Truy cập hiện tại

Đang có 154 khách và không thành viên đang online

Thực tiễn - kinh nghiệm

Huyện đầu nguồn An Phú chủ động phòng chống lũ, tập trung sản xuất vụ Thu Đông

(TGAG)- Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh An Giang, mùa lũ năm nay khả năng từ bằng đến thấp hơn mùa lũ năm 2014. Tuy nhiên, các địa phương trong tỉnh vẫn không chủ quan mà chủ động công tác phòng chống lũ lụt cho sản xuất vụ Thu Đông và bảo vệ an toàn tính mạng cho người dân.

Ông Mai Văn Bộ - Trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Phú cho biết: Là huyện đầu nguồn của tỉnh An Giang, nơi đầu tiên tiếp nhận những dòng lũ từ thượng nguồn đổ về, do đó những năm qua trước mùa lũ khoảng 02 tháng, An Phú đã chủ động lập kế hoạch và triển khai công tác phòng chống lũ lụt. Riêng trong mùa lũ năm 2015 này, toàn huyện An Phú tập trung sản xuất 7.979 ha, trong đó lúa 5.879 ha, màu 2.100 ha. Để sản xuất ăn chắc vụ này, địa phương đã đi khảo sát các tuyến đê xung yếu, các cống của năm 2014 để kiểm tra khắc phục, tu bổ, đồng thời sửa chữa một số cống như cống Năm Nha, cống Bún Nhỏ thuộc xã Khánh Bình, các tuyến đường kết hợp đê bao có nguy cơ sạt lở ở xã Phước Hưng, nhằm để đảm bảo vụ sản xuất Thu Đông năm 2015 này ăn chắc. Ông Mai Văn Bộ cho rằng: Để bảo vệ cho vụ sản xuất Thu Đông hàng năm, từ nguồn kinh phí bù thủy lợi phí của Trung ương, cũng như từ các Dự án của nước ngoài đã hỗ trợ cho huyện với nguồn kinh phí từ 08 đến 10 tỷ đồng để thực hiện, sửa chữa, vặm vá các công trình cống, tu bổ các tuyến đê xung yếu. Và, tính đến thời điểm này, An Phú đã hoàn thành việc tu bổ, sửa chữa các công trình phục vụ sản xuất vụ Thu Đông.

Song song đó, để đối phó lũ, huyện An Phú còn chú trọng triển khai công tác phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn. Ngay từ đầu tháng 7 âm lịch, địa phương đã sẳn sàng cho việc triển khai 37 điểm giữ trẻ trong mùa lũ, và 16 điểm đưa rướt học sinh tại các xã vùng thấp, vùng trũng, nhằm đảm bảo an toàn cho các trẻ em đi học an toàn trong mùa lũ, cũng như giúp cho phụ huynh an tâm lao động sản xuất. Song song đó, huyện cũng sẽ bố trí mỗi xã 01 chốt cứu hộ cứu nạn, để cứu giúp các phương tiện gặp phải mưa giông trong mùa lũ.

Cùng với đó, hiện nay An phú đã triển khai các mô hình sản xuất trong mùa lũ, nhất là tại các xã bờ đông sông Hậu như Vĩnh Lộc, Phú Hữu, Vĩnh Hậu, các địa phương này chủ yếu chỉ sản xuất 02/năm. Tận dụng mùa lũ, hiện nay bà con ở các địa phương này đã vào vụ đánh bắt cá rất sôi động như đặt lợp tôm, giăng câu, giăng lưới, rồi mô hình như trồng rau nhút, thu hút hàng trăm hộ tham gia và đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây. Ngoài ra, ở các địa phương vùng trong đê bao, cùng với mô hình sản xuất lúa, nông dân còn tập trung sản xuất rau, dưa các loại, đặc biệt là hiện nay có một số cây màu như đậu phộng, ớt, nấm rơm đang rất được người dân tập trung người dân sản xuất, do năng suất khá, giá cả cũng cao đã đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho người dân, mỗi vụ thu lãi từ 10 triệu đến 150 triệu đồng/công, do đó các loại rau màu này đang được người dân tập trung sản xuất.

Với việc chủ động xây dựng và triển khai công tác phòng chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất và đời sống người dân, đồng thời huyện An Phú còn triển khai thực hiện nhiều mô hình sản xuất mùa lũ, tin chắc rằng mùa lũ năm nay ở An Phú hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân địa phương./.
Tiếp Thu          
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40611402