Thực tiễn - kinh nghiệm
“Mái ấm công đoàn” - Mô hình mang dấu ấn của tổ chức công đoàn An Giang
- Được đăng: Thứ hai, 22 Tháng 6 2015 08:17
- Lượt xem: 2757
(TGAG)- Đến nay gần 10 năm, chương trình nhà ở “Mái ấm công đoàn” (MACĐ) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động không chỉ tạo được dấu ấn riêng cho tổ chức Công đoàn mà còn có sức lan tỏa rộng đến toàn xã hội. Với số lượng trên 82.599 đoàn viên công đoàn, đã vận động được số tiền 47,5 tỷ đồng, đạt tỉ lệ 69,11% đoàn viên tham gia đóng góp. Qua đó, Ban Thường vụ Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh đã xét hỗ trợ 1.289 đối tượng, trong đó cất mới 1.029 căn, sửa chữa 260 căn với số tiền 45,05 tỷ đồng.
Nhiều mô hình mang dấu ấn
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình nhà ở “MACĐ” đã đánh giá đây là mô hình thiết thực mang tính nhân văn sâu sắc với nhiều sáng tạo thu hút được toàn xã hội quan tâm. Năm 2007, chương trình được phát động trong đoàn viên công đoàn với sự đóng góp 5.000 đồng/người/tháng với mức hỗ trợ cất mới là 10 triệu đồng/căn, sửa chữa 5 triệu đồng/căn; từ năm 2011 đến nay nâng mức vận động lên 10.000 đồng/người/tháng và hỗ trợ cất mới 30 triệu đồng/căn, sửa chữa 15 triệu đồng/căn. Đối tượng vận động và hỗ trợ là đoàn viên công đoàn. Được sự quan tâm, đồng tình hưởng ứng của đoàn viên, nên số lượng vận động năm sau cao hơn năm trước đến nay số tiền vận động được 47,5tỷ đồng.
Không chỉ dừng lại việc chăm lo hỗ trợ nhà ở cho đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn và từ nhu cầu bức xúc của xã hội, năm 2012, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh mở rộng chương trình với mô hình xây dựng nhà ở “Mái ấm Công đoàn cho tập thể giáo viên” ở vùng sâu, vùng xa. Đến nay đã xây dựng 28 căn mỗi căn trị giá khoảng 650 triệu đồng theo hình thức đối ứng với địa phương, giải quyết cơ bản chỗ ở cho gần 350 giáo viên vùng sâu, vùng khó khăn. Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh, ông Đặng Hoài Dũng cho biết đây là việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đã góp phần giải quyết khó khăn lớn nhất cho đội ngũ giáo viên vùng sâu, vùng xa. Nếu như trước đây, Nhà nước đã có nhà công vụ, thì nay đã xuống cấp và chưa sửa chữa được hoặc chưa bổ sung nhà mới cho đội ngũ cán bộ giáo viên công tác xa nhà nhưng tổ chức công đoàn đã làm được. Đồng chí đánh giá đây là thành công lớn của tổ chức công đoàn. Cũng theo lời tâm sự của nhiều giáo viên được ở căn nhà “Mái ấm công đoàn tập thể giáo viên” cho biết: họ vô cùng biết ơn tổ chức công đoàn đã tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên xa nhà được ở căn nhà khang trang, sạch đẹp. Đặc biệt, tạo điều kiện để họ có động lực cống hiến hết sức mình cho công tác giảng dạy ở những vùng khó khăn khi xa gia đình.
Không chỉ dừng lại ở Chương trình nhà ở “Mái ấm công đoàn” cho lực lượng đoàn viên công đoàn, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã mạnh dạn xoáy sâu vào đối tượng là người lao động tại các doanh nghiệp có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Để làm được việc đó, từ năm 2013 đến nay nhân “Tháng công nhân”, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đẩy mạnh chủ trương vận động chủ doanh nghiệp hỗ trợ Quỹ mái ấm công đoàn để hỗ trợ xây nhà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn theo hình thức đối ứng (mỗi bên 50%). Kết quả, đã được sự đồng tình hưởng ứng của doanh nghiệp, số tiền vận động hàng năm đều tăng. Và qua 03 năm vận động đã có 45 lượt doanh nghiệp tham gia hỗ trợ với tổng kinh phí đóng góp qua 03 năm được trên 3 tỷ đồng, đã hỗ trợ cất mới và sửa chữa trên 200 căn cho công nhân lao động.
Sự vận động thành công của các cấp công đoàn
Trước hết, chương trình đã đánh giá rất thành công sau gần 10 năm phát động là do có sự quan tâm của cấp ủy Đảng các cấp, sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo đoàn viên công đoàn, đặc biệt sự vận động chân thành của tổ chức công đoàn và sự quan tâm của toàn xã hội trong đó có các doanh nghiệp. Điển hình đơn vị LĐLĐ huyện Tịnh Biên đã tranh thủ được cấp ủy địa phương thực hiện đối ứng 07 căn nhà tập thể giáo viên vùng núi, qua đó giải quyết chổ ở ổn định cho gần 100 giáo viên. LĐLĐ huyện Châu Phú ngoài vận động đoàn viên tích cực đóng góp, LĐLĐ huyện cũng tranh thủ sự hỗ trợ của cấp ủy xây dựng được 04 căn nhà tập thể giáo viên, vận động chủ doanh nghiệp tham gia hỗ trợ trên 10 căn nhà cho công nhân lao động. Đối với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây lắp An Giang, (đơn vị có đông đoàn viên, công nhân lao động) xác định đây là mục tiêu nhằm hỗ trợ đoàn viên, công nhân lao động khó khăn về nhà ở. Và họ thiết nghỉ nếu đoàn viên, người lao động có chỗ ở ổn định, họ sẽ yên tâm công tác, cống hiến vào sự phát triển của đơn vị. Vì vậy, hàng năm, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tích cực vận động đoàn viên, tham mưu Ban Giám đốc trích một phần lợi nhuận của công ty chăm lo chổ ở cho người lao động. Kết quả, đến nay đã xét hỗ trợ cất mới và sửa chữa 153 căn. Ngoài ra, từ nguồn quỹ nội bộ, công đoàn cơ sở còn hỗ trợ thêm 64 trường hợp sửa chữa và cất mới nhà MACĐ với số tiền 638,5 triệu đồng. Và rất nhiều công đoàn cơ sở khác như: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phà An Giang, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang, Công ty May xuất nhập khẩu Đức Thành…
Nhiều mô hình mang dấu ấn
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình nhà ở “MACĐ” đã đánh giá đây là mô hình thiết thực mang tính nhân văn sâu sắc với nhiều sáng tạo thu hút được toàn xã hội quan tâm. Năm 2007, chương trình được phát động trong đoàn viên công đoàn với sự đóng góp 5.000 đồng/người/tháng với mức hỗ trợ cất mới là 10 triệu đồng/căn, sửa chữa 5 triệu đồng/căn; từ năm 2011 đến nay nâng mức vận động lên 10.000 đồng/người/tháng và hỗ trợ cất mới 30 triệu đồng/căn, sửa chữa 15 triệu đồng/căn. Đối tượng vận động và hỗ trợ là đoàn viên công đoàn. Được sự quan tâm, đồng tình hưởng ứng của đoàn viên, nên số lượng vận động năm sau cao hơn năm trước đến nay số tiền vận động được 47,5tỷ đồng.
Không chỉ dừng lại việc chăm lo hỗ trợ nhà ở cho đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn và từ nhu cầu bức xúc của xã hội, năm 2012, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh mở rộng chương trình với mô hình xây dựng nhà ở “Mái ấm Công đoàn cho tập thể giáo viên” ở vùng sâu, vùng xa. Đến nay đã xây dựng 28 căn mỗi căn trị giá khoảng 650 triệu đồng theo hình thức đối ứng với địa phương, giải quyết cơ bản chỗ ở cho gần 350 giáo viên vùng sâu, vùng khó khăn. Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh, ông Đặng Hoài Dũng cho biết đây là việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đã góp phần giải quyết khó khăn lớn nhất cho đội ngũ giáo viên vùng sâu, vùng xa. Nếu như trước đây, Nhà nước đã có nhà công vụ, thì nay đã xuống cấp và chưa sửa chữa được hoặc chưa bổ sung nhà mới cho đội ngũ cán bộ giáo viên công tác xa nhà nhưng tổ chức công đoàn đã làm được. Đồng chí đánh giá đây là thành công lớn của tổ chức công đoàn. Cũng theo lời tâm sự của nhiều giáo viên được ở căn nhà “Mái ấm công đoàn tập thể giáo viên” cho biết: họ vô cùng biết ơn tổ chức công đoàn đã tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên xa nhà được ở căn nhà khang trang, sạch đẹp. Đặc biệt, tạo điều kiện để họ có động lực cống hiến hết sức mình cho công tác giảng dạy ở những vùng khó khăn khi xa gia đình.
Không chỉ dừng lại ở Chương trình nhà ở “Mái ấm công đoàn” cho lực lượng đoàn viên công đoàn, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã mạnh dạn xoáy sâu vào đối tượng là người lao động tại các doanh nghiệp có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Để làm được việc đó, từ năm 2013 đến nay nhân “Tháng công nhân”, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đẩy mạnh chủ trương vận động chủ doanh nghiệp hỗ trợ Quỹ mái ấm công đoàn để hỗ trợ xây nhà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn theo hình thức đối ứng (mỗi bên 50%). Kết quả, đã được sự đồng tình hưởng ứng của doanh nghiệp, số tiền vận động hàng năm đều tăng. Và qua 03 năm vận động đã có 45 lượt doanh nghiệp tham gia hỗ trợ với tổng kinh phí đóng góp qua 03 năm được trên 3 tỷ đồng, đã hỗ trợ cất mới và sửa chữa trên 200 căn cho công nhân lao động.
Sự vận động thành công của các cấp công đoàn
Trước hết, chương trình đã đánh giá rất thành công sau gần 10 năm phát động là do có sự quan tâm của cấp ủy Đảng các cấp, sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo đoàn viên công đoàn, đặc biệt sự vận động chân thành của tổ chức công đoàn và sự quan tâm của toàn xã hội trong đó có các doanh nghiệp. Điển hình đơn vị LĐLĐ huyện Tịnh Biên đã tranh thủ được cấp ủy địa phương thực hiện đối ứng 07 căn nhà tập thể giáo viên vùng núi, qua đó giải quyết chổ ở ổn định cho gần 100 giáo viên. LĐLĐ huyện Châu Phú ngoài vận động đoàn viên tích cực đóng góp, LĐLĐ huyện cũng tranh thủ sự hỗ trợ của cấp ủy xây dựng được 04 căn nhà tập thể giáo viên, vận động chủ doanh nghiệp tham gia hỗ trợ trên 10 căn nhà cho công nhân lao động. Đối với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây lắp An Giang, (đơn vị có đông đoàn viên, công nhân lao động) xác định đây là mục tiêu nhằm hỗ trợ đoàn viên, công nhân lao động khó khăn về nhà ở. Và họ thiết nghỉ nếu đoàn viên, người lao động có chỗ ở ổn định, họ sẽ yên tâm công tác, cống hiến vào sự phát triển của đơn vị. Vì vậy, hàng năm, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tích cực vận động đoàn viên, tham mưu Ban Giám đốc trích một phần lợi nhuận của công ty chăm lo chổ ở cho người lao động. Kết quả, đến nay đã xét hỗ trợ cất mới và sửa chữa 153 căn. Ngoài ra, từ nguồn quỹ nội bộ, công đoàn cơ sở còn hỗ trợ thêm 64 trường hợp sửa chữa và cất mới nhà MACĐ với số tiền 638,5 triệu đồng. Và rất nhiều công đoàn cơ sở khác như: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phà An Giang, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang, Công ty May xuất nhập khẩu Đức Thành…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Thanh Bình trao Bằng khen cho các tập thể có nhiều thành tích |
Nhân Hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình nhà ở “Mái ấm công đoàn”, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tặng Bằng khen cho 53 tập thể, 18 cá nhân có nhiều đóng góp tích cực cho chương trình. |
Cẩm Tú