Mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam
- Được đăng: Thứ năm, 30 Tháng 6 2022 13:32
- Lượt xem: 1557
(TUAG)- Hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày Việt Nam - Lào thiết lập quan hệ ngoại giao (1962 - 2022) và 45 năm Ngày ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (18/7/1977 - 18/7/2022), nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào là cơ sở quan trọng để tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa hai nước vì sự trường tồn và phát triển phồn vinh của hai dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và nói chuyện thân mật với đồng chí Kaysone Phomvihane, Trưởng Đoàn đại biểu Đảng và Mặt trận Lào yêu nước sang thăm hữu nghị Việt Nam (1966). Ảnh: Tư liệu.
Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào đã được hình thành và hun đúc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc. Mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, gắn bó thủy chung giữa Nhân dân hai nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ví trong câu thơ bất hủ “thương nhau mấy núi cũng trèo; mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua. Việt - Lào hai nước chúng ta; tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” và Chủ tịch Kayson Phomvihan khẳng định “Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào mãi mãi bền vững hơn núi, hơn sông”; mối quan hệ đó được các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước dày công vun đắp, trở thành tài sản quý giá của hai dân tộc.
Mối quan hệ Việt Lào bắt đầu từ xa xưa, khởi nguyên từ huyền thoại “Quả bầu mẹ” thể hiện sự gắn bó, keo sơn, mối quan hệ cội nguồn của nhân dân 2 nước. Trải qua các triều đại phong kiến, đặc điểm nổi bật trong quan hệ bang giao là thân thiện, hữu hảo; nhân dân hai nước có cả ngàn năm giúp đỡ, che chở lẫn nhau. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược và đặt ách đô hộ bán đảo Đông dương, hình thành “Đông Dương thuộc Pháp”. Do cùng một kẻ thù và chung một cảnh ngộ bị xâm lược áp bức, phát huy truyền thống hữu nghị sẵn có, nhân dân Việt Nam, Lào dễ dàng đồng cảm, liên kết tự nhiên và tự nguyện phối hợp với nhau trong một sứ mệnh chung, đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập, tự do.
Từ năm 1930-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Nhân dân hai nước Việt - Lào đã đoàn kết đấu tranh chống chế độ thuộc địa của thực dân Pháp. Từ năm 1945-1975, liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam được hình thành và phát triển đã đưa đến thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Ngày 05/9/1962, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Vương quốc Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau năm 1975, quan hệ Lào - Việt lại bước sang trang mới: Từ liên minh chiến đấu chung một chiến hào chuyển sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có độc lập, chủ quyền. Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam - Lào ký ngày 18/7/1977 là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hai nước; cùng ngày, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa 2 nước và Tuyên bố chung tăng cường sự tin cậy và hợp tác lâu dài giữa hai nước.
Kế thừa truyền thống của hai dân tộc và được lãnh tụ Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng các lãnh tụ Kayson Phomvihan, Souphanuvong và các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Nhân dân hai nước dày công vun đắp. Trải qua nhiều thử thách, hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và Nhân dân hai nước, quan hệ Việt - Lào đã trở thành sức mạnh kỳ diệu đưa tới những thắng lợi vĩ đại của cả hai nước.
Xuyên suốt chặng đường 60 năm qua, mặc dù trong điều kiện khu vực và thế giới có nhiều biển đổi phức tạp và thách thức, nhưng hai dân tộc Việt Nam - Lào luôn kề vai sát cánh để gìn giữ, bảo vệ và phát triển quan hệ giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất trên mọi lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tại mỗi nước. Quan hệ giữa hai nước ngày một toàn diện và thực chất hơn, trở thành hình mẫu hiếm có trong quan hệ quốc tế.
Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào giai đoạn hiện nay.
Quan hệ chính trị tiếp tục được tăng cường và ngày càng đi vào chiều sâu, giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể trong quan hệ hai nước. Tiếp tục phát huy các cơ chế hợp tác sẵn có, đồng thời triển khai các cơ chế hợp tác mới, phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề chiến lược, thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao với nhiều chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Đảng, Quốc hội, Chính phủ và tích cực triển khai cơ chế hợp tác cấp ban, ngành từ trung ương, đến địa phương với việc trao đổi đoàn tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, hoàn thành nhiều công trình xây dựng hỗ trợ (nhà quốc hội Lào, tượng đài Tình đoàn kết liên minh chiến đấu Lào Việt Nam tại tỉnh Xaisombun, khu di tích lịch sử cách mạng Cay xỏn Phôm vi hản ở tỉnh Sơn La…) tăng cường tuyên truyền khẳng định về tính vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn điện của 2 nước; phối hợp phòng chống COVID-19 với nhiều đợt hỗ trợ bằng tiền mặt, trang thiết bị y tế, vắc xin và nhân lực chống dịch.
