Những kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội nước ta quý I-2022
- Được đăng: Thứ hai, 25 Tháng 4 2022 08:57
- Lượt xem: 890
(TUAG)- Kinh tế - xã hội nước ta quý I năm 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục duy trì đà hồi phục, các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh, chuỗi cung ứng toàn cầu bắt đầu được khơi thông. Tuy nhiên, xung đột giữa Nga và U-crai-na đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng toàn cầu.
Trong nước, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi kinh tế. Các bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện đồng bộ các giải pháp của Chương trình. Cùng với đó, sự ủng hộ của Nhân dân cả nước và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, tạo động lực khôi phục và phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Kinh tế - xã hội nước ta quý I năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Một số kết quả chủ yếu
Công tác phòng, chống dịch Covid-19 của nước ta tiếp tục được triển khai quyết liệt và đồng bộ, chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 của Việt Nam tiếp tục được triển khai an toàn và đạt hiệu quả cao trên cả nước, đến ngày 22/3/2022, cả nước đã có trên 82% dân số được tiêm ít nhất 1 liều vaccine Covid-19.
Tăng trưởng kinh tế có những dấu hiệu tích cực. GDP quý I ước tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với tốc độ tăng 4,72% của quý I/2021. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý I năm 2022 tăng trưởng tích cực, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt mức cao nhất so với quý I của các năm 2018 - 2022, đây là động lực quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế năm 2022. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý I ước đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2021. Các hoạt động tiêu dùng đang dần lấy lại đà tăng trưởng nhờ các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt. Từ ngày 15/3/2022, các hoạt động kinh doanh, du lịch… của người dân chính thức trở lại bình thường.
Chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 giúp cho thị trường lao động quý I năm 2022 có nhiều tín hiệu khởi sắc. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều giảm so với quý trước, tuy vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng mức độ giảm dần. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội được chính quyền các cấp quan tâm thực hiện; chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.
Hạn chế, tồn tại
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thu ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, lạm phát trong nước tăng cao tác động đến Chương trình hồi phục kinh tế trong nước thời gian tới. Giải ngân đầu tư công còn chậm. Một số chương trình phục hồi kinh tế - xã hội chưa được triển khai kịp thời theo tiến độ đề ra. Thị trường chứng khoán, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro. Đời sống một bộ phận người dân vùng sâu, vùng xa còn khó khăn. Việc tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi thứ 3 dù rất nỗ lực nhưng chưa đạt tiến độ mong muốn; cần sớm triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 05 - 11 tuổi. Tình hình xung đột Nga - Ukraine đẩy giá dầu thế giới tăng mạnh khiến giá nhóm giao thông trong nước quý I/2022 tăng đến 16,09% so với cùng kỳ năm 2021, tác động đẩy giá các hàng hóa cơ bản trong nước tăng lên…
Nhiệm vụ, giải pháp và công tác tuyên truyền trong thời gian tới
Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" là điều kiện tiên quyết, mang tính cốt lõi để khôi phục kinh tế và giảm thiểu tổn thất do đại dịch gây ra. Chủ động hướng dẫn, xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối giao thương để liên kết, tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước. Tăng cầu trong nước thông qua các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa.
Thứ ba, tiếp tục thúc đẩy việc triển khai các dự án đầu tư công. Đề cao kỷ luật, kