Thực tiễn - kinh nghiệm
An Giang ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến nông sản
- Được đăng: Thứ năm, 30 Tháng 11 2023 13:49
- Lượt xem: 1206
(TUAG)- An Giang có thế mạnh sản xuất nông nghiệp (NN), tiềm năng phát triển kinh tế NN như lúa gạo, cá tra xuất khẩu, rau màu và cây ăn trái. Những năm qua, tỉnh phát triển mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN), chuyển đổi số, phục vụ sản xuất NN theo chuỗi giá trị hàng hóa, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy việc nâng cao hàm lượng khoa học, công nghệ, chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm NN của tỉnh, mở rộng thêm cơ hội xuất khẩu.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang (NN&PTNT) Nguyễn Sĩ Lâm, khẳng định vai trò bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế tỉnh, ngành nông nghiệp đã duy trì, phát triển ổn định sản xuất hàng hóa quy mô lớn, với các mặt hàng chủ lực là lúa gạo, thủy sản, trái cây; đảm bảo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu với giá trị kim ngạch lớn. Tỉnh đẩy mạnh liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị; chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Kỹ sư nông nghiệp 3 Cùng cùng nông dân thăm đồng lúa Lộc Trời 28
Toàn tỉnh hiện có 33 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, như: Máy bay không người lái (Drone) sạ lúa, phun thuốc trên đồng ruộng; trồng dưa lưới, rau màu trong nhà màng; hệ thống tưới phun tự động kết hợp phun thuốc; hệ thống tưới sử dụng pin năng lượng mặt trời; canh tác xoài, rau màu, lúa theo tiêu chuẩn VietGAP... Có 9 mô hình sản xuất lúa ứng dụng cơ giới hóa, ứng dụng Drone (3 trong 1), thiết bị gieo sạ cụm gắn doanh nghiệp (DN) tiêu thụ. Ngành nông nghiệp tập trung tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị ở hầu hết các ngành hàng chủ lực, với sự tham gia của nhiều DN.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời là DN đầu tiên tại Việt Nam thành lập Viện Nghiên cứu nông nghiệp để thực hiện các nghiên cứu mang tính ứng dụng trong lĩnh vực KH&CN vào thực tiễn, tạo ra các sản phẩm giá trị. DN đã lai tạo ra 9 giống lúa mang thương hiệu Lộc Trời, trong đó một số giống đạt nhiều giải thưởng gạo ngon trong và ngoài nước, như: Lộc Trời 1, Lộc Trời 28. Ngoài ra, các giống nhượng quyền được lai và chọn tạo thông qua công nghệ chọn giống hiện đại, như: OM5451, OM18 rất được nông dân ưa chuộng.
Viện Nghiên cứu nông nghiệp còn là nơi tạo ra các quy trình canh tác lúa đạt chuẩn theo từng thị trường xuất khẩu (Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand...), các tiêu chuẩn canh tác theo hướng bền vững (SRP), góp phần nâng cao giá trị cho hạt gạo Việt Nam. Lộc Trời còn áp dụng công nghệ chế biến, tăng giá trị của hạt gạo thông qua các dòng sản phẩm: Gạo mầm Vibigaba, gạo lứt và trà gạo lứt từ giống lúa mùa nổi truyền thống, tốt cho sức khỏe và thân thiện môi trường.
Giám đốc Sở KH&CN An Giang Tầng Phú An cho biết, giai đoạn 2016 - 2022, Sở KH&CN đã hỗ trợ 49 dự án thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ứng dụng đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất cho tổ chức, cá nhân với tổng kinh phí 115,14 tỷ đồng. Nhiều DN, cơ sở đã được chuyển giao công nghệ và ứng dụng vào sản xuất, góp phần tăng giá trị.
Điển hình như Dự án sản xuất thử nghiệm dưa lưới trong nhà màng sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt của Công ty TNHH Trang trại hữu cơ 7 Núi. Công ty đã xây dựng thành công 2 quy trình kỹ thuật canh tác trên 2 giống dưa lưới, năng suất đạt 3,7 - 4,3 tấn/1.000m2, doanh thu đạt 429 - 499 triệu đồng/1.000m2/4 vụ/năm. Sản phẩm có chứng nhận VietGAP, có đơn vị hợp đồng bao tiêu, hiện đã mở rộng 5,7ha nhà màng.
Sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao
Đối với Dự án xây dựng mô hình sản xuất xoài 3 màu có quy mô 500ha đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm, đã vận động 730 hộ sản xuất xoài tham gia vào HTX Trái cây GAP Chợ Mới. Đến nay, có 576,74ha đạt chứng nhận VietGAP cho sản phẩm xoài, với 651 hộ và 7 mã vùng trồng (code) xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, Úc, New Zealand và Hàn Quốc.
HTX Nông nghiệp Vĩnh Bình (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) là đơn vị tiên phong ứng dụng khoa học - kỹ thuật, liên kết sản xuất với DN theo mô hình “Cánh đồng không dấu chân”. Đến nay, HTX bao tiêu đầu ra cho 1.000ha canh tác lúa của thành viên, đảm bảo lợi nhuận trên 20% cho hơn 120 nông dân.
“Để phát triển nông nghiệp, việc ứng dụng KH&CN là cần thiết. Muốn phát triển toàn diện lĩnh vực nông nghiệp, cần sự liên kết “4 nhà” và ngân hàng; hỗ trợ khoa học - kỹ thuật, ứng dụng KH&CN vào đồng ruộng. Sở KH&CN đã hỗ trợ HTX các thiết bị, công nghệ tiên tiến, từ khâu làm đất đến thu hoạch” - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp Vĩnh Bình Nguyễn Văn Tắc nhấn mạnh.
GS.TS. Nguyễn Thị Lang, Viện trưởng Viện Nghiên cứu NN công nghệ cao ĐBSCL nhận định: An Giang đã tập trung hợp tác nghiên cứu để phát triển giống mới và công nghệ sản xuất hạt giống mới; hoàn thiện tiêu chuẩn phẩm chất hạt giống... Sở Khoa học và Công nghệ đầu tư khoa học toàn bộ chuỗi giá trị của công nghiệp hạt giống An Giang. Xây dựng thương hiệu hạt giống và kinh doanh hiệu quả vật liệu gốc trong di truyền, nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành hàng An Giang trên thương trường trong và thế giới. Trong KH&CN, An Giang đã đúng khi hoạch định chiến lược phát triển NN trên nền tảng thủy lợi và giống cây trồng cao sản. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng về giống lúa khá thành công và triển khai biện pháp “3 giảm” (giảm mật độ sạ, giảm dùng thuốc trừ sâu, giảm bón phân) hiệu quả nên năng suất lúa bình quân tăng trung bình 1,2 - 2,0%.
HẠNH CHÂU
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang (NN&PTNT) Nguyễn Sĩ Lâm, khẳng định vai trò bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế tỉnh, ngành nông nghiệp đã duy trì, phát triển ổn định sản xuất hàng hóa quy mô lớn, với các mặt hàng chủ lực là lúa gạo, thủy sản, trái cây; đảm bảo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu với giá trị kim ngạch lớn. Tỉnh đẩy mạnh liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị; chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Kỹ sư nông nghiệp 3 Cùng cùng nông dân thăm đồng lúa Lộc Trời 28
Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời là DN đầu tiên tại Việt Nam thành lập Viện Nghiên cứu nông nghiệp để thực hiện các nghiên cứu mang tính ứng dụng trong lĩnh vực KH&CN vào thực tiễn, tạo ra các sản phẩm giá trị. DN đã lai tạo ra 9 giống lúa mang thương hiệu Lộc Trời, trong đó một số giống đạt nhiều giải thưởng gạo ngon trong và ngoài nước, như: Lộc Trời 1, Lộc Trời 28. Ngoài ra, các giống nhượng quyền được lai và chọn tạo thông qua công nghệ chọn giống hiện đại, như: OM5451, OM18 rất được nông dân ưa chuộng.
Viện Nghiên cứu nông nghiệp còn là nơi tạo ra các quy trình canh tác lúa đạt chuẩn theo từng thị trường xuất khẩu (Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand...), các tiêu chuẩn canh tác theo hướng bền vững (SRP), góp phần nâng cao giá trị cho hạt gạo Việt Nam. Lộc Trời còn áp dụng công nghệ chế biến, tăng giá trị của hạt gạo thông qua các dòng sản phẩm: Gạo mầm Vibigaba, gạo lứt và trà gạo lứt từ giống lúa mùa nổi truyền thống, tốt cho sức khỏe và thân thiện môi trường.
Giám đốc Sở KH&CN An Giang Tầng Phú An cho biết, giai đoạn 2016 - 2022, Sở KH&CN đã hỗ trợ 49 dự án thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ứng dụng đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất cho tổ chức, cá nhân với tổng kinh phí 115,14 tỷ đồng. Nhiều DN, cơ sở đã được chuyển giao công nghệ và ứng dụng vào sản xuất, góp phần tăng giá trị.
Điển hình như Dự án sản xuất thử nghiệm dưa lưới trong nhà màng sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt của Công ty TNHH Trang trại hữu cơ 7 Núi. Công ty đã xây dựng thành công 2 quy trình kỹ thuật canh tác trên 2 giống dưa lưới, năng suất đạt 3,7 - 4,3 tấn/1.000m2, doanh thu đạt 429 - 499 triệu đồng/1.000m2/4 vụ/năm. Sản phẩm có chứng nhận VietGAP, có đơn vị hợp đồng bao tiêu, hiện đã mở rộng 5,7ha nhà màng.
Sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao
Đối với Dự án xây dựng mô hình sản xuất xoài 3 màu có quy mô 500ha đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm, đã vận động 730 hộ sản xuất xoài tham gia vào HTX Trái cây GAP Chợ Mới. Đến nay, có 576,74ha đạt chứng nhận VietGAP cho sản phẩm xoài, với 651 hộ và 7 mã vùng trồng (code) xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, Úc, New Zealand và Hàn Quốc.
HTX Nông nghiệp Vĩnh Bình (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) là đơn vị tiên phong ứng dụng khoa học - kỹ thuật, liên kết sản xuất với DN theo mô hình “Cánh đồng không dấu chân”. Đến nay, HTX bao tiêu đầu ra cho 1.000ha canh tác lúa của thành viên, đảm bảo lợi nhuận trên 20% cho hơn 120 nông dân.
“Để phát triển nông nghiệp, việc ứng dụng KH&CN là cần thiết. Muốn phát triển toàn diện lĩnh vực nông nghiệp, cần sự liên kết “4 nhà” và ngân hàng; hỗ trợ khoa học - kỹ thuật, ứng dụng KH&CN vào đồng ruộng. Sở KH&CN đã hỗ trợ HTX các thiết bị, công nghệ tiên tiến, từ khâu làm đất đến thu hoạch” - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp Vĩnh Bình Nguyễn Văn Tắc nhấn mạnh.
GS.TS. Nguyễn Thị Lang, Viện trưởng Viện Nghiên cứu NN công nghệ cao ĐBSCL nhận định: An Giang đã tập trung hợp tác nghiên cứu để phát triển giống mới và công nghệ sản xuất hạt giống mới; hoàn thiện tiêu chuẩn phẩm chất hạt giống... Sở Khoa học và Công nghệ đầu tư khoa học toàn bộ chuỗi giá trị của công nghiệp hạt giống An Giang. Xây dựng thương hiệu hạt giống và kinh doanh hiệu quả vật liệu gốc trong di truyền, nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành hàng An Giang trên thương trường trong và thế giới. Trong KH&CN, An Giang đã đúng khi hoạch định chiến lược phát triển NN trên nền tảng thủy lợi và giống cây trồng cao sản. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng về giống lúa khá thành công và triển khai biện pháp “3 giảm” (giảm mật độ sạ, giảm dùng thuốc trừ sâu, giảm bón phân) hiệu quả nên năng suất lúa bình quân tăng trung bình 1,2 - 2,0%.
HẠNH CHÂU