Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản
- Được đăng: Thứ bảy, 16 Tháng 6 2018 16:22
- Lượt xem: 2400
(TGAG)- Sau 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (tháng 9/1973), Việt Nam và Nhật Bản đã trở thành đối tác ngày càng quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Không những thế, từ khi hai nước nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á” (tháng 3/2014), quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất. Đặc biệt, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản từ ngày 29/5 đến ngày 02/6 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang như luồng gió mới tạo thêm động lực thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước trong tương lai.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đồng chủ trì cuộc họp báo. Ảnh VOV
Về chính trị, hai bên đã đạt được sự tin cậy lẫn nhau, thường xuyên duy trì tiếp xúc giữa lãnh đạo các cấp, nhất là cấp cao. Trong năm 2017, có 5 chuyến thăm cấp cao được thực hiện, trong đó có chuyến thăm lịch sử của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản lần đầu tới Việt Nam; Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hai lần đến Việt Nam; Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản thăm Việt Nam; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Nhật Bản. Về kinh tế, Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất và là đối tác thương mại song phương lớn thứ tư của Việt Nam. Năm 2017, Nhật Bản đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài số một tại Việt Nam, với số vốn đầu tư kỷ lục hơn 9,1 tỷ USD, gấp bốn lần so với năm 2016. Hiện có hơn 2.500 doanh nghiệp, trong đó hầu hết các tập đoàn lớn của Nhật Bản, đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. ODA của Nhật Bản được sử dụng có hiệu quả trong các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghệ cao, nông nghiệp sạch, ứng phó biến đổi khí hậu, xóa đói, giảm nghèo... Hợp tác du lịch và giao lưu nhân dân ngày càng được tăng cường. Nhật Bản là thị trường khách du lịch nước ngoài lớn thứ ba của Việt Nam, với gần 800 nghìn lượt khách thăm Việt Nam năm 2017; lượng du khách Việt Nam thăm Nhật Bản cũng đạt hơn 300 nghìn lượt người. Lễ hội văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản và Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản tại Việt Nam đã trở thành những sự kiện được nhân dân hai nước mong chờ, đón nhận.
Trên trường quốc tế, hai bên thường xuyên trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm; hợp tác chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, như Liên hợp quốc, các hội nghị ASEAN+, APEC, ASEM... Đặc biệt, hai nước đã hợp tác tích cực, góp phần tạo nên thành công của Năm APEC Việt Nam 2017, Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 25 tại Đà Nẵng và thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nhất trí nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có hiệu lực.
Chuyến thăm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản; thúc đẩy quan hệ song phương bước sang một giai đoạn phát triển mới, thực chất và hiệu quả trên mọi lĩnh vực. Dư luận mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm tạo điều kiện tăng cường giao lưu nhân dân; các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về văn hóa, pháp luật nước sở tại, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và ý thức công dân toàn cầu cho mọi người dân.
Thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam và Nhật Bản
Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính đến đầu tháng 3/2018 tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 2,7 tỷ USD, tăng gần 14,3% so với cùng kỳ 2017. Các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian này chủ yếu là dệt may đạt 537 triệu USD; phương tiện vận tải đạt 365,2 triệu USD; máy móc thiết bị gần 259 triệu USD.
Riêng với lĩnh vực nhập khẩu, đến đầu tháng 3 cả nước nhập khẩu 2,705 tỷ USD hàng từ Nhật Bản, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, Việt Nam bị thâm hụt thương mại nhẹ (khoảng 5 triệu USD) từ Nhật Bản. Các mặt hàng nhập khẩu lớn từ Nhật Bản là máy móc, thiết bị máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện gần 392 triệu USD; sắt thép.
Lũy kế tính đến cuối tháng 3/2018, Nhật Bản có 3.693 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 49,8 tỷ USD, đứng thứ hai trong tổng số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày 20/3, Nhật Bản đã có 96 dự án cấp mới, 42 dự án tăng vốn và 112 lượt góp vốn mua cổ phần với tổng vốn đầu tư là gần 593 triệu USD, đứng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Đặc biệt, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng phó với biến đổi khí hậu và nhiều lĩnh vực khác.
Tuy nhiên để thu hút đầu tư từ Nhật Bản, Việt Nam cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, giữ vững cam kết giữa các nhà đầu tư. Đồng thời, tận dụng tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực mới.
Lực đẩy cho doanh nghiệp phát triển
Mặc dù quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản luôn đạt kết quả tăng trưởng cao nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được nhiều từ các lợi thế này. Lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam thu được từ việc thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) nói riêng cùng các FTA đã tham gia nói chung trong những năm qua chưa phản ánh được tiềm năng thương mại trong nước.
Theo nội dung FTA Việt Nam - Nhật Bản, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu lực, ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7% vào năm 2018.
Trong vòng 10 năm, theo thỏa thuận, Việt Nam và Nhật Bản cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư phù hợp để cải thiện năng lực kinh doanh, giám sát tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
Để tăng cường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào Nhật Bản, các doanh nghiệp cần bắt đầu bằng việc xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh hiệu quả dựa trên việc phân tích và đánh giá đúng những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức, vị thế của doanh nghiệp hiện tại và đích cần đạt tới... Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, thì việc thực hiện một chiến lược marketing xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là điều phải tính đến trước tiên.
Để khai thác có hiệu quả hơn nữa tiềm năng và thế mạnh, cần thúc đẩy liên kết kinh tế thông qua tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư. Đáng lưu ý, triển khai hiệu quả Hiệp định VJEPA nhằm đạt mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại và đầu tư vào năm 2020 so với năm 2014. Hai nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các mặt hàng nông, thủy sản vào thị trường của nhau nhiều hơn; đồng thời triển khai hiệu quả Sáng kiến chung Việt - Nhật để cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy hơn nữa làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Ngoài ra, cần triển khai kế hoạch hành động của 6 ngành công nghiệp đã được lựa chọn trong Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 để kim ngạch thương mại giữa hai nước ngày càng tăng trưởng trong thời gian tới./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đồng chủ trì cuộc họp báo. Ảnh VOV
Về chính trị, hai bên đã đạt được sự tin cậy lẫn nhau, thường xuyên duy trì tiếp xúc giữa lãnh đạo các cấp, nhất là cấp cao. Trong năm 2017, có 5 chuyến thăm cấp cao được thực hiện, trong đó có chuyến thăm lịch sử của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản lần đầu tới Việt Nam; Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hai lần đến Việt Nam; Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản thăm Việt Nam; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Nhật Bản. Về kinh tế, Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất và là đối tác thương mại song phương lớn thứ tư của Việt Nam. Năm 2017, Nhật Bản đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài số một tại Việt Nam, với số vốn đầu tư kỷ lục hơn 9,1 tỷ USD, gấp bốn lần so với năm 2016. Hiện có hơn 2.500 doanh nghiệp, trong đó hầu hết các tập đoàn lớn của Nhật Bản, đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. ODA của Nhật Bản được sử dụng có hiệu quả trong các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghệ cao, nông nghiệp sạch, ứng phó biến đổi khí hậu, xóa đói, giảm nghèo... Hợp tác du lịch và giao lưu nhân dân ngày càng được tăng cường. Nhật Bản là thị trường khách du lịch nước ngoài lớn thứ ba của Việt Nam, với gần 800 nghìn lượt khách thăm Việt Nam năm 2017; lượng du khách Việt Nam thăm Nhật Bản cũng đạt hơn 300 nghìn lượt người. Lễ hội văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản và Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản tại Việt Nam đã trở thành những sự kiện được nhân dân hai nước mong chờ, đón nhận.
Trên trường quốc tế, hai bên thường xuyên trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm; hợp tác chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, như Liên hợp quốc, các hội nghị ASEAN+, APEC, ASEM... Đặc biệt, hai nước đã hợp tác tích cực, góp phần tạo nên thành công của Năm APEC Việt Nam 2017, Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 25 tại Đà Nẵng và thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nhất trí nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có hiệu lực.
Chuyến thăm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản; thúc đẩy quan hệ song phương bước sang một giai đoạn phát triển mới, thực chất và hiệu quả trên mọi lĩnh vực. Dư luận mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm tạo điều kiện tăng cường giao lưu nhân dân; các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về văn hóa, pháp luật nước sở tại, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và ý thức công dân toàn cầu cho mọi người dân.
Thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam và Nhật Bản
Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính đến đầu tháng 3/2018 tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 2,7 tỷ USD, tăng gần 14,3% so với cùng kỳ 2017. Các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian này chủ yếu là dệt may đạt 537 triệu USD; phương tiện vận tải đạt 365,2 triệu USD; máy móc thiết bị gần 259 triệu USD.
Riêng với lĩnh vực nhập khẩu, đến đầu tháng 3 cả nước nhập khẩu 2,705 tỷ USD hàng từ Nhật Bản, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, Việt Nam bị thâm hụt thương mại nhẹ (khoảng 5 triệu USD) từ Nhật Bản. Các mặt hàng nhập khẩu lớn từ Nhật Bản là máy móc, thiết bị máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện gần 392 triệu USD; sắt thép.
Lũy kế tính đến cuối tháng 3/2018, Nhật Bản có 3.693 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 49,8 tỷ USD, đứng thứ hai trong tổng số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày 20/3, Nhật Bản đã có 96 dự án cấp mới, 42 dự án tăng vốn và 112 lượt góp vốn mua cổ phần với tổng vốn đầu tư là gần 593 triệu USD, đứng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Đặc biệt, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng phó với biến đổi khí hậu và nhiều lĩnh vực khác.
Tuy nhiên để thu hút đầu tư từ Nhật Bản, Việt Nam cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, giữ vững cam kết giữa các nhà đầu tư. Đồng thời, tận dụng tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực mới.
Lực đẩy cho doanh nghiệp phát triển
Mặc dù quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản luôn đạt kết quả tăng trưởng cao nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được nhiều từ các lợi thế này. Lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam thu được từ việc thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) nói riêng cùng các FTA đã tham gia nói chung trong những năm qua chưa phản ánh được tiềm năng thương mại trong nước.
Theo nội dung FTA Việt Nam - Nhật Bản, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu lực, ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7% vào năm 2018.
Trong vòng 10 năm, theo thỏa thuận, Việt Nam và Nhật Bản cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư phù hợp để cải thiện năng lực kinh doanh, giám sát tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
Để tăng cường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào Nhật Bản, các doanh nghiệp cần bắt đầu bằng việc xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh hiệu quả dựa trên việc phân tích và đánh giá đúng những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức, vị thế của doanh nghiệp hiện tại và đích cần đạt tới... Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, thì việc thực hiện một chiến lược marketing xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là điều phải tính đến trước tiên.
Để khai thác có hiệu quả hơn nữa tiềm năng và thế mạnh, cần thúc đẩy liên kết kinh tế thông qua tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư. Đáng lưu ý, triển khai hiệu quả Hiệp định VJEPA nhằm đạt mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại và đầu tư vào năm 2020 so với năm 2014. Hai nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các mặt hàng nông, thủy sản vào thị trường của nhau nhiều hơn; đồng thời triển khai hiệu quả Sáng kiến chung Việt - Nhật để cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy hơn nữa làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Ngoài ra, cần triển khai kế hoạch hành động của 6 ngành công nghiệp đã được lựa chọn trong Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 để kim ngạch thương mại giữa hai nước ngày càng tăng trưởng trong thời gian tới./.
P.TTCTTG (tổng hợp)