Thực tiễn - kinh nghiệm
Chuyển đổi nông nghiệp theo hướng thuận thiên và bền vững
- Được đăng: Thứ ba, 10 Tháng 9 2019 09:41
- Lượt xem: 2223
(TGAG)- An Giang là tỉnh ở vùng đầu nguồn sông Cửu Long, là vùng tiếp nhận nước ngọt hoàn toàn thông qua sông Tiền và sông Hậu, trữ lũ và điều tiết nước ngọt cho các tỉnh vùng hạ nguồn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Do đó, tỉnh An Giang đã xác định liên kết vùng và quản lý nước xuyên biên giới có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), quản lý và sử dụng tài nguyên với phương châm thuận thiên và bền vững.
Nghị quyết 120 mang tính “đột phá mạnh” về tư duy chiến lược
Cũng nhìn nhận rằng, biến đổi khí hậu không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để chuyển đổi loại sản xuất nông nghiệp sao cho hài hòa và thuận với thiên nhiên; tổ chức, sắp xếp lại không gian phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững. Từ khi Nghị quyết số 120/NQ-CP, ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ra đời, đây không những là chính sách đòn bẩy giúp ĐBSCL nói chung, nhất là tỉnh An Giang vùng đầu nguồn nói riêng để định vị lại sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như tổ chức lại sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý và bền vững hơn, nghị quyết còn mang tính “đột phá mạnh” về tư duy chiến lược chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tạo thế liên kết vững chắc giữa các tỉnh trong vùng, Tiểu vùng, chủ động hơn trong việc “sống chung với lũ”, ứng phó tốt hơn với BĐKH. Trong đó, cơ cấu sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL trong thời gian tới theo 3 trọng tâm: Phát triển thủy sản - cây ăn quả - lúa gắn với các tiểu vùng sinh thái.
Điểm tâm đắc nhất là quan điểm về: Chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp, quy hoạch sản xuất theo lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái; tập trung về chất lượng hơn là số lượng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp; sản xuất theo hướng hữu cơ, sạch, theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu và nhất là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh An Giang đã ban hành các chương trình, kế hoạch, trong đó nổi bật là Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, với quan điểm xuyên suốt là: “Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng, lấy doanh nghiệp và nông dân làm trọng tâm, nhà nước đóng vai trò kiến tạo, lấy ứng dụng khoa học - công nghệ làm khâu đột phá; tạo ra sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm”. Từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu; giữ vững mức tăng trưởng nông nghiệp hợp lý và bền vững qua từng năm; sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, thuận thiên và thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, tạo ra sản phẩm an toàn, từng bước đưa sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững”.
Ngoài ra, đối với ngành nông nghiệp cũng đã chủ động phối hợp với địa phương và một số tổ chức Quốc tế triển khai các loại hình sinh kế thuận thiên, chủ động sống chung với lũ, thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể như:
- Loại hình sinh kế mùa nước nổi với sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã thực hiện thành công chuyển từ 02-03 vụ lúa/năm sang còn 01 vụ lúa Đông xuân (sản xuất theo hướng sạch) sau đó là trồng sen và kết hợp thủy sản tự nhiên trong suốt mùa lũ. Loại hình này được thực hiện tại huyện Tri Tôn, điểm nhấn của loại hình này là những nông dân có cùng mục tiêu góp vốn thành lập hợp tác xã gắn với doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sen (doanh nghiệp cũng góp cổ phần vào HTX) trở thành loại hình “kinh tế nông nghệp”. Bước đầu cho thấy, lợi nhuận của loại hình này gấp 03 lần so với chuyên trồng lúa. Bên cạnh sản phẩm thu được chính từ cây sen, mô hình này giúp nông dân có thêm thu nhập từ việc thu hoạch từ nguồn cá tự nhiên, giúp cải tạo đất (hàng năm lượng đất bồi vào ruộng cao khoảng 04 cm), giúp trữ thêm lượng nước và đa dạng các loại chim, cò trong vùng về đây sinh sống.
