Môi trường văn hóa và bệnh hình thức
- Được đăng: Thứ sáu, 19 Tháng 2 2016 08:50
- Lượt xem: 3235
(TGAG)- Đã là con người, không ai có thể sống ngoài môi trường xã hội. Trong môi trường xã hội ấy, môi trường văn hóa chính là nền móng hình thành nên bản chất “người”.
Đảng ta trong quá trình lãnh đạo xây dựng nền văn hóa mới luôn đặc biệt coi trọng xây dựng môi trường văn hóa. Trong các nghị quyết chuyên đề về văn hóa như Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) trước đây, Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) vừa mới ban hành, hay mới nhất trong Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XII của Đảng, vấn đề xây dựng môi trường văn hóa luôn được đặc biệt coi trọng. Xây dựng môi trường văn hóa được xếp ngay sau xây dựng con người.
Không có môi trường văn hóa, con người khó có thể tồn tại, nói gì đến sống tốt, sống làm người tử tế. Cho nên, vấn đề xây dựng môi trường văn hóa được đặt ra như một trong những nội dung quan trọng bậc nhất về lĩnh vực văn hóa ở nước ta hiện nay.
Vậy làm thế nào để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh? Câu trả lời không dễ vì vấn đề liên quan tới toàn xã hội, mọi gia đình và tất cả các lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, từ đối nội đến đối ngoại, từ truyền thống đến hiện đại, trong quá khứ, hiện tại hay tương lai. Để có một môi trường văn hóa, đòi hỏi sự chung sức chung lòng của toàn xã hội. Văn hóa và những biểu hiện của nó hết sức đa dạng, phức tạp vì thế xây dựng môi trường văn hóa là một sự nghiệp lâu dài, kiên trì và thận trọng.
Đất nước đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng với thế giới. Thành tựu của 30 năm đổi mới cùng những tác động của quá trình hội nhập đã và đang tạo ra bước chuyển mãnh liệt của xã hội Việt Nam trong đó có môi trường văn hóa. Chưa bao giờ môi trường văn hóa ở Việt Nam lại phong phú và đa dạng, năng động và tích cực như vậy. Nhiều giá trị mới được tiếp cận và nhân rộng, hàng loạt giá trị truyền thống được bảo tồn, phát huy và giới thiệu với bạn bè quốc tế, nhiều phong trào xã hội được quan tâm phát động, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng. Nhiều chương trình hành động cụ thể thiết thực, tập trung được nguồn lực của xã hội để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như các thiết chế quan trọng nhằm phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ cả về vật chất lẫn tinh thần của quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên ở chiều ngược lại, mặt trái kinh tế thị trường cùng với những va đập trong quá trình mở cửa hội nhập cũng đem lại nhiều hệ lụy, thách thức. Nếu nhìn xã hội qua những hiện tượng tiêu cực và bất cập, có cảm giác là môi trường văn hóa ở Việt Nam nói chung, An Giang nói riêng đang tích tụ những điều đáng lo ngại. Đó là môi trường văn hóa còn thiếu lành mạnh, tình trạng ngoại lai văn hóa, các giá trị đạo đức truyền thống ít nhiều bị đảo lộn, tệ nạn xã hội có diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng...
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng đáng buồn đó, trong số đó không thể không nhắc tới “căn bệnh hình thức”. Xuất phát điểm ban đầu có thể chỉ là chạy theo thành tích, thích phô trương, lâu dần sẽ dẫn tới chuộng hình thức, đam mê hình thức, tô hồng thành tích, xa rời thực tiễn, là nguyên nhân hình thành nên lối sống vị kỷ, xu nịnh, là cơ hội cho tệ nạn dối trên gạt dưới, tham nhũng, lãng phí... xuất hiện. Phong trào nhiều, danh hiệu nhiều, nhưng đạo đức xã hội, tệ nạn xã hội vẫn diễn biến hết sức phức tạp.
Xây dựng môi trường văn hóa tối kỵ bệnh hình thức, chạy theo thành tích, không thể nôn nóng, một sớm, một chiều. Cũng không thể chỉ triển khai theo kiểu phong trào khua chiêng, gõ trống, dẫu rằng nó đòi hỏi phải triển khai đồng bộ ở mọi ngành, mọi cấp, mọi địa phương.
Năm 2016 là một năm có nhiều ý nghĩa, là năm khởi đầu của việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, là năm chứa đựng nhiều dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Năm 2016 cũng là năm An Giang tập trung triển khai thực hiện Chương trình hành động số 33-CTr/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Văn hóa giữ một vị thế vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển, là mục tiêu, là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nền văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa vừa là nhiệm vụ hàng đầu, vừa là điều kiện, là nền tảng để xây dựng con người. Chính bởi vậy, một trong những bước đầu tiên trong việc thể chế hóa Nghị quyết của Đảng, đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống là tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.
Để xây dựng môi trường văn hóa có hiệu quả, bên cạnh những giải pháp cần thiết như nâng cao nhận thức, xây dựng lối sống mới, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng cho nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của cộng đồng, phát động các phong trào hành động cách mạng... Cần chú ý một điều hết sức quan trọng là: dù nhiệm vụ gì? Giải pháp ra sao? Điều cốt tử là phải khắc phục cho được căn bệnh thành tích, bệnh hình thức đã và đang ăn sâu, bám rễ trong suy nghĩ cũng như hành động của bản thân mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng. Một sự qua loa chiếu lệ, nói không thật với suy nghĩ, nói để người khác vừa lòng trong giao tiếp ứng xử; một sự dễ dãi trong thẩm định, ra quyết định hay một sự sao chép, tô vẽ hào nhoáng trong báo cáo thành tích, làm một báo cáo mười... trước sau gì cũng dẫn tới một xã hội mà ở đó các giá trị: “đạo đức hình thức”, “văn hóa hình thức” trở nên phổ biến, cản trở quá trình phát triển.
Mọi việc làm, mọi phong trào hãy bắt đầu từ một tiêu chí tuy đơn giản nhưng hết sức nặng nề: “đi vào thực chất”. Chỉ cần làm được điều đó, tin chắc rằng chúng ta sẽ đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng đất nước nói chung, văn hóa nói riêng theo đúng tinh thần Nghị quyết đã đề ra./.
Đảng ta trong quá trình lãnh đạo xây dựng nền văn hóa mới luôn đặc biệt coi trọng xây dựng môi trường văn hóa. Trong các nghị quyết chuyên đề về văn hóa như Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) trước đây, Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) vừa mới ban hành, hay mới nhất trong Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XII của Đảng, vấn đề xây dựng môi trường văn hóa luôn được đặc biệt coi trọng. Xây dựng môi trường văn hóa được xếp ngay sau xây dựng con người.
Không có môi trường văn hóa, con người khó có thể tồn tại, nói gì đến sống tốt, sống làm người tử tế. Cho nên, vấn đề xây dựng môi trường văn hóa được đặt ra như một trong những nội dung quan trọng bậc nhất về lĩnh vực văn hóa ở nước ta hiện nay.
Vậy làm thế nào để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh? Câu trả lời không dễ vì vấn đề liên quan tới toàn xã hội, mọi gia đình và tất cả các lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, từ đối nội đến đối ngoại, từ truyền thống đến hiện đại, trong quá khứ, hiện tại hay tương lai. Để có một môi trường văn hóa, đòi hỏi sự chung sức chung lòng của toàn xã hội. Văn hóa và những biểu hiện của nó hết sức đa dạng, phức tạp vì thế xây dựng môi trường văn hóa là một sự nghiệp lâu dài, kiên trì và thận trọng.
Đất nước đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng với thế giới. Thành tựu của 30 năm đổi mới cùng những tác động của quá trình hội nhập đã và đang tạo ra bước chuyển mãnh liệt của xã hội Việt Nam trong đó có môi trường văn hóa. Chưa bao giờ môi trường văn hóa ở Việt Nam lại phong phú và đa dạng, năng động và tích cực như vậy. Nhiều giá trị mới được tiếp cận và nhân rộng, hàng loạt giá trị truyền thống được bảo tồn, phát huy và giới thiệu với bạn bè quốc tế, nhiều phong trào xã hội được quan tâm phát động, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng. Nhiều chương trình hành động cụ thể thiết thực, tập trung được nguồn lực của xã hội để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như các thiết chế quan trọng nhằm phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ cả về vật chất lẫn tinh thần của quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên ở chiều ngược lại, mặt trái kinh tế thị trường cùng với những va đập trong quá trình mở cửa hội nhập cũng đem lại nhiều hệ lụy, thách thức. Nếu nhìn xã hội qua những hiện tượng tiêu cực và bất cập, có cảm giác là môi trường văn hóa ở Việt Nam nói chung, An Giang nói riêng đang tích tụ những điều đáng lo ngại. Đó là môi trường văn hóa còn thiếu lành mạnh, tình trạng ngoại lai văn hóa, các giá trị đạo đức truyền thống ít nhiều bị đảo lộn, tệ nạn xã hội có diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng...
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng đáng buồn đó, trong số đó không thể không nhắc tới “căn bệnh hình thức”. Xuất phát điểm ban đầu có thể chỉ là chạy theo thành tích, thích phô trương, lâu dần sẽ dẫn tới chuộng hình thức, đam mê hình thức, tô hồng thành tích, xa rời thực tiễn, là nguyên nhân hình thành nên lối sống vị kỷ, xu nịnh, là cơ hội cho tệ nạn dối trên gạt dưới, tham nhũng, lãng phí... xuất hiện. Phong trào nhiều, danh hiệu nhiều, nhưng đạo đức xã hội, tệ nạn xã hội vẫn diễn biến hết sức phức tạp.
Xây dựng môi trường văn hóa tối kỵ bệnh hình thức, chạy theo thành tích, không thể nôn nóng, một sớm, một chiều. Cũng không thể chỉ triển khai theo kiểu phong trào khua chiêng, gõ trống, dẫu rằng nó đòi hỏi phải triển khai đồng bộ ở mọi ngành, mọi cấp, mọi địa phương.
Năm 2016 là một năm có nhiều ý nghĩa, là năm khởi đầu của việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, là năm chứa đựng nhiều dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Năm 2016 cũng là năm An Giang tập trung triển khai thực hiện Chương trình hành động số 33-CTr/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Văn hóa giữ một vị thế vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển, là mục tiêu, là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nền văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa vừa là nhiệm vụ hàng đầu, vừa là điều kiện, là nền tảng để xây dựng con người. Chính bởi vậy, một trong những bước đầu tiên trong việc thể chế hóa Nghị quyết của Đảng, đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống là tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.
Để xây dựng môi trường văn hóa có hiệu quả, bên cạnh những giải pháp cần thiết như nâng cao nhận thức, xây dựng lối sống mới, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng cho nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của cộng đồng, phát động các phong trào hành động cách mạng... Cần chú ý một điều hết sức quan trọng là: dù nhiệm vụ gì? Giải pháp ra sao? Điều cốt tử là phải khắc phục cho được căn bệnh thành tích, bệnh hình thức đã và đang ăn sâu, bám rễ trong suy nghĩ cũng như hành động của bản thân mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng. Một sự qua loa chiếu lệ, nói không thật với suy nghĩ, nói để người khác vừa lòng trong giao tiếp ứng xử; một sự dễ dãi trong thẩm định, ra quyết định hay một sự sao chép, tô vẽ hào nhoáng trong báo cáo thành tích, làm một báo cáo mười... trước sau gì cũng dẫn tới một xã hội mà ở đó các giá trị: “đạo đức hình thức”, “văn hóa hình thức” trở nên phổ biến, cản trở quá trình phát triển.
Mọi việc làm, mọi phong trào hãy bắt đầu từ một tiêu chí tuy đơn giản nhưng hết sức nặng nề: “đi vào thực chất”. Chỉ cần làm được điều đó, tin chắc rằng chúng ta sẽ đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng đất nước nói chung, văn hóa nói riêng theo đúng tinh thần Nghị quyết đã đề ra./.
NGUYỄN MẠNH HÀ