Những bài học từ Thầy tôi
- Được đăng: Thứ sáu, 18 Tháng 11 2016 14:14
- Lượt xem: 2947
(TGAG)- Gần 30 năm gắn bó với bục giảng, thầy Trần Tùng Chinh – Trưởng Bộ môn Ngữ văn Trường Đại học An Giang luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc và hết lòng vì học sinh thân yêu…
Trường tôi - Đại học An Giang - Ngôi nhà thứ hai ấm áp, thân thương chính là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi sinh viên chúng tôi. Ở nơi đây, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như "ruột thịt" và cùng nhau tạo nên những kỷ niệm ngọt ngào khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến Trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dậy mỗi khi vấp ngã trên đường đời, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà ta không sao quên được...
Ngày đầu tiên cả lớp được gặp thầy chủ nhiệm - thầy Trần Tùng Chinh, chúng tôi cứ đinh ninh rằng giáo viên chủ nhiệm Đại học không giống thời phổ thông, họ mực thước và giữ khoảng cách với sinh viên lắm, họ cũng không có nhiều thời gian để gắn bó với lớp… nhưng thật bất ngờ, thầy đã “đốn tim” trọn vẹn tất cả thành viên của lớp ngay từ buổi sinh hoạt chủ nhiệm đầu tiên. Thầy mang đến cho chúng tôi sự gần gũi, ấm áp và tình thân trìu mến. Thầy ân cần chia sẻ về phương pháp học, về cách thức để chinh phục những rào cản, thách thức trong đời sống sinh viên… Những lo toan, bỡ ngỡ ban đầu của chúng tôi dường như được san sẻ bớt qua đôi vai “nặng gánh” của thầy. Còn nhớ ngày ấy, thầy đã phát cho mỗi bạn một trang giấy gọi là “tự bạch”, mỗi bạn sẽ thật tình trình bày về bản thân - đây là phương án nhanh nhất để thầy hiểu rõ về từng đứa học trò, từ sở thích, năng khiếu đến hoàn cảnh, ước mơ, hoài bão…
Thầy Tùng Chinh (ngồi hàng trên phía trái) cùng đồng nghiệp - Tổ Bộ môn Ngữ văn Trường ĐHAG
Có thể nói, mỗi ngày đến lớp, thầy đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi đầu tư vào bài giảng. Trong từng bài học, dường như lúc nào thầy cũng nhớ bỏ vào đó một chút vị riêng, sáng tạo mà chân phương. Thầy luôn có cách “lôi kéo” để chúng tôi không thể lơ là khỏi lời giảng của thầy một giây phút nào. Từng lời giảng êm tai của thầy thu hút chúng tôi say sưa lắng nghe. Đám học trò tập trung tìm kiếm sự đồng điệu trong tâm hồn với thầy và tác phẩm. Thầy sáng tạo trong phương pháp dạy, đổi mới chính mình, từng nét vẽ, con chữ trên bảng được thầy dụng công tỉ mỉ “đẹp mê hồn”, khiến các bạn phải trầm trồ và kiên nhẫn tập tành làm sao để mai này bàn tay nắn nót viên phấn, con chữ cũng bằng tất cả cái tâm thanh sáng và đạt giá trị thẩm mỹ như thế. Mỗi giờ văn của thầy như truyền thêm cho chúng tôi – những giáo viên dạy văn tương lai - nguồn cảm hứng vô tận. Chúng tôi đều tự hứa với lòng rằng sau này đứng trên bục giảng sẽ thổi hồn vào từng câu chữ, sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống thầy. Chúng tôi sẽ dạy cho học trò mình không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người chưa từng biết, chưa từng gặp qua trong mỗi trang sách văn chương.
Còn nhớ những giờ học thoải mái, “ngây ngất” với những phần “minh họa” các điệu lý, câu hò (Lý 10 thương, Lý lu là, Lý cái mơn,… ) hay ngâm thơ, kể chuyện, hát… thể loại nào thầy cũng có thể trổ tài diễn xuất để bài học dễ dàng đi vào lòng học trò. Với cách dạy hay và tâm lí, giờ học luôn sôi nổi bởi cách tạo không khí thi đua học tập rất riêng của thầy. Những giờ học chính vì thế trôi nhanh quá đỗi...
Không chỉ vậy, thầy còn khuyến khích tinh thần sáng tác và thường xuyên hướng dẫn, gợi ý, gọt giũa từng trang viết của sinh viên. Thầy từng nói “dù các em học chuyên ngành nào cũng không thể để các em thất vọng khi đến với văn chương”. Đã hơn 10 năm qua, thầy là người đứng ra ươm mầm và phát triển Câu lạc bộ Văn thơ của Trường, từng bút nhóm ra đời, từng ngòi bút được “mài giũa” để giờ đây có người đã khẳng định tên tuổi trên văn đàn… Thầy tạo điều kiện để từng thành viên phát huy các năng khiếu, thế mạnh của bản thân: bạn có khiếu hài hước, thầy dành thời gian để các bạn trổ tài diễn xuất; bạn giỏi thuyết trình, bạn giỏi trình bày các ý tứ của bài văn thì thầy động viên tinh thần không ngừng học hỏi, rèn luyện và trau dồi khả năng… Thầy luôn góp ý đúng lúc, khích lệ tinh thần đúng chỗ để học trò ngày càng tiến bộ. Đối với từng phần báo cáo nhóm, từng bài kiểm tra, bài thi… thầy dành thời gian trao đổi “nhắc khéo” để học trò lưu tâm bài viết hay và chưa hay chỗ nào. Các phong trào văn thể mỹ, chương trình ngoại khóa… luôn luôn có bàn tay hỗ trợ tận tình của thầy. Có bạn làm khóa luận tốt nghiệp mà không có khả năng mua máy tính, thầy đã sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ cả vật chất lẫn tinh thần.
Làm sao quên được, thầy đã ứng xử nhân văn, tâm lý khi nghe giáo viên khác “mắng vốn”, phản ánh về tinh thần, thái độ học tập có chiều hướng đi xuống của lớp; khi đám học trò phân bì “điểm rèn luyện” với nhau… Thầy ơi! Có lẽ một vài bạn trong lớp nào biết thầy đã trăn trở “làm sao để giúp bạn có thêm 1 - 2 điểm rèn luyện để có thể nhận học bổng trang trải việc học”… Có những khi, thầy tự bỏ tiền túi làm “nguồn học bổng âm thầm” thông qua cán sự lớp để giúp đỡ một số bạn có hoàn cảnh khó khăn. Rồi những mâu thuẫn, bất hòa không vui giữa các thành viên trong ban cán sự lớp, các bạn chơi nhóm, tách rời nhau,… Bầu không khí nhạt nhẽo, chia rẽ, ai nấy tự lo việc của bản thân và việc của nhóm, còn việc chung thì đùn đẩy. Thầy đã từng buồn nhưng không bao giờ thầy tỏ ra thất vọng về đám học trò, hơn ai hết, thầy hiểu chúng như những đứa em đang chập chững bước vào đời với bao tính cách khác biệt… Thầy đã tìm cách hàn gắn, làm chất keo kết dính tập thể vui vẻ, đoàn kết, thi đua học tập và đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu.
Ba năm vinh dự được thầy giảng dạy và chủ nhiệm lớp, ngần ấy thời gian để thầy cùng tập thể lớp gắn bó, thương quý nhau. Nhớ nhất năm cuối chuyển sang học tín chỉ, lần nữa tụi học trò bỡ ngỡ như cái ngày đầu nhập học. Thầy lại kề cận, rồi nỗi lo thi công chức và việc làm đều được thầy san sẻ bằng tất cả tấm lòng của một người thầy, người anh trai trong gia đình. Thầy từng nói như vậy, mặc dù thầy đáng tuổi cha mẹ, nhưng chưa bao giờ thầy đặt thầy ngang với cha mẹ sinh viên, thầy cho rằng công lao trời bể ấy, thầy chưa làm được. Thầy cho mình là một người anh lớn hơn các em về tuổi đời và sự trải nghiệm, một người anh thân thương, đáng tin cậy, sẵn sàng bảo bọc, chia sẻ những khó khăn, vấp váp của các em.
Đối với đồng nghiệp, thầy luôn khiêm nhường, hòa nhã. Trong gia đình, thầy là người con hiếu thảo; người anh, người em mẫu mực; người chồng và người cha hết lòng thương yêu vợ con. Không quản ngại khó nhọc việc trường việc nhà (vừa làm công tác quản lý, vừa đứng lớp giảng dạy, vừa đảm đương việc gia đình… việc nào thầy cũng chu toàn bằng tất cả cái tâm), chính thầy đã cùng gia đình động viên giúp mẹ mình chiến thắng bệnh tật hiểm nghèo suốt mấy năm ròng rã.
Vào những ngày của tháng 11, lòng tôi miên man nhớ về thầy và bạn bè. Dẫu cho mọi thứ có nhạt nhòa mong manh theo năm tháng đi chăng nữa thì những kỷ niệm đầy ắp trong chiếc rương ký ức vẫn luôn hiện hữu, chực chờ khuấy động tâm tư. Ký ức khó mà phôi pha theo tầng tầng lớp lớp bụi thời gian? Có ai nói rằng lũ học trò khi qua sông sẽ quên bẵng người lái đò? Có lẽ số “hành khách” ấy giờ có người lên đỉnh thành đạt, có người bình dị với phấn trắng bảng đen nhưng cũng có khi lại bằng lòng với lẽ thường nhật của cuộc sống,… Dù thế nào đi chăng nữa thì kí ức về người thầy chủ nhiệm nhiệt huyết, tận tâm với nghề vẫn luôn theo từng bước chân của đám học trò chúng tôi trên mọi nẻo đường. Với tôi, kí ức về thầy Trần Tùng Chinh - người đã chắp cánh cho biết bao sinh viên như tôi bay đến những ước mơ, hoài bão - sẽ luôn đẹp tươi, luôn ngự trị vĩnh hằng trong lòng tôi như một điều gì đó khó có thể tìm lại được trong đời.
Thời gian lặng lẽ thoi đưa, thầy vẫn ngày ngày đến lớp và dõi theo từng đứa học trò. Thầy an vui khi chứng kiến sự thành công của học trò, ngậm ngùi cho em nào đó còn phải tha phương để mưu sinh với công việc trái nghề. Thầy ơi, trong mỗi thành công, mỗi sự trưởng thành của chúng em đều ẩn hiện những giọt mồ hôi, những sợi tóc bạc màu và những trăn trở vui buồn của thầy. Qua bài viết, xin được cảm ơn thầy đã quan tâm đến từng hoàn cảnh của học trò. Cảm ơn thầy đã dạy cho em biết yêu thương, chia sẻ với những người bất hạnh, dạy em biết đồng cảm với những trang đời trong các tác phẩm văn học. Cảm ơn thầy đã dạy cho em biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã bởi cuộc sống đâu êm đềm, bằng phẳng mà rất nhiều chông gai, khúc ngoặt…. Cảm ơn thầy đã dạy cho chúng em nhiều bài học quý giá, dạy chúng em cách nhìn nhận cuộc sống, nhìn một cách đa diện, đa chiều… Cảm ơn thầy đã dạy cho chúng em thấy được vẻ đẹp của tuổi trẻ, của tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, đất nước… Xin lần nữa cảm ơn thầy vì tất cả!!!
