Người lưu giữ nét đẹp truyền thống qua những chiếc đèn Trung thu
- Được đăng: Thứ ba, 10 Tháng 9 2019 14:13
- Lượt xem: 2155
(TGAG)- Cứ mỗi dịp Tết Trung thu về, bên cạnh các sản phẩm phục vụ thị trường như: bánh, trống lân, ông địa, thì chiếc đèn Trung thu là món quà không thể thiếu đối với các em nhỏ. Từ khi lồng đèn hiện đại xuất hiện với nhiều hình thức, lồng đèn điện tử sinh động đã thu hút trẻ em nên lồng đèn truyền thống cũng giảm dần số lượng. Thế nhưng cho đến nay, gia đình ông Phạm Văn Thành, ngụ ấp Mỹ Lương, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân vẫn duy trì công việc làm lồng đèn truyền thống để đưa ra thị trường, với mong muốn lưu giữ nét đẹp truyền thống cho các em thiếu nhi mỗi dịp Trung thu về.
Gắn bó hơn 40 năm làm lồng đèn Trung thu, công việc này đã trở thành một phần trong cuộc sống của gia đình ông Phạm Văn Thành, ấp Mỹ Lương, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân. Cứ mỗi mùa Trung thu về, lồng đèn truyền thống lại giảm dần thay vào đó là những chiếc đèn hiện đại với mẫu mã đa dạng và đầy màu sắc nên số lượng lồng đèn gia đình ông Thành giảm dần. Nếu như mỗi mùa Trung thu trước đây, gia đình ông làm từ 900 đến 1.000 cái đèn thì khoảng 10 năm trở lại đây số đèn giảm lại, và Trung thu năm nay giảm chỉ còn một nữa, nhưng giá cả vẫn không tăng. Dù hiện nay, sản phẩm đèn truyền thống không còn tiêu thụ mạnh so với các mẫu đèn hiện đại, nhưng ông Thành vẫn giữ nghề. Ông Phạm Văn Thành, ấp Mỹ Lương, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân chia sẽ: bởi đam mê và yêu công việc này, với tâm nguyện giữ lại nghề truyền thống để không bị mai một. Công việc của ông chủ yếu lấy ý nghĩa làm niềm vui, chứ lợi nhuận làm ra rất ít, miễn các cháu vui thì bản thân tôi cũng vui lây.
Là con trai út trong gia đình, theo ông Thành làm nghề đèn truyền thống nhiều năm nên em Phạm Văn Danh cũng được ông truyền dạy nhiều kỹ thuật làm, với mong muốn tiếp nối nghề của ông. Em Phạm Văn Danh, ấp Mỹ Lương, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân cho biết: Làm đèn Trung thu truyền thống này năm nào em cũng làm nên quên, nếu không làm thấy nhớ, dù lời nhiều hay ít khi đến mùa là tôi cùng gia đình bắt tay vào làm đèn.
Ngày thường, ông Thành đi bán vé số, đến mỗi độ Trung thu về gia đình ông mới tất bật làm ngày đêm để cho ra những chiếc đèn truyền thống. Mỗi công đoạn đều thực hiện bằng thủ công không sử dụng bất kỳ máy móc nào nên một chiếc đèn làm ra mất từ 2-3 ngày. Do mất nhiều thời gian nên để hoàn thành những đơn đặt hàng, từ đầu tháng 5 âm lịch ông Thành chuẩn bị nguyên liệu cho một mùa lồng đèn mới. Để tạo ra một chiếc lồng đèn cũng không đơn giản, mọi thứ phải thận trọng tỉ mỉ ngay cả trong công đoạn nhỏ nhất. Ông Phạm Văn Thành - ấp Mỹ Lương - thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân cho biết: làm đèn Trung thu tuy dễ mà khó, phải trải qua rất nhiều công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, làm tre, ngâm, ra kích cỡ, lên nền, phân kiểu. Sản phẩm đèn truyền thống vẫn phong phú theo loại hình đặc trưng: ngôi sao, chiếc thuyền, con cá, măng non,v.v.... Đặc biệt là mẫu đèn ngôi sao nổi được các em thích hơn hết, bởi vì hình ngôi sao là tượng trưng lá cờ của Việt Nam. Công đoạn làm đèn ngôi sao nỗi cũng khó làm nhất, nếu không biết cách sẽ chênh lệch, không đẹp mắt. Một chiếc lồng đèn Trung thu được coi là đẹp khung phải thật khít, kín, sắc nét, màu sắc được trang trí thật rực rỡ, bắt mắt.
Mỗi chiếc đèn ngôi sao thành phẩm như thế này, tùy kích cở lớn nhỏ mà giá bán trung bình từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng; đèn chiếc thuyền giá 70.000 đồng. Hiện tại, sản phẩm đèn truyền thống của gia đình ông Thành được phân phối chủ yếu trên địa bàn huyện theo đơn đặt hàng của các cơ sở kinh doanh. Mẫu được đại lý đặt nhiều nhất là ngôi sao với nhiều kích cỡ nhỏ, trung, đại. Bên cạnh, mẫu thuyền Trường Sa - Hoàng Sa rất được ưa chuộng, học sinh các trường đặt mua số lượng nhiều.
Mỗi chiếc đèn Trung thu gắn với sự tích cụ thể và mang ý nghĩa sâu sắc, chiếc lồng đèn truyền thống đã trở thành nét đặc trưng trong văn hóa của dân tộc mỗi dịp Trung thu về. Với suy nghĩ đó, ông Thành vẫn quyết tâm giữ nghề, giữ nét đẹp đang dần mai một này, với mong muốn những chiếc lồng đèn truyền thống vẫn tiếp tục tỏa sáng rạng ngời trên khắp mọi nơi và trong tim mọi người. Và có lẽ ai trong bất kỳ chúng ta đều dành sự yêu mến và ủng hộ lồng đèn thủ công này nhiều hơn nữa sẽ không chỉ giúp những người thợ làm nghề đèn truyền thống này tồn tại và phát triển mà còn bảo tồn được nét đẹp truyền thống trong ngày tết Trung thu.
Gắn bó hơn 40 năm làm lồng đèn Trung thu, công việc này đã trở thành một phần trong cuộc sống của gia đình ông Phạm Văn Thành, ấp Mỹ Lương, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân. Cứ mỗi mùa Trung thu về, lồng đèn truyền thống lại giảm dần thay vào đó là những chiếc đèn hiện đại với mẫu mã đa dạng và đầy màu sắc nên số lượng lồng đèn gia đình ông Thành giảm dần. Nếu như mỗi mùa Trung thu trước đây, gia đình ông làm từ 900 đến 1.000 cái đèn thì khoảng 10 năm trở lại đây số đèn giảm lại, và Trung thu năm nay giảm chỉ còn một nữa, nhưng giá cả vẫn không tăng. Dù hiện nay, sản phẩm đèn truyền thống không còn tiêu thụ mạnh so với các mẫu đèn hiện đại, nhưng ông Thành vẫn giữ nghề. Ông Phạm Văn Thành, ấp Mỹ Lương, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân chia sẽ: bởi đam mê và yêu công việc này, với tâm nguyện giữ lại nghề truyền thống để không bị mai một. Công việc của ông chủ yếu lấy ý nghĩa làm niềm vui, chứ lợi nhuận làm ra rất ít, miễn các cháu vui thì bản thân tôi cũng vui lây.
Là con trai út trong gia đình, theo ông Thành làm nghề đèn truyền thống nhiều năm nên em Phạm Văn Danh cũng được ông truyền dạy nhiều kỹ thuật làm, với mong muốn tiếp nối nghề của ông. Em Phạm Văn Danh, ấp Mỹ Lương, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân cho biết: Làm đèn Trung thu truyền thống này năm nào em cũng làm nên quên, nếu không làm thấy nhớ, dù lời nhiều hay ít khi đến mùa là tôi cùng gia đình bắt tay vào làm đèn.
Ngày thường, ông Thành đi bán vé số, đến mỗi độ Trung thu về gia đình ông mới tất bật làm ngày đêm để cho ra những chiếc đèn truyền thống. Mỗi công đoạn đều thực hiện bằng thủ công không sử dụng bất kỳ máy móc nào nên một chiếc đèn làm ra mất từ 2-3 ngày. Do mất nhiều thời gian nên để hoàn thành những đơn đặt hàng, từ đầu tháng 5 âm lịch ông Thành chuẩn bị nguyên liệu cho một mùa lồng đèn mới. Để tạo ra một chiếc lồng đèn cũng không đơn giản, mọi thứ phải thận trọng tỉ mỉ ngay cả trong công đoạn nhỏ nhất. Ông Phạm Văn Thành - ấp Mỹ Lương - thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân cho biết: làm đèn Trung thu tuy dễ mà khó, phải trải qua rất nhiều công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, làm tre, ngâm, ra kích cỡ, lên nền, phân kiểu. Sản phẩm đèn truyền thống vẫn phong phú theo loại hình đặc trưng: ngôi sao, chiếc thuyền, con cá, măng non,v.v.... Đặc biệt là mẫu đèn ngôi sao nổi được các em thích hơn hết, bởi vì hình ngôi sao là tượng trưng lá cờ của Việt Nam. Công đoạn làm đèn ngôi sao nỗi cũng khó làm nhất, nếu không biết cách sẽ chênh lệch, không đẹp mắt. Một chiếc lồng đèn Trung thu được coi là đẹp khung phải thật khít, kín, sắc nét, màu sắc được trang trí thật rực rỡ, bắt mắt.
Mỗi chiếc đèn ngôi sao thành phẩm như thế này, tùy kích cở lớn nhỏ mà giá bán trung bình từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng; đèn chiếc thuyền giá 70.000 đồng. Hiện tại, sản phẩm đèn truyền thống của gia đình ông Thành được phân phối chủ yếu trên địa bàn huyện theo đơn đặt hàng của các cơ sở kinh doanh. Mẫu được đại lý đặt nhiều nhất là ngôi sao với nhiều kích cỡ nhỏ, trung, đại. Bên cạnh, mẫu thuyền Trường Sa - Hoàng Sa rất được ưa chuộng, học sinh các trường đặt mua số lượng nhiều.
Mỗi chiếc đèn Trung thu gắn với sự tích cụ thể và mang ý nghĩa sâu sắc, chiếc lồng đèn truyền thống đã trở thành nét đặc trưng trong văn hóa của dân tộc mỗi dịp Trung thu về. Với suy nghĩ đó, ông Thành vẫn quyết tâm giữ nghề, giữ nét đẹp đang dần mai một này, với mong muốn những chiếc lồng đèn truyền thống vẫn tiếp tục tỏa sáng rạng ngời trên khắp mọi nơi và trong tim mọi người. Và có lẽ ai trong bất kỳ chúng ta đều dành sự yêu mến và ủng hộ lồng đèn thủ công này nhiều hơn nữa sẽ không chỉ giúp những người thợ làm nghề đèn truyền thống này tồn tại và phát triển mà còn bảo tồn được nét đẹp truyền thống trong ngày tết Trung thu.
Kim Sang