tập thể Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sỹ thi đua toàn quốc được phong tặng trong 5 năm qua; 995 điển hình tiên tiến, tiêu biểu xuất sắc trên các lĩnh vực.
Đây là Đại hội diễn ra trong không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010), lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Cùng với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra năm 2010, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần này tiếp nối truyền thống của 7 lần đại hội trước đó; tiếp tục nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, đồng thời khẳng định những quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng trong công cuộc đổi mới đất nước. Nội dung thi đua được gắn kết với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng chống tham nhũng”, thi đua thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững.
III. HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC TOÀN QUỐC LẦN THỨ IX
1. Chủ đề và mục đích của Đại hội
Với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX sẽ đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2011-2015; đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2016-2020. Biểu dương kết quả của các phong trào thi đua yêu nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc ở các ngành, các cấp, các lĩnh vực trong 5 năm qua. Biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân, anh hùng, chiến sĩ thi đua và các gương điển hình tiên tiến, nhân tố tiêu biểu trong toàn quốc; qua đó, tiếp tục khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo động lực mới góp phần tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Phát động phong trào thi đua trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, gắn với đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Luật Thi đua - Khen thưởng. Nâng cao chất lượng các phong thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
2. Ý nghĩa của Đại hội
Đại hội lần này có ý nghĩa rất quan trọng:
Một là, trên cơ sở tổng kết phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng trong 5 năm (2011-2015), Đại hội rút ra bài học kinh nghiệm thiết thực về nội dung, hình thức, phương thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; về kinh nghiệm xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến nhằm tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng giai đoạn tiếp theo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hai là, khẳng định những thành tựu của gần 30 năm đổi mới toàn diện đất nước; những kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong 5 năm qua, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và khơi dậy sức mạnh to lớn của các tầng lớp nhân dân; tiếp tục bồi dưỡng lòng yêu nước, ý chí quật cường, lòng tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ba là, cổ vũ sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo nên động lực mới nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đưa đất nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Bốn là, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Nội dung, chương trình Đại hội
Đại hội sẽ được tổ chức vào quý IV năm 2015 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội; diễn ra trong 2 ngày, dự kiến có khoảng 2000 đại biểu, trong đó có 1800 đại biểu chính thức và 200 đại biểu khách mời.
Chiều ngày thứ nhất, Đại hội trù bị và tổng duyệt chương trình. Buổi tối, có chương trình nghệ thuật đặc biệt và giao lưu với các điển hình tiên tiến.
Sáng ngày thứ hai, có các hoạt động: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ; chương trình văn nghệ chào mừng; Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng 5 năm (2010-2015), phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020; chiếu phim tài liệu các phong trào thi đua yêu nước; phát biểu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đoàn đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Buổi chiều, các báo cáo tham luận của đại diện các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; tổ chức tôn vinh, tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua và trong thực hiện phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào thi đua yêu nước giai doạn 2016-2020. Buổi tối có chương trình văn nghệ chào mừng thành công của Đại hội.
Trước và trong dịp tổ chức Đại hội sẽ diễn ra một số hoạt động chính như: Triển lãm ảnh về Bác Hồ với phong trào thi đua yêu nước và các kỳ Đại hội thi đua yêu nước; Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tuyên truyền, cổ động chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX; Giao lưu các điển hình tiên tiến trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương tăng cường thời lượng phát sóng, chiếu phim tài liệu về các phong trào thi đua yêu nước, các kỳ Đại hội. Mở các chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội. Đồng thời, tổ chức họp báo trước và sau Đại hội để định hướng tuyên truyền và thông báo kết quả Đại hội.
* * *
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG