Nghị quyết số 68-NQ/TW - động lực mới cho phát triển kinh tế
- Được đăng: Thứ bảy, 10 Tháng 5 2025 22:25
- Lượt xem: 27
(TUAG)- Ngày 04/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân - động lực mới phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, tạo ra sức mạnh của doanh nghiệp tư nhân được củng cố và mở rộng trên nhiều phương diện:
Được công nhận là động lực chính của nền kinh tế
Củng cố vị thế: Nghị quyết khẳng định rõ ràng rằng doanh nghiệp tư nhân là một động lực quan trọng nhất trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động.
Tăng cường niềm tin: Sự công nhận này không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tăng trưởng mà còn củng cố lòng tin của nhân dân vào vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển đất nước.
Khuyến khích đầu tư và đổi mới sáng tạo
Chính sách hỗ trợ: Nghị quyết đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu cho doanh nghiệp mới thành lập, giúp doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư phát triển.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo: Doanh nghiệp tư nhân được khuyến khích tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tạo thuận lợi trong tiếp cận nguồn lực
Hỗ trợ tiếp cận vốn: Nghị quyết nêu rõ việc xây dựng kênh tín dụng thương mại và các quỹ bảo lãnh tín dụng để giúp doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Tiếp cận đất đai: Nghị quyết cũng đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Tăng cường kết nối và hợp tác
Chuỗi cung ứng: Nghị quyết khuyến khích các doanh nghiệp lớn dẫn dắt chuỗi cung ứng và hợp tác với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các khu vực kinh tế.
Hợp tác công tư: Tăng cường mô hình hợp tác công - tư trong nhiều lĩnh vực, giúp doanh nghiệp tư nhân có cơ hội tham gia vào các dự án trọng điểm quốc gia.
Được bảo vệ và hỗ trợ
Bảo vệ quyền lợi: Nghị quyết nhấn mạnh vai trò bảo vệ quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, tạo môi trường thuận lợi cho họ hoạt động.
Không hình sự hóa quan hệ kinh tế: Nghị quyết khẳng định không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp an tâm hoạt động và phát triển.
Tăng cường vai trò xã hội
Tinh thần doanh nhân: Nghị quyết khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội, thúc đẩy ý thức trách nhiệm xã hội của doanh nhân.
Đóng góp cho cộng đồng: Doanh nghiệp tư nhân ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò của mình trong phát triển kinh tế và xã hội, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
Nghị quyết 68 đã tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc và động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp tư nhân phát triển, khẳng định sức mạnh và vai trò của khu vực này trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tư nhân không ngừng lớn mạnh, đồng hành cùng nền kinh tế quốc dân vươn ra thế giới.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68-NQ/TW, cần tập trung thực hiện một số công tác cấp bách, sau đây:
Thứ nhất, triển khai quyết liệt, hiệu quả các công tác sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Ngay trong Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Quốc hội sẽ thảo luận và ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân với các cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể, khả thi, hiệu quả. Lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết 68 do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, định kỳ hằng tháng rà soát, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết của các bộ, ngành, địa phương, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lúng túng, thực hiện theo cách riêng gây mất hiệu lực chính sách Trung ương. Thường xuyên công khai kết quả thực hiện, lấy đây là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực, việc thực hiện chức trách nhiệm vụ, nhất là đối với người đứng đầu. Thúc đẩy, tạo sự đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”, đảm bảo nguyên tắc “nói đi đôi với làm” thống nhất trong toàn hệ thống chính trị. Chính phủ sớm ban hành Chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chuyển toàn bộ quy trình hành chính sang hậu kiểm, trừ một số lĩnh vực đặc thù (an ninh, quốc phòng…); có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm công vụ của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp trong hỗ trợ doanh nghiệp, gắn với công tác thi đua, khen thưởng; chuẩn hóa toàn bộ quy trình cấp phép đầu tư theo mô hình điện tử, rút ngắn thời gian công bố kết quả.
Thứ hai, khẩn trương thể chế hoá các quan điểm của Đảng thành pháp luật và bảo đảm thực hiện nghiêm minh trong toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân. Nghiên cứu xây dựng Luật phát triển kinh tế tư nhân và sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, bảo đảm thể chế hoá đầy đủ các chủ trương nêu tại Nghị quyết số 68. Trong đó, thiết lập hệ thống cạnh tranh công bằng, xác định rõ danh sách các hành vi tác động tiêu cực đến tiếp cận thị trường và phân biệt đối xử trong cạnh tranh thị trường đối với kinh tế tư nhân. Tạo ra cơ chế thúc đẩy đầu tư và hỗ trợ tài chính, yêu cầu các tổ chức tài chính thiết lập hệ thống đánh giá tín dụng phù hợp với kinh tế tư nhân và hỗ trợ tài chính. Khuyến khích phát triển khoa học công nghệ, doanh nghiệp tư nhân đi đầu trong các dự án lớn, trọng điểm quốc gia và thiết lập các cơ sở hạ tầng nghiên cứu đổi mới sáng tạo quốc gia. Thiết lập hệ thống bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường, phân biệt rõ ràng giữa tranh chấp kinh tế và tội phạm hình sự, nghiêm cấm các hành vi lạm dụng pháp luật trong quản lý thị trường. Đưa ra các biện pháp nhằm hỗ trợ dịch vụ thủ tục và chính sách cho kinh tế tư nhân, chuẩn hoá các thủ tục hành chính và chính sách. Sửa đổi Bộ luật Hình sự, tách bạch rõ hành vi gian lận - trục lợi với sai sót hành chính thông thường.
Thứ ba, đặc biệt quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thúc đẩy phát triển xã hội có tư tưởng khởi nghiệp, khát vọng làm chủ, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Triển khai ngay gói tín dụng ưu đãi riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng nhà nước. Dành quỹ đất ưu tiên 5-10% tại các khu công nghiệp công nghệ cao cho startup thuê với giá ưu đãi. Mở rộng mô hình sandbox pháp lý toàn quốc, cho phép thử nghiệm thực tế với fintech, AI, nông nghiệp số trong khung thời gian bảo vệ pháp lý rõ ràng. Xây dựng trung tâm tư vấn pháp lý miễn phí hoặc trợ giá cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương.
Thứ tư, xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành “chiến sỹ” trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước, có kiến thức và năng lực quản trị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, có trách nhiệm với người lao động và cộng đồng xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nhân tham gia phản biện chính sách, đóng góp vào quá trình hoạch định và thực thi chiến lược phát triển. Các bộ ngành khi xây dựng luật, nghị định cần lắng nghe thấu đáo ý kiến của người dân, doanh nghiệp, nhất là các doanh nhân thực chiến. Hỗ trợ ngân sách và chuyên môn để xây dựng các hiệp hội ngành nghề mạnh, độc lập, có năng lực phản biện chính sách. Khuyến khích thành lập Hội đồng doanh nhân tư nhân cấp quốc gia, tư vấn trực tiếp cho Chính phủ trong chiến lược kinh tế - công nghiệp dài hạn.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống quật cường, lòng yêu nước nồng nàn, cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ sở chính trị - pháp lý chặt chẽ, toàn diện; với khát vọng, ý chí, sự thống nhất đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, doanh nhân và toàn dân trong thực hiện mục tiêu “ổn định, phát triển chất lượng cao, nâng cao đời sống mọi mặt của người dân”, nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết, sớm đưa kinh tế tư nhân phát triển xứng tầm, thật sự trở thành động lực quan trọng nhất, trụ cột bảo đảm sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế quốc gia, hiện thực khát vọng xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, tạo ra sức mạnh của doanh nghiệp tư nhân được củng cố và mở rộng trên nhiều phương diện:
Được công nhận là động lực chính của nền kinh tế
Củng cố vị thế: Nghị quyết khẳng định rõ ràng rằng doanh nghiệp tư nhân là một động lực quan trọng nhất trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động.
Tăng cường niềm tin: Sự công nhận này không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tăng trưởng mà còn củng cố lòng tin của nhân dân vào vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển đất nước.
Khuyến khích đầu tư và đổi mới sáng tạo
Chính sách hỗ trợ: Nghị quyết đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu cho doanh nghiệp mới thành lập, giúp doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư phát triển.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo: Doanh nghiệp tư nhân được khuyến khích tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tạo thuận lợi trong tiếp cận nguồn lực
Hỗ trợ tiếp cận vốn: Nghị quyết nêu rõ việc xây dựng kênh tín dụng thương mại và các quỹ bảo lãnh tín dụng để giúp doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Tiếp cận đất đai: Nghị quyết cũng đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Tăng cường kết nối và hợp tác
Chuỗi cung ứng: Nghị quyết khuyến khích các doanh nghiệp lớn dẫn dắt chuỗi cung ứng và hợp tác với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các khu vực kinh tế.
Hợp tác công tư: Tăng cường mô hình hợp tác công - tư trong nhiều lĩnh vực, giúp doanh nghiệp tư nhân có cơ hội tham gia vào các dự án trọng điểm quốc gia.
Được bảo vệ và hỗ trợ
Bảo vệ quyền lợi: Nghị quyết nhấn mạnh vai trò bảo vệ quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, tạo môi trường thuận lợi cho họ hoạt động.
Không hình sự hóa quan hệ kinh tế: Nghị quyết khẳng định không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp an tâm hoạt động và phát triển.
Tăng cường vai trò xã hội
Tinh thần doanh nhân: Nghị quyết khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội, thúc đẩy ý thức trách nhiệm xã hội của doanh nhân.
Đóng góp cho cộng đồng: Doanh nghiệp tư nhân ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò của mình trong phát triển kinh tế và xã hội, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
Nghị quyết 68 đã tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc và động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp tư nhân phát triển, khẳng định sức mạnh và vai trò của khu vực này trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tư nhân không ngừng lớn mạnh, đồng hành cùng nền kinh tế quốc dân vươn ra thế giới.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68-NQ/TW, cần tập trung thực hiện một số công tác cấp bách, sau đây:
Thứ nhất, triển khai quyết liệt, hiệu quả các công tác sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Ngay trong Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Quốc hội sẽ thảo luận và ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân với các cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể, khả thi, hiệu quả. Lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết 68 do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, định kỳ hằng tháng rà soát, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết của các bộ, ngành, địa phương, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lúng túng, thực hiện theo cách riêng gây mất hiệu lực chính sách Trung ương. Thường xuyên công khai kết quả thực hiện, lấy đây là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực, việc thực hiện chức trách nhiệm vụ, nhất là đối với người đứng đầu. Thúc đẩy, tạo sự đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”, đảm bảo nguyên tắc “nói đi đôi với làm” thống nhất trong toàn hệ thống chính trị. Chính phủ sớm ban hành Chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chuyển toàn bộ quy trình hành chính sang hậu kiểm, trừ một số lĩnh vực đặc thù (an ninh, quốc phòng…); có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm công vụ của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp trong hỗ trợ doanh nghiệp, gắn với công tác thi đua, khen thưởng; chuẩn hóa toàn bộ quy trình cấp phép đầu tư theo mô hình điện tử, rút ngắn thời gian công bố kết quả.
Thứ hai, khẩn trương thể chế hoá các quan điểm của Đảng thành pháp luật và bảo đảm thực hiện nghiêm minh trong toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân. Nghiên cứu xây dựng Luật phát triển kinh tế tư nhân và sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, bảo đảm thể chế hoá đầy đủ các chủ trương nêu tại Nghị quyết số 68. Trong đó, thiết lập hệ thống cạnh tranh công bằng, xác định rõ danh sách các hành vi tác động tiêu cực đến tiếp cận thị trường và phân biệt đối xử trong cạnh tranh thị trường đối với kinh tế tư nhân. Tạo ra cơ chế thúc đẩy đầu tư và hỗ trợ tài chính, yêu cầu các tổ chức tài chính thiết lập hệ thống đánh giá tín dụng phù hợp với kinh tế tư nhân và hỗ trợ tài chính. Khuyến khích phát triển khoa học công nghệ, doanh nghiệp tư nhân đi đầu trong các dự án lớn, trọng điểm quốc gia và thiết lập các cơ sở hạ tầng nghiên cứu đổi mới sáng tạo quốc gia. Thiết lập hệ thống bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường, phân biệt rõ ràng giữa tranh chấp kinh tế và tội phạm hình sự, nghiêm cấm các hành vi lạm dụng pháp luật trong quản lý thị trường. Đưa ra các biện pháp nhằm hỗ trợ dịch vụ thủ tục và chính sách cho kinh tế tư nhân, chuẩn hoá các thủ tục hành chính và chính sách. Sửa đổi Bộ luật Hình sự, tách bạch rõ hành vi gian lận - trục lợi với sai sót hành chính thông thường.
Thứ ba, đặc biệt quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thúc đẩy phát triển xã hội có tư tưởng khởi nghiệp, khát vọng làm chủ, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Triển khai ngay gói tín dụng ưu đãi riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng nhà nước. Dành quỹ đất ưu tiên 5-10% tại các khu công nghiệp công nghệ cao cho startup thuê với giá ưu đãi. Mở rộng mô hình sandbox pháp lý toàn quốc, cho phép thử nghiệm thực tế với fintech, AI, nông nghiệp số trong khung thời gian bảo vệ pháp lý rõ ràng. Xây dựng trung tâm tư vấn pháp lý miễn phí hoặc trợ giá cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương.
Thứ tư, xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành “chiến sỹ” trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước, có kiến thức và năng lực quản trị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, có trách nhiệm với người lao động và cộng đồng xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nhân tham gia phản biện chính sách, đóng góp vào quá trình hoạch định và thực thi chiến lược phát triển. Các bộ ngành khi xây dựng luật, nghị định cần lắng nghe thấu đáo ý kiến của người dân, doanh nghiệp, nhất là các doanh nhân thực chiến. Hỗ trợ ngân sách và chuyên môn để xây dựng các hiệp hội ngành nghề mạnh, độc lập, có năng lực phản biện chính sách. Khuyến khích thành lập Hội đồng doanh nhân tư nhân cấp quốc gia, tư vấn trực tiếp cho Chính phủ trong chiến lược kinh tế - công nghiệp dài hạn.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống quật cường, lòng yêu nước nồng nàn, cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ sở chính trị - pháp lý chặt chẽ, toàn diện; với khát vọng, ý chí, sự thống nhất đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, doanh nhân và toàn dân trong thực hiện mục tiêu “ổn định, phát triển chất lượng cao, nâng cao đời sống mọi mặt của người dân”, nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết, sớm đưa kinh tế tư nhân phát triển xứng tầm, thật sự trở thành động lực quan trọng nhất, trụ cột bảo đảm sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế quốc gia, hiện thực khát vọng xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
P.TT