- Tổ chức GIZ cũng quan tâm hỗ trợ thực hiện đưa con tôm càng xanh vào vùng lũ đầu nguồn thuộc huyện An Phú, bước đầu cho thấy, lượng thức ăn tự nhiên rất dồi dào, cùng với nguồn nước sạch đầu nguồn đã mang lại chất lượng tôm ngon hơn và lợi nhuận khoảng 95 triệu/ha, ngoài con tôm, người dân còn thu hoạch thêm cá tự nhiên và một phần lúa chét trong ruộng tôm. Ngoài ra, tỉnh còn phối hợp cùng Tổ chức GIZ thực hiện việc bảo tồn vùng lúa mùa nổi tại vùng Vĩnh Phước (huyện Tri Tôn). Qua đó, hàng năm, nơi đây còn có lễ hội tái diễn lại các hình ảnh về nền văn hóa lúa nước.
Chuyển đổi các mô hình kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu
Những định hướng của tỉnh cũng như toàn bộ hệ thống chính trị luôn quan tâm đến việc chuyển đổi mô hình kinh tế thích ứng với BĐKH theo tinh thần Nghị quyết 120, cụ thể:
1) Triển khai rà soát, lập quy hoạch tích hợp tổng thể phát triển kinh tế - xã hội địa phương, lồng ghép các quy hoạch phát triển ngành thích ứng với BĐKH và sự phát triển thượng nguồn sông Mê-Công.
2) Tập trung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động của biến đổi khí hậu, cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế của tỉnh; đã tổ chức thực hiện, nghiệm thu và bàn giao nhiều mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu; các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cánh đồng lớn,… Tỉnh cũng chủ động kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo tín hiệu của thị trường.
3) Khảo sát, nghiên cứu quy hoạch các vị trí tiềm năng tạo không gian tích trữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô hạn, đồng thời chia sẻ nguồn nước với các tỉnh hạ nguồn, đặc biệt là vùng Tứ giác Long Xuyên; xây dựng cơ chế vận hành hệ thống thủy lợi và quản trị nguồn nước liên tỉnh nhằm đảm bảo chia sẻ nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế của vùng và Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên trong bối cảnh BĐKH; của liên vùng kết hợp thực hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, mô hình sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH...
4) Tiếp tục duy trì và phát triển các quan hệ đối tác chiến lược và thỏa thuận liên quan đến ứng phó với BĐKH, quản trị nguồn nước, chuyển đổi sinh kế bền vững, phát triển Chương trình về năng lượng tái tạo, năng lượng sạch với các đối tác quốc tế nhằm tranh thủ tối đa sự ủng hộ, giúp đỡ, hợp tác trong lĩnh vực ứng phó BĐKH, quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước và chuyển đổi nông nghiệp, tái tạo năng lượng sạch, bền vững theo tinh thần Nghị quyết 120-NQ/CP đã đề ra.
Những kiến nghị
Thứ nhất, có chính sách thu hút, khuyến khích đào tạo và nghiên cứu khoa học, ứng dụng đối với các lĩnh vực như liên kết vùng, BĐKH, năng lượng tái tạo, nông nghiệp bền vững, môi trường thích ứng với BĐKH vùng và Tiểu vùng.
Thứ hai, đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển vùng ĐBSCL, tăng cường và nâng cao hiệu quả liên kết vùng và tiểu vùng; tập trung đầu tư, hoàn chỉnh đồng bộ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình về giao thông, cơ sở hạ tầng phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, hạ tầng phục vụ phát triển gắn kết giữa nông nghiệp sạch và du lịch sinh thái…
Thứ ba, đầu tư nâng cấp hệ thống logistics thủy, bộ kết hợp của vùng ĐBSCL để giảm chi phí vận chuyển hàng nông sản xuất khẩu; đồng thời nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, hạn chế những tác động không mong muốn của các đập thủy điện ở các quốc gia thượng nguồn, quản lý nguồn tài nguyên nước hợp lý hơn phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp.
Thứ tư, quan tâm đầu tư phát triển công nghệ chế biến, chế biến sâu các loại nông sản có lợi thế của tỉnh và của vùng nhằm gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tiến đến xây dựng thương hiệu nông sản cho vùng.
Cuối cùng, tiếp tục hoàn thiện về cơ chế điều phối của vùng, Tiểu vùng nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Nghị quyết 120-NQ/CP của Chính phủ trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với BĐKH, đảm bảo tính liên kết hài hòa lợi ích giữa các địa phương, hài hòa về điều kiện tự nhiên, đất nước, hệ sinh thái, văn hóa và con người,... trong thời gian tới.
TRẦN ANH THƯ
TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Nghị quyết 120 mang tính “đột phá mạnh” về tư duy chiến lược
Cũng nhìn nhận rằng, biến đổi khí hậu không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để chuyển đổi loại sản xuất nông nghiệp sao cho hài hòa và thuận với thiên nhiên; tổ chức, sắp xếp lại không gian phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững. Từ khi Nghị quyết số 120/NQ-CP, ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ra đời, đây không những là chính sách đòn bẩy giúp ĐBSCL nói chung, nhất là tỉnh An Giang vùng đầu nguồn nói riêng để định vị lại sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như tổ chức lại sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý và bền vững hơn, nghị quyết còn mang tính “đột phá mạnh” về tư duy chiến lược chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tạo thế liên kết vững chắc giữa các tỉnh trong vùng, Tiểu vùng, chủ động hơn trong việc “sống chung với lũ”, ứng phó tốt hơn với BĐKH. Trong đó, cơ cấu sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL trong thời gian tới theo 3 trọng tâm: Phát triển thủy sản - cây ăn quả - lúa gắn với các tiểu vùng sinh thái.
Điểm tâm đắc nhất là quan điểm về: Chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp, quy hoạch sản xuất theo lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái; tập trung về chất lượng hơn là số lượng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp; sản xuất theo hướng hữu cơ, sạch, theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu và nhất là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh An Giang đã ban hành các chương trình, kế hoạch, trong đó nổi bật là Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, với quan điểm xuyên suốt là: “Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng, lấy doanh nghiệp và nông dân làm trọng tâm, nhà nước đóng vai trò kiến tạo, lấy ứng dụng khoa học - công nghệ làm khâu đột phá; tạo ra sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm”. Từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu; giữ vững mức tăng trưởng nông nghiệp hợp lý và bền vững qua từng năm; sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, thuận thiên và thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, tạo ra sản phẩm an toàn, từng bước đưa sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững”.
Ngoài ra, đối với ngành nông nghiệp cũng đã chủ động phối hợp với địa phương và một số tổ chức Quốc tế triển khai các loại hình sinh kế thuận thiên, chủ động sống chung với lũ, thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể như:
- Loại hình sinh kế mùa nước nổi với sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã thực hiện thành công chuyển từ 02-03 vụ lúa/năm sang còn 01 vụ lúa Đông xuân (sản xuất theo hướng sạch) sau đó là trồng sen và kết hợp thủy sản tự nhiên trong suốt mùa lũ. Loại hình này được thực hiện tại huyện Tri Tôn, điểm nhấn của loại hình này là những nông dân có cùng mục tiêu góp vốn thành lập hợp tác xã gắn với doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sen (doanh nghiệp cũng góp cổ phần vào HTX) trở thành loại hình “kinh tế nông nghệp”. Bước đầu cho thấy, lợi nhuận của loại hình này gấp 03 lần so với chuyên trồng lúa. Bên cạnh sản phẩm thu được chính từ cây sen, mô hình này giúp nông dân có thêm thu nhập từ việc thu hoạch từ nguồn cá tự nhiên, giúp cải tạo đất (hàng năm lượng đất bồi vào ruộng cao khoảng 04 cm), giúp trữ thêm lượng nước và đa dạng các loại chim, cò trong vùng về đây sinh sống.
- Tổ chức GIZ cũng quan tâm hỗ trợ thực hiện đưa con tôm càng xanh vào vùng lũ đầu nguồn thuộc huyện An Phú, bước đầu cho thấy, lượng thức ăn tự nhiên rất dồi dào, cùng với nguồn nước sạch đầu nguồn đã mang lại chất lượng tôm ngon hơn và lợi nhuận khoảng 95 triệu/ha, ngoài con tôm, người dân còn thu hoạch thêm cá tự nhiên và một phần lúa chét trong ruộng tôm. Ngoài ra, tỉnh còn phối hợp cùng Tổ chức GIZ thực hiện việc bảo tồn vùng lúa mùa nổi tại vùng Vĩnh Phước (huyện Tri Tôn). Qua đó, hàng năm, nơi đây còn có lễ hội tái diễn lại các hình ảnh về nền văn hóa lúa nước.
Chuyển đổi các mô hình kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu
Những định hướng của tỉnh cũng như toàn bộ hệ thống chính trị luôn quan tâm đến việc chuyển đổi mô hình kinh tế thích ứng với BĐKH theo tinh thần Nghị quyết 120, cụ thể:
1) Triển khai rà soát, lập quy hoạch tích hợp tổng thể phát triển kinh tế - xã hội địa phương, lồng ghép các quy hoạch phát triển ngành thích ứng với BĐKH và sự phát triển thượng nguồn sông Mê-Công.
2) Tập trung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động của biến đổi khí hậu, cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế của tỉnh; đã tổ chức thực hiện, nghiệm thu và bàn giao nhiều mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu; các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cánh đồng lớn,… Tỉnh cũng chủ động kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo tín hiệu của thị trường.
3) Khảo sát, nghiên cứu quy hoạch các vị trí tiềm năng tạo không gian tích trữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô hạn, đồng thời chia sẻ nguồn nước với các tỉnh hạ nguồn, đặc biệt là vùng Tứ giác Long Xuyên; xây dựng cơ chế vận hành hệ thống thủy lợi và quản trị nguồn nước liên tỉnh nhằm đảm bảo chia sẻ nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế của vùng và Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên trong bối cảnh BĐKH; của liên vùng kết hợp thực hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, mô hình sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH...
4) Tiếp tục duy trì và phát triển các quan hệ đối tác chiến lược và thỏa thuận liên quan đến ứng phó với BĐKH, quản trị nguồn nước, chuyển đổi sinh kế bền vững, phát triển Chương trình về năng lượng tái tạo, năng lượng sạch với các đối tác quốc tế nhằm tranh thủ tối đa sự ủng hộ, giúp đỡ, hợp tác trong lĩnh vực ứng phó BĐKH, quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước và chuyển đổi nông nghiệp, tái tạo năng lượng sạch, bền vững theo tinh thần Nghị quyết 120-NQ/CP đã đề ra.
Những kiến nghị
Thứ nhất, có chính sách thu hút, khuyến khích đào tạo và nghiên cứu khoa học, ứng dụng đối với các lĩnh vực như liên kết vùng, BĐKH, năng lượng tái tạo, nông nghiệp bền vững, môi trường thích ứng với BĐKH vùng và Tiểu vùng.
Thứ hai, đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển vùng ĐBSCL, tăng cường và nâng cao hiệu quả liên kết vùng và tiểu vùng; tập trung đầu tư, hoàn chỉnh đồng bộ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình về giao thông, cơ sở hạ tầng phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, hạ tầng phục vụ phát triển gắn kết giữa nông nghiệp sạch và du lịch sinh thái…
Thứ ba, đầu tư nâng cấp hệ thống logistics thủy, bộ kết hợp của vùng ĐBSCL để giảm chi phí vận chuyển hàng nông sản xuất khẩu; đồng thời nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, hạn chế những tác động không mong muốn của các đập thủy điện ở các quốc gia thượng nguồn, quản lý nguồn tài nguyên nước hợp lý hơn phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp.
Thứ tư, quan tâm đầu tư phát triển công nghệ chế biến, chế biến sâu các loại nông sản có lợi thế của tỉnh và của vùng nhằm gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tiến đến xây dựng thương hiệu nông sản cho vùng.
Cuối cùng, tiếp tục hoàn thiện về cơ chế điều phối của vùng, Tiểu vùng nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Nghị quyết 120-NQ/CP của Chính phủ trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với BĐKH, đảm bảo tính liên kết hài hòa lợi ích giữa các địa phương, hài hòa về điều kiện tự nhiên, đất nước, hệ sinh thái, văn hóa và con người,... trong thời gian tới.
TRẦN ANH THƯ
TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh