An Giang: Đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển hợp tác xã nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025
- Được đăng: Thứ hai, 26 Tháng 7 2021 11:27
- Lượt xem: 1964
(TUAG)- Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 1700/QĐ-UBND, ngày 22/7/2021 phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển hợp tác xã nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đó, đối tượng tham gia Đề án là đội ngũ quản lý và điều hành hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN); nhân sự chuyên môn, kỹ thuật HTX; thành viên HTX được xác định là lực lượng nguồn cho giai đoạn tiếp theo; công chức, viên chức của các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, Liên minh Hợp tác xã, các hiệp hội, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, giảng viên.
Mục tiêu cụ thể, bao gồm: Nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực kinh tế tập thể thông qua việc tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn: Có khoảng 525 người là thành viên HTX được đào tạo trình độ sơ cấp nghề. Có khoảng 1.500 người là thành viên HTX được bồi dưỡng tập huấn các chuyên đề. Ít nhất 59 người là thành viên HTX được hỗ trợ đào tạo trình độ cơ bản từ trung cấp đến đại học, trong đó tiếp tục hỗ trợ cho 09 người theo Đề án Đổi mới phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2017 - 2020 (Quyết định số 1400/QĐ-UBND, ngày 09/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh). Có khoảng 450 người là nhân lực thuộc bộ máy quản lý Nhà nước và đoàn thể các cấp được bồi dưỡng tập huấn về kinh tế tập thể. Có khoảng 40 người là công chức, viên chức của các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, Liên minh Hợp tác xã, các hiệp hội, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, giảng viên được đào tạo trong và ngoài nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã và các chuyên ngành hỗ trợ trực tiếp cho công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể.
Hỗ trợ 60 HTX trả lương cho 60 nhân sự trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc tại các HTXNN, chiếm khoảng 30% số HTXNN hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tiếp tục hỗ trợ các nhân sự đã về làm việc tại HTX của giai đoạn trước theo Kế hoạch số 384/KH-UBND, ngày 28/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhưng chưa đủ 03 năm, hiện còn tiếp tục làm việc tại các HTXNN. Có ít nhất 01 công chức được giao nhiệm vụ chuyên trách về lĩnh vực kinh tế tập thể tại mỗi cơ quan được phân cấp quản lý Nhà nước về hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp các cấp (tỉnh, huyện, cấp xã).
Để thực hiện mục tiêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra các nội dung và giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện:
Một là, nâng cao năng lực đội ngũ quản lý điều hành hợp tác xã: Tổ chức cập nhật các kỹ năng cần thiết trong nhiệm vụ quản lý và điều hành hoạt động của các HTXNN phù hợp với nền kinh tế thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể: Xây dựng và triển khai thực hiện phương án sản xuất kinh doanh; kết nối kinh doanh phát triển thị trường nông sản theo chuỗi giá trị hàng hóa; tiếp cận thông tin thị trường và hội nhập quốc tế; các kỹ năng trong kiểm soát nội bộ HTX; phát triển các dịch vụ phục vụ thành viên HTX và cộng đồng dân cư trong khu vực… nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành và cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng trình độ sơ cấp Giám đốc điều hành, Kiểm soát viên, Kế toán HTX. Hỗ trợ các thành viên, người lao động đang làm việc tại các HTXNN tham gia các chương trình đào tạo dài hạn từ trung cấp đến đại học nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, phù hợp với vị trí làm việc và nhu cầu phát triển của HTX.
Hai là, thực hiện hỗ trợ nhân lực trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc tại HTXNN: Khuyến khích, tạo điều kiện thu hút nguồn nhân lực trẻ có trình độ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc tại hợp tác xã nông nghiệp nhằm phát huy được những kiến thức đã học tập tại nhà trường, hỗ trợ các hợp tác xã trong quản trị, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh; dần thay đổi tư duy và phương thức hoạt động của các HTXNN theo hướng thích ứng với cơ chế thị trường, có ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt, ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTXNN.
Ba là, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý Nhà nước các cấp: Cử công chức, viên chức của các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, Liên minh Hợp tác xã, các hiệp hội, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, giảng viên tham gia dự tuyển, đào tạo trong và ngoài nước về hợp tác xã và các chuyên ngành hỗ trợ trực tiếp cho công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể; hỗ trợ đào tạo trong nước trình độ từ cao đẳng trở lên, hỗ trợ đào tạo ngoài nước trình độ sau đại học. Độ tuổi được hỗ trợ phải dưới 50 tuổi, có quyết định cử tham gia đào tạo của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, theo quy định về đào tạo công chức, viên chức hiện hành và cam kết bằng văn bản làm việc tại đơn vị đang công tác ít nhất gấp đôi thời gian tham gia khóa đào tạo, chịu trách nhiệm bồi hoàn kinh phí đào tạo đối với Nhà nước trong trường hợp không thực hiện cam kết. Tổ chức bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể và đoàn thể các cấp chuyên đề về quản lý kinh tế tập thể, HTX, kiến thức về Luật Hợp tác xã và các chính sách hỗ trợ phát triển HIX...
Bốn là, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp: Các cấp kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp; trong đó: cấp tỉnh do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh làm Trưởng ban; cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban; cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Trưởng ban. Bố trí ít nhất 01 công chức phụ trách kinh tế tập thể các cấp; trong đó, cấp tỉnh bố trí công chức thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn); cấp huyện bố trí công chức thuộc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế; cấp xã có công chức chuyên trách về kinh tế tập thể.
Thông qua việc thực hiện Đề án nhằm phát triển số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp trong từng hệ sinh thái (trồng trọt; chăn nuôi; thủy sản) và nguồn nhân lực dịch vụ nông nghiệp có trình độ chuyên môn cao, có đủ năng lực để quản lý và điều hành hoạt động của HTXNN, góp phần đưa HTX phát triển theo tiến trình hội nhập quốc tế./.
____________
Nguồn: Quyết định số 1700/QĐ-UBND, ngày 22/7/2021
Theo đó, đối tượng tham gia Đề án là đội ngũ quản lý và điều hành hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN); nhân sự chuyên môn, kỹ thuật HTX; thành viên HTX được xác định là lực lượng nguồn cho giai đoạn tiếp theo; công chức, viên chức của các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, Liên minh Hợp tác xã, các hiệp hội, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, giảng viên.
Mục tiêu cụ thể, bao gồm: Nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực kinh tế tập thể thông qua việc tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn: Có khoảng 525 người là thành viên HTX được đào tạo trình độ sơ cấp nghề. Có khoảng 1.500 người là thành viên HTX được bồi dưỡng tập huấn các chuyên đề. Ít nhất 59 người là thành viên HTX được hỗ trợ đào tạo trình độ cơ bản từ trung cấp đến đại học, trong đó tiếp tục hỗ trợ cho 09 người theo Đề án Đổi mới phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2017 - 2020 (Quyết định số 1400/QĐ-UBND, ngày 09/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh). Có khoảng 450 người là nhân lực thuộc bộ máy quản lý Nhà nước và đoàn thể các cấp được bồi dưỡng tập huấn về kinh tế tập thể. Có khoảng 40 người là công chức, viên chức của các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, Liên minh Hợp tác xã, các hiệp hội, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, giảng viên được đào tạo trong và ngoài nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã và các chuyên ngành hỗ trợ trực tiếp cho công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể.
Hỗ trợ 60 HTX trả lương cho 60 nhân sự trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc tại các HTXNN, chiếm khoảng 30% số HTXNN hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tiếp tục hỗ trợ các nhân sự đã về làm việc tại HTX của giai đoạn trước theo Kế hoạch số 384/KH-UBND, ngày 28/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhưng chưa đủ 03 năm, hiện còn tiếp tục làm việc tại các HTXNN. Có ít nhất 01 công chức được giao nhiệm vụ chuyên trách về lĩnh vực kinh tế tập thể tại mỗi cơ quan được phân cấp quản lý Nhà nước về hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp các cấp (tỉnh, huyện, cấp xã).
Để thực hiện mục tiêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra các nội dung và giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện:
Một là, nâng cao năng lực đội ngũ quản lý điều hành hợp tác xã: Tổ chức cập nhật các kỹ năng cần thiết trong nhiệm vụ quản lý và điều hành hoạt động của các HTXNN phù hợp với nền kinh tế thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể: Xây dựng và triển khai thực hiện phương án sản xuất kinh doanh; kết nối kinh doanh phát triển thị trường nông sản theo chuỗi giá trị hàng hóa; tiếp cận thông tin thị trường và hội nhập quốc tế; các kỹ năng trong kiểm soát nội bộ HTX; phát triển các dịch vụ phục vụ thành viên HTX và cộng đồng dân cư trong khu vực… nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành và cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng trình độ sơ cấp Giám đốc điều hành, Kiểm soát viên, Kế toán HTX. Hỗ trợ các thành viên, người lao động đang làm việc tại các HTXNN tham gia các chương trình đào tạo dài hạn từ trung cấp đến đại học nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, phù hợp với vị trí làm việc và nhu cầu phát triển của HTX.
Hai là, thực hiện hỗ trợ nhân lực trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc tại HTXNN: Khuyến khích, tạo điều kiện thu hút nguồn nhân lực trẻ có trình độ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc tại hợp tác xã nông nghiệp nhằm phát huy được những kiến thức đã học tập tại nhà trường, hỗ trợ các hợp tác xã trong quản trị, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh; dần thay đổi tư duy và phương thức hoạt động của các HTXNN theo hướng thích ứng với cơ chế thị trường, có ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt, ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTXNN.
Ba là, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý Nhà nước các cấp: Cử công chức, viên chức của các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, Liên minh Hợp tác xã, các hiệp hội, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, giảng viên tham gia dự tuyển, đào tạo trong và ngoài nước về hợp tác xã và các chuyên ngành hỗ trợ trực tiếp cho công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể; hỗ trợ đào tạo trong nước trình độ từ cao đẳng trở lên, hỗ trợ đào tạo ngoài nước trình độ sau đại học. Độ tuổi được hỗ trợ phải dưới 50 tuổi, có quyết định cử tham gia đào tạo của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, theo quy định về đào tạo công chức, viên chức hiện hành và cam kết bằng văn bản làm việc tại đơn vị đang công tác ít nhất gấp đôi thời gian tham gia khóa đào tạo, chịu trách nhiệm bồi hoàn kinh phí đào tạo đối với Nhà nước trong trường hợp không thực hiện cam kết. Tổ chức bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể và đoàn thể các cấp chuyên đề về quản lý kinh tế tập thể, HTX, kiến thức về Luật Hợp tác xã và các chính sách hỗ trợ phát triển HIX...
Bốn là, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp: Các cấp kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp; trong đó: cấp tỉnh do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh làm Trưởng ban; cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban; cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Trưởng ban. Bố trí ít nhất 01 công chức phụ trách kinh tế tập thể các cấp; trong đó, cấp tỉnh bố trí công chức thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn); cấp huyện bố trí công chức thuộc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế; cấp xã có công chức chuyên trách về kinh tế tập thể.
Thông qua việc thực hiện Đề án nhằm phát triển số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp trong từng hệ sinh thái (trồng trọt; chăn nuôi; thủy sản) và nguồn nhân lực dịch vụ nông nghiệp có trình độ chuyên môn cao, có đủ năng lực để quản lý và điều hành hoạt động của HTXNN, góp phần đưa HTX phát triển theo tiến trình hội nhập quốc tế./.
____________
Nguồn: Quyết định số 1700/QĐ-UBND, ngày 22/7/2021
NGỌC DỰNG