Trường tôi - Đại học An Giang - Ngôi nhà thứ hai ấm áp, thân thương chính là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi sinh viên chúng tôi. Ở nơi đây, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như "ruột thịt" và cùng nhau tạo nên những kỷ niệm ngọt ngào khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến Trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dậy mỗi khi vấp ngã trên đường đời, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà ta không sao quên được...
Ngày đầu tiên cả lớp được gặp thầy chủ nhiệm - thầy Trần Tùng Chinh, chúng tôi cứ đinh ninh rằng giáo viên chủ nhiệm Đại học không giống thời phổ thông, họ mực thước và giữ khoảng cách với sinh viên lắm, họ cũng không có nhiều thời gian để gắn bó với lớp… nhưng thật bất ngờ, thầy đã “đốn tim” trọn vẹn tất cả thành viên của lớp ngay từ buổi sinh hoạt chủ nhiệm đầu tiên. Thầy mang đến cho chúng tôi sự gần gũi, ấm áp và tình thân trìu mến. Thầy ân cần chia sẻ về phương pháp học, về cách thức để chinh phục những rào cản, thách thức trong đời sống sinh viên… Những lo toan, bỡ ngỡ ban đầu của chúng tôi dường như được san sẻ bớt qua đôi vai “nặng gánh” của thầy. Còn nhớ ngày ấy, thầy đã phát cho mỗi bạn một trang giấy gọi là “tự bạch”, mỗi bạn sẽ thật tình trình bày về bản thân - đây là phương án nhanh nhất để thầy hiểu rõ về từng đứa học trò, từ sở thích, năng khiếu đến hoàn cảnh, ước mơ, hoài bão…
Thầy Tùng Chinh (ngồi hàng trên phía trái) cùng đồng nghiệp - Tổ Bộ môn Ngữ văn Trường ĐHAG
Có thể nói, mỗi ngày đến lớp, thầy đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi đầu tư vào bài giảng. Trong từng bài học, dường như lúc nào thầy cũng nhớ bỏ vào đó một chút vị riêng, sáng tạo mà chân phương. Thầy luôn có cách “lôi kéo” để chúng tôi không thể lơ là khỏi lời giảng của thầy một giây phút nào. Từng lời giảng êm tai của thầy thu hút chúng tôi say sưa lắng nghe. Đám học trò tập trung tìm kiếm sự đồng điệu trong tâm hồn với thầy và tác phẩm. Thầy sáng tạo trong phương pháp dạy, đổi mới chính mình, từng nét vẽ, con chữ trên bảng được thầy dụng công tỉ mỉ “đẹp mê hồn”, khiến các bạn phải trầm trồ và kiên nhẫn tập tành làm sao để mai này bàn tay nắn nót viên phấn, con chữ cũng bằng tất cả cái tâm thanh sáng và đạt giá trị thẩm mỹ như thế. Mỗi giờ văn của thầy như truyền thêm cho chúng tôi – những giáo viên dạy văn tương lai - nguồn cảm hứng vô tận. Chúng tôi đều tự hứa với lòng rằng sau này đứng trên bục giảng sẽ thổi hồn vào từng câu chữ, sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống thầy. Chúng tôi sẽ dạy cho học trò mình không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người chưa từng biết, chưa từng gặp qua trong mỗi trang sách văn chương.
Còn nhớ những giờ học thoải mái, “ngây ngất” với những phần “minh họa” các điệu lý, câu hò (Lý 10 thương, Lý lu là, Lý cái mơn,… ) hay ngâm thơ, kể chuyện, hát… thể loại nào thầy cũng có thể trổ tài diễn xuất để bài học dễ dàng đi vào lòng học trò. Với cách dạy hay và tâm lí, giờ học luôn sôi nổi bởi cách tạo không khí thi đua học tập rất riêng của thầy. Những giờ học chính vì thế trôi nhanh quá đỗi...
Không chỉ vậy, thầy còn khuyến khích tinh thần sáng tác và thường xuyên hướng dẫn, gợi ý, gọt giũa từng trang viết của sinh viên. Thầy từng nói “dù các em học chuyên ngành nào cũng không thể để các em thất vọng khi đến với văn chương”. Đã hơn 10 năm qua, thầy là người đứng ra ươm mầm và phát triển Câu lạc bộ Văn thơ của Trường, từng bút nhóm ra đời, từng ngòi bút được “mài giũa” để giờ đây có người đã khẳng định tên tuổi trên văn đàn… Thầy tạo điều kiện để từng thành viên phát huy các năng khiếu, thế mạnh của bản thân: bạn có khiếu hài hước, thầy dành thời gian để các bạn trổ tài diễn xuất; bạn giỏi thuyết trình, bạn giỏi trình bày các ý tứ của bài văn thì thầy động viên tinh thần không ngừng học hỏi, rèn luyện và trau dồi khả năng… Thầy luôn góp ý đúng lúc, khích lệ tinh thần đúng chỗ để học trò ngày càng tiến bộ. Đối với từng phần báo cáo nhóm, từng bài kiểm tra, bài thi… thầy dành thời gian trao đổi “nhắc khéo” để học trò lưu tâm bài viết hay và chưa hay chỗ nào. Các phong trào văn thể mỹ, chương trình ngoại khóa… luôn luôn có bàn tay hỗ trợ tận tình của thầy. Có bạn làm khóa luận tốt nghiệp mà không có khả năng mua máy tính, thầy đã sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ cả vật chất lẫn tinh thần.
Làm sao quên được, thầy đã ứng xử nhân văn, tâm lý khi nghe giáo viên khác “mắng vốn”, phản ánh về tinh thần, thái độ học tập có chiều hướng đi xuống của lớp; khi đám học trò phân bì “điểm rèn luyện” với nhau… Thầy ơi! Có lẽ một vài bạn trong lớp nào biết thầy đã trăn trở “làm sao để giúp bạn có thêm 1 - 2 điểm rèn luyện để có thể nhận học bổng trang trải việc học”… Có những khi, thầy tự bỏ tiền túi làm “nguồn học bổng âm thầm” thông qua cán sự lớp để giúp đỡ một số bạn có hoàn cảnh khó khăn. Rồi những mâu thuẫn, bất hòa không vui giữa các thành viên trong ban cán sự lớp, các bạn chơi nhóm, tách rời nhau,… Bầu không khí nhạt nhẽo, chia rẽ, ai nấy tự lo việc của bản thân và việc của nhóm, còn việc chung thì đùn đẩy. Thầy đã từng buồn nhưng không bao giờ thầy tỏ ra thất vọng về đám học trò, hơn ai hết, thầy hiểu chúng như những đứa em đang chập chững bước vào đời với bao tính cách khác biệt… Thầy đã tìm cách hàn gắn, làm chất keo kết dính tập thể vui vẻ, đoàn kết, thi đua học tập và đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu.
Ba năm vinh dự được thầy giảng dạy và chủ nhiệm lớp, ngần ấy thời gian để thầy cùng tập thể lớp gắn bó, thương quý nhau. Nhớ nhất năm cuối chuyển sang học tín chỉ, lần nữa tụi học trò bỡ ngỡ như cái ngày đầu nhập học. Thầy lại kề cận, rồi nỗi lo thi công chức và việc làm đều được thầy san sẻ bằng tất cả tấm lòng của một người thầy, người anh trai trong gia đình. Thầy từng nói như vậy, mặc dù thầy đáng tuổi cha mẹ, nhưng chưa bao giờ thầy đặt thầy ngang với cha mẹ sinh viên, thầy cho rằng công lao trời bể ấy, thầy chưa làm được. Thầy cho mình là một người anh lớn hơn các em về tuổi đời và sự trải nghiệm, một người anh thân thương, đáng tin cậy, sẵn sàng bảo bọc, chia sẻ những khó khăn, vấp váp của các em.
Đối với đồng nghiệp, thầy luôn khiêm nhường, hòa nhã. Trong gia đình, thầy là người con hiếu thảo; người anh, người em mẫu mực; người chồng và người cha hết lòng thương yêu vợ con. Không quản ngại khó nhọc việc trường việc nhà (vừa làm công tác quản lý, vừa đứng lớp giảng dạy, vừa đảm đương việc gia đình… việc nào thầy cũng chu toàn bằng tất cả cái tâm), chính thầy đã cùng gia đình động viên giúp mẹ mình chiến thắng bệnh tật hiểm nghèo suốt mấy năm ròng rã.
Vào những ngày của tháng 11, lòng tôi miên man nhớ về thầy và bạn bè. Dẫu cho mọi thứ có nhạt nhòa mong manh theo năm tháng đi chăng nữa thì những kỷ niệm đầy ắp trong chiếc rương ký ức vẫn luôn hiện hữu, chực chờ khuấy động tâm tư. Ký ức khó mà phôi pha theo tầng tầng lớp lớp bụi thời gian? Có ai nói rằng lũ học trò khi qua sông sẽ quên bẵng người lái đò? Có lẽ số “hành khách” ấy giờ có người lên đỉnh thành đạt, có người bình dị với phấn trắng bảng đen nhưng cũng có khi lại bằng lòng với lẽ thường nhật của cuộc sống,… Dù thế nào đi chăng nữa thì kí ức về người thầy chủ nhiệm nhiệt huyết, tận tâm với nghề vẫn luôn theo từng bước chân của đám học trò chúng tôi trên mọi nẻo đường. Với tôi, kí ức về thầy Trần Tùng Chinh - người đã chắp cánh cho biết bao sinh viên như tôi bay đến những ước mơ, hoài bão - sẽ luôn đẹp tươi, luôn ngự trị vĩnh hằng trong lòng tôi như một điều gì đó khó có thể tìm lại được trong đời.
Thời gian lặng lẽ thoi đưa, thầy vẫn ngày ngày đến lớp và dõi theo từng đứa học trò. Thầy an vui khi chứng kiến sự thành công của học trò, ngậm ngùi cho em nào đó còn phải tha phương để mưu sinh với công việc trái nghề. Thầy ơi, trong mỗi thành công, mỗi sự trưởng thành của chúng em đều ẩn hiện những giọt mồ hôi, những sợi tóc bạc màu và những trăn trở vui buồn của thầy. Qua bài viết, xin được cảm ơn thầy đã quan tâm đến từng hoàn cảnh của học trò. Cảm ơn thầy đã dạy cho em biết yêu thương, chia sẻ với những người bất hạnh, dạy em biết đồng cảm với những trang đời trong các tác phẩm văn học. Cảm ơn thầy đã dạy cho em biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã bởi cuộc sống đâu êm đềm, bằng phẳng mà rất nhiều chông gai, khúc ngoặt…. Cảm ơn thầy đã dạy cho chúng em nhiều bài học quý giá, dạy chúng em cách nhìn nhận cuộc sống, nhìn một cách đa diện, đa chiều… Cảm ơn thầy đã dạy cho chúng em thấy được vẻ đẹp của tuổi trẻ, của tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, đất nước… Xin lần nữa cảm ơn thầy vì tất cả!!!
ThS Trần Tùng Chinh – Trưởng Bộ môn Ngữ văn, Khoa Sư phạm. + Bằng khen Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với thành tích: Đã có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển Nhà trường giai đoạn 2000-2015; + Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang với thành tích: Đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần phát triển ngành giáo dục tỉnh An Giang, giai đoạn 2000 – 2015. + Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua nhiều năm liền… + Đoạt giải Nhất với truyện Bên giếng nước trong cuộc thi sáng tác truyện ngắn Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ 4-2011. + Đã xuất bản nhiều tập sách: Mùa thu vàng mưa nắng, Mùa mưa ở lại, Thủ khoa, Bâng quơ trên núi, Phố hiền, Bên giếng nước… |
Huỳnh Thị Cam