Xây dựng văn hóa trong Đảng là nhiệm vụ hàng đầu
- Được đăng: Thứ hai, 05 Tháng 12 2016 07:51
- Lượt xem: 3263
(TGAG)- Văn hóa Đảng và xây dựng văn hóa trong Đảng không chỉ là vấn đề hệ trọng của các cấp ủy và đảng viên mà còn được quần chúng nhân dân rất quan tâm. Xây dựng văn hóa trong Đảng chính là nhằm xây dựng và chỉnh đốn Đảng làm cho các tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên ngày một trong sạch, vững mạnh, giữ được uy tín, danh dự, giữ được vai trò, vị trí tiên phong của Đảng.
Là một bộ phận của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời, thông qua Cương lĩnh hành động và thực tiễn đấu tranh cách mạng đã được tôi luyện và thực sự đã trở thành biểu tượng văn hóa. Hình ảnh “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” trong những giai đoạn cực kỳ khó khăn của đất nước luôn có ý nghĩa động viên, cỗ vũ quần chúng vươn lên. Có thể nói, đó là thời kỳ văn hóa Đảng soi đường cho quốc dân đi.
Tuy nhiên xây dựng văn hóa trong Đảng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ khác với thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày nay, chúng ta xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đặt dưới sự hướng dẫn của văn hóa Đảng, nhưng nguy cơ tha hóa bởi quyền lực trong Đảng là có thật, như Bác Hồ đã từng cảnh báo việc xuất hiện những “quan cách mạng”. Và thực tế là những biểu hiện thiếu văn hóa trong Đảng đang tác động tiêu cực vào sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo của Đảng ta.
Nhận thức được vấn đề trên, kể từ Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Đảng ta khẳng định phải xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước; Nghị quyết Trung ương 6 khóa VIII (lần thứ hai) tập trung vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ra Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Trung ương có các chỉ thị về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và gần đây là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Như vậy, qua nhiều giai đoạn, Đảng ta luôn coi trọng việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mà trọng tâm là xây dựng những giá trị của văn hóa Đảng về tư tưởng, bản lĩnh chính trị, tính chiến đấu và truyền thống đoàn kết, từ đó nâng cao tầm văn hóa, phát triển những giá trị văn hóa mới trong toàn Đảng, trong mỗi cán bộ, đảng viên, trong từng tổ chức và sinh hoạt đảng. Đây là giải pháp lớn, mang tính lâu dài của Đảng.
Trong tình hình hiện nay, nói xây dựng văn hóa trong Đảng thì phải bàn và giải quyết cho được tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, về đạo đức và lối sống trong cán bộ, đảng viên, muốn vậy thì phải đưa các giá trị văn hóa vào trong Đảng, trong sinh hoạt đảng, trong các tổ chức Đảng và trong từng đảng viên, thiếu các giá trị văn hóa trong Đảng thì rất khó nói đến việc xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Ngoài ra, việc xây dựng văn hóa trong Đảng còn phải chú ý đến công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận, tổng kết thực tiễn, giáo dục truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa trong Đảng đi đôi với phát hiện, xây dựng các điển hình về đời sống văn hóa trong Đảng. Làm cho nhân dân tin tưởng, ủng hộ, giúp đỡ, bảo vệ Đảng từ thực tế tấm gương của Đảng, của từng tổ chức đảng, của đảng viên và cán bộ, nhất là tập thể cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy các cấp.
Đảng ta đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức, nhưng qua dư luận cho thấy đa số cán bộ, nhân dân vẫn tin yêu Đảng, mong muốn Đảng ngày càng phát triển. Vì vậy mỗi cán bộ, đảng viên Đảng cộng sản phải nhận thức được vai trò tiên phong của giai cấp, của nhân dân và toàn dân tộc, ra sức học tập, trau dồi đạo đức, xây dựng văn hóa trong Đảng theo phương hướng sau:
- Xây dựng các tổ chức, cơ sở đảng thành một khối đoàn kết, thống nhất và dân chủ, trong đó xây dựng văn hóa phê bình với tinh thần đồng chí trong sáng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, nghiêm túc mà khoan dung, thấu tình, đạt lý, tự nguyện, tự giác và trung thực.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có trình độ văn hóa, làm việc có văn hóa và sống có văn hóa. Cụ thể là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống lành mạnh trong các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội.
- Xây dựng tính nêu gương, mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu gương sáng về mọi mặt, nêu gương sáng về văn hóa. Người đảng viên phải gương mẫu thực hiện tốt các mối quan hệ với tổ chức, với đồng chí, đồng nghiệp, gia đình, quê hương...
- Tính văn hóa phải được thể hiện trong những quyết định đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp cuộc sống, có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện các quyết định, đồng thời đáp ứng nguyện vọng và mang lại lợi ích cho nhân dân.
Bên cạnh các phương hướng nêu trên thì giải pháp xây dựng văn hóa Đảng hiện nay là phải tiếp tục thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương nhằm đạt cho được yêu cầu về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Xây dựng văn hóa trong Đảng phải gắn với xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu của các tổ chức Đảng và của mỗi đảng viên...
Là một bộ phận của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời, thông qua Cương lĩnh hành động và thực tiễn đấu tranh cách mạng đã được tôi luyện và thực sự đã trở thành biểu tượng văn hóa. Hình ảnh “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” trong những giai đoạn cực kỳ khó khăn của đất nước luôn có ý nghĩa động viên, cỗ vũ quần chúng vươn lên. Có thể nói, đó là thời kỳ văn hóa Đảng soi đường cho quốc dân đi.
Tuy nhiên xây dựng văn hóa trong Đảng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ khác với thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày nay, chúng ta xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đặt dưới sự hướng dẫn của văn hóa Đảng, nhưng nguy cơ tha hóa bởi quyền lực trong Đảng là có thật, như Bác Hồ đã từng cảnh báo việc xuất hiện những “quan cách mạng”. Và thực tế là những biểu hiện thiếu văn hóa trong Đảng đang tác động tiêu cực vào sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo của Đảng ta.
Nhận thức được vấn đề trên, kể từ Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Đảng ta khẳng định phải xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước; Nghị quyết Trung ương 6 khóa VIII (lần thứ hai) tập trung vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ra Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Trung ương có các chỉ thị về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và gần đây là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Như vậy, qua nhiều giai đoạn, Đảng ta luôn coi trọng việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mà trọng tâm là xây dựng những giá trị của văn hóa Đảng về tư tưởng, bản lĩnh chính trị, tính chiến đấu và truyền thống đoàn kết, từ đó nâng cao tầm văn hóa, phát triển những giá trị văn hóa mới trong toàn Đảng, trong mỗi cán bộ, đảng viên, trong từng tổ chức và sinh hoạt đảng. Đây là giải pháp lớn, mang tính lâu dài của Đảng.
Trong tình hình hiện nay, nói xây dựng văn hóa trong Đảng thì phải bàn và giải quyết cho được tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, về đạo đức và lối sống trong cán bộ, đảng viên, muốn vậy thì phải đưa các giá trị văn hóa vào trong Đảng, trong sinh hoạt đảng, trong các tổ chức Đảng và trong từng đảng viên, thiếu các giá trị văn hóa trong Đảng thì rất khó nói đến việc xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Ngoài ra, việc xây dựng văn hóa trong Đảng còn phải chú ý đến công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận, tổng kết thực tiễn, giáo dục truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa trong Đảng đi đôi với phát hiện, xây dựng các điển hình về đời sống văn hóa trong Đảng. Làm cho nhân dân tin tưởng, ủng hộ, giúp đỡ, bảo vệ Đảng từ thực tế tấm gương của Đảng, của từng tổ chức đảng, của đảng viên và cán bộ, nhất là tập thể cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy các cấp.
Đảng ta đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức, nhưng qua dư luận cho thấy đa số cán bộ, nhân dân vẫn tin yêu Đảng, mong muốn Đảng ngày càng phát triển. Vì vậy mỗi cán bộ, đảng viên Đảng cộng sản phải nhận thức được vai trò tiên phong của giai cấp, của nhân dân và toàn dân tộc, ra sức học tập, trau dồi đạo đức, xây dựng văn hóa trong Đảng theo phương hướng sau:
- Xây dựng các tổ chức, cơ sở đảng thành một khối đoàn kết, thống nhất và dân chủ, trong đó xây dựng văn hóa phê bình với tinh thần đồng chí trong sáng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, nghiêm túc mà khoan dung, thấu tình, đạt lý, tự nguyện, tự giác và trung thực.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có trình độ văn hóa, làm việc có văn hóa và sống có văn hóa. Cụ thể là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống lành mạnh trong các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội.
- Xây dựng tính nêu gương, mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu gương sáng về mọi mặt, nêu gương sáng về văn hóa. Người đảng viên phải gương mẫu thực hiện tốt các mối quan hệ với tổ chức, với đồng chí, đồng nghiệp, gia đình, quê hương...
- Tính văn hóa phải được thể hiện trong những quyết định đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp cuộc sống, có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện các quyết định, đồng thời đáp ứng nguyện vọng và mang lại lợi ích cho nhân dân.
Bên cạnh các phương hướng nêu trên thì giải pháp xây dựng văn hóa Đảng hiện nay là phải tiếp tục thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương nhằm đạt cho được yêu cầu về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Xây dựng văn hóa trong Đảng phải gắn với xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu của các tổ chức Đảng và của mỗi đảng viên...
MAI HÂN