Hợp tác quốc phòng - an ninh tiếp tục được coi là trụ cột trong quan hệ giữa 2 nước, bao gồm việc phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, thực hiện tốt nghị định thư hợp tác 5 năm và Kế hoạch hợp tác ký giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công An; ký Nghị định thư về đường biên giới và mốc giới Việt Nam - Lào và Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào; nâng cấp một số cửa khẩu lên cửa khẩu quốc tế, duy trì cơ chế họp thường niên Ban Biên giới 2 nước; củng cố và phát huy vai trò của các cụm bản; tu bổ các tượng đài biểu tượng; phối hợp tìm kiếm và quy tập hài cốt chiến sỹ, quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào; phối hợp trong phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm liên quốc gia và hoàn thành cơ bản Thỏa thuận cấp cao Chính phủ về giải quyết vấn đề tự do di cư và kết hôn không giá thú.
Hợp tác về giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được quan tâm, đặc biệt trong công tác đào tạo du học sinh Lào tại Việt Nam, đào tạo giáo viên, cán bộ tại Lào; công tác đào tạo nghề được thúc đẩy thông qua trang cấp trang thiết bị và hỗ trợ tập huấn tay nghề. Hai bên tích cực đẩy mạnh phong trào học tập ngôn ngữ của nhau. Mỗi năm, Việt Nam dành 1.000 suất học bổng cho Lào, Lào dành 60 suất học bổng cho Việt Nam.
Hợp tác kinh tế, văn hóa, y tế và khoa học, kỹ thuật đã có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện trong việc hiện thực hóa các hiệp định giữa 2 Chính phủ và các thỏa thuận ký tại các kỳ họp của UB liên Chính phủ trong hoạt động đầu tư, thương mại, giao thông vận tải, năng lượng điện, y tế (khám chữa bệnh và đào tạo nhân lực y tế) và nông lâm và phát triển nông thôn. Việt nam là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Lào, có 214 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,33 tỷ đồng. Việt Nam cũng tích cực trong hỗ trợ các dự án, công trình sử dụng nguồn phát triển chính thức (bệnh viện hữu nghị tỉnh Hủa Phăn, tỉnh Xiêng Khoảng, nhà Quốc hội Lào…). Về thương mại, hai nước từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý với nhiều Hiệp định được ký kết, đồng thời triển khai tích cực các văn bản đã ký. Kim ngạch thương mại tăng bình quân đạt 4%/năm, nhập khẩu từ Lào tăng 48,5%, xuất khẩu sang Lào tăng 11,8% trong năm 2022. Lĩnh vực giao thông vận tải tiếp tục kế thừa giai đoạn trước, tập trung tìm kiếm nguồn triển khai các dự án trọng điểm (cụm bến cảng 1, 2 ,3 tại cảng Vũng Áng), khai thác tuyến đường sắt Vũng Áng – Viêng Chăn, đẩy mạnh hợp tác trong đào tạo chất lượng cao ngành giao thông vận tải. Về năng lương, hai bên ký kết biên bản ghi nhớ về phát triển các dự án Thủy điện tại Lào và mua bán điện, bao gồm cả điện gió giữa hai nước đến 2030 và Hiệp định về hợp tác phát triển các công trình năng lượng điện và mỏ. Về nông lâm và phát triển nông thôn, tập trung chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực thể chế, chính sách trong quản lý lĩnh vực, phát triển nông nghiệp nông thôn vùng trọng điểm tại các tỉnh Hủa phăn, Xiêng khoảng, Xay xổm bun, bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên.
Mối quan hệ đặc biệt hiếm có Việt Nam - Lào đang được tiếp tục vun đắp trên cơ sở vì mục tiêu chung của hai quốc gia, với tinh thần quốc tế trong sáng, đưa cách mạng hai nước từng bước vượt qua những thử thách, chông gai và là hành trang quý giá, là cơ sở vững chắc để các thế hệ Việt Nam - Lào hiện nay và mai sau tiếp tục phát huy tình đoàn kết, xây dựng quan hệ bình đẳng, tự chủ, hữu nghị, hợp tác giữa hai quốc gia “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”./.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và nói chuyện thân mật với đồng chí Kaysone Phomvihane, Trưởng Đoàn đại biểu Đảng và Mặt trận Lào yêu nước sang thăm hữu nghị Việt Nam (1966). Ảnh: Tư liệu.
Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào đã được hình thành và hun đúc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc. Mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, gắn bó thủy chung giữa Nhân dân hai nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ví trong câu thơ bất hủ “thương nhau mấy núi cũng trèo; mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua. Việt - Lào hai nước chúng ta; tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” và Chủ tịch Kayson Phomvihan khẳng định “Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào mãi mãi bền vững hơn núi, hơn sông”; mối quan hệ đó được các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước dày công vun đắp, trở thành tài sản quý giá của hai dân tộc.
Mối quan hệ Việt Lào bắt đầu từ xa xưa, khởi nguyên từ huyền thoại “Quả bầu mẹ” thể hiện sự gắn bó, keo sơn, mối quan hệ cội nguồn của nhân dân 2 nước. Trải qua các triều đại phong kiến, đặc điểm nổi bật trong quan hệ bang giao là thân thiện, hữu hảo; nhân dân hai nước có cả ngàn năm giúp đỡ, che chở lẫn nhau. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược và đặt ách đô hộ bán đảo Đông dương, hình thành “Đông Dương thuộc Pháp”. Do cùng một kẻ thù và chung một cảnh ngộ bị xâm lược áp bức, phát huy truyền thống hữu nghị sẵn có, nhân dân Việt Nam, Lào dễ dàng đồng cảm, liên kết tự nhiên và tự nguyện phối hợp với nhau trong một sứ mệnh chung, đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập, tự do.
Từ năm 1930-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Nhân dân hai nước Việt - Lào đã đoàn kết đấu tranh chống chế độ thuộc địa của thực dân Pháp. Từ năm 1945-1975, liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam được hình thành và phát triển đã đưa đến thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Ngày 05/9/1962, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Vương quốc Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau năm 1975, quan hệ Lào - Việt lại bước sang trang mới: Từ liên minh chiến đấu chung một chiến hào chuyển sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có độc lập, chủ quyền. Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam - Lào ký ngày 18/7/1977 là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hai nước; cùng ngày, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa 2 nước và Tuyên bố chung tăng cường sự tin cậy và hợp tác lâu dài giữa hai nước.
Kế thừa truyền thống của hai dân tộc và được lãnh tụ Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng các lãnh tụ Kayson Phomvihan, Souphanuvong và các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Nhân dân hai nước dày công vun đắp. Trải qua nhiều thử thách, hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và Nhân dân hai nước, quan hệ Việt - Lào đã trở thành sức mạnh kỳ diệu đưa tới những thắng lợi vĩ đại của cả hai nước.
Xuyên suốt chặng đường 60 năm qua, mặc dù trong điều kiện khu vực và thế giới có nhiều biển đổi phức tạp và thách thức, nhưng hai dân tộc Việt Nam - Lào luôn kề vai sát cánh để gìn giữ, bảo vệ và phát triển quan hệ giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất trên mọi lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tại mỗi nước. Quan hệ giữa hai nước ngày một toàn diện và thực chất hơn, trở thành hình mẫu hiếm có trong quan hệ quốc tế.
Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào giai đoạn hiện nay.
Quan hệ chính trị tiếp tục được tăng cường và ngày càng đi vào chiều sâu, giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể trong quan hệ hai nước. Tiếp tục phát huy các cơ chế hợp tác sẵn có, đồng thời triển khai các cơ chế hợp tác mới, phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề chiến lược, thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao với nhiều chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Đảng, Quốc hội, Chính phủ và tích cực triển khai cơ chế hợp tác cấp ban, ngành từ trung ương, đến địa phương với việc trao đổi đoàn tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, hoàn thành nhiều công trình xây dựng hỗ trợ (nhà quốc hội Lào, tượng đài Tình đoàn kết liên minh chiến đấu Lào Việt Nam tại tỉnh Xaisombun, khu di tích lịch sử cách mạng Cay xỏn Phôm vi hản ở tỉnh Sơn La…) tăng cường tuyên truyền khẳng định về tính vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn điện của 2 nước; phối hợp phòng chống COVID-19 với nhiều đợt hỗ trợ bằng tiền mặt, trang thiết bị y tế, vắc xin và nhân lực chống dịch.
Hợp tác quốc phòng - an ninh tiếp tục được coi là trụ cột trong quan hệ giữa 2 nước, bao gồm việc phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, thực hiện tốt nghị định thư hợp tác 5 năm và Kế hoạch hợp tác ký giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công An; ký Nghị định thư về đường biên giới và mốc giới Việt Nam - Lào và Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào; nâng cấp một số cửa khẩu lên cửa khẩu quốc tế, duy trì cơ chế họp thường niên Ban Biên giới 2 nước; củng cố và phát huy vai trò của các cụm bản; tu bổ các tượng đài biểu tượng; phối hợp tìm kiếm và quy tập hài cốt chiến sỹ, quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào; phối hợp trong phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm liên quốc gia và hoàn thành cơ bản Thỏa thuận cấp cao Chính phủ về giải quyết vấn đề tự do di cư và kết hôn không giá thú.
Hợp tác về giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được quan tâm, đặc biệt trong công tác đào tạo du học sinh Lào tại Việt Nam, đào tạo giáo viên, cán bộ tại Lào; công tác đào tạo nghề được thúc đẩy thông qua trang cấp trang thiết bị và hỗ trợ tập huấn tay nghề. Hai bên tích cực đẩy mạnh phong trào học tập ngôn ngữ của nhau. Mỗi năm, Việt Nam dành 1.000 suất học bổng cho Lào, Lào dành 60 suất học bổng cho Việt Nam.
Hợp tác kinh tế, văn hóa, y tế và khoa học, kỹ thuật đã có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện trong việc hiện thực hóa các hiệp định giữa 2 Chính phủ và các thỏa thuận ký tại các kỳ họp của UB liên Chính phủ trong hoạt động đầu tư, thương mại, giao thông vận tải, năng lượng điện, y tế (khám chữa bệnh và đào tạo nhân lực y tế) và nông lâm và phát triển nông thôn. Việt nam là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Lào, có 214 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,33 tỷ đồng. Việt Nam cũng tích cực trong hỗ trợ các dự án, công trình sử dụng nguồn phát triển chính thức (bệnh viện hữu nghị tỉnh Hủa Phăn, tỉnh Xiêng Khoảng, nhà Quốc hội Lào…). Về thương mại, hai nước từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý với nhiều Hiệp định được ký kết, đồng thời triển khai tích cực các văn bản đã ký. Kim ngạch thương mại tăng bình quân đạt 4%/năm, nhập khẩu từ Lào tăng 48,5%, xuất khẩu sang Lào tăng 11,8% trong năm 2022. Lĩnh vực giao thông vận tải tiếp tục kế thừa giai đoạn trước, tập trung tìm kiếm nguồn triển khai các dự án trọng điểm (cụm bến cảng 1, 2 ,3 tại cảng Vũng Áng), khai thác tuyến đường sắt Vũng Áng – Viêng Chăn, đẩy mạnh hợp tác trong đào tạo chất lượng cao ngành giao thông vận tải. Về năng lương, hai bên ký kết biên bản ghi nhớ về phát triển các dự án Thủy điện tại Lào và mua bán điện, bao gồm cả điện gió giữa hai nước đến 2030 và Hiệp định về hợp tác phát triển các công trình năng lượng điện và mỏ. Về nông lâm và phát triển nông thôn, tập trung chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực thể chế, chính sách trong quản lý lĩnh vực, phát triển nông nghiệp nông thôn vùng trọng điểm tại các tỉnh Hủa phăn, Xiêng khoảng, Xay xổm bun, bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên.
Mối quan hệ đặc biệt hiếm có Việt Nam - Lào đang được tiếp tục vun đắp trên cơ sở vì mục tiêu chung của hai quốc gia, với tinh thần quốc tế trong sáng, đưa cách mạng hai nước từng bước vượt qua những thử thách, chông gai và là hành trang quý giá, là cơ sở vững chắc để các thế hệ Việt Nam - Lào hiện nay và mai sau tiếp tục phát huy tình đoàn kết, xây dựng quan hệ bình đẳng, tự chủ, hữu nghị, hợp tác giữa hai quốc gia “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”./.
P.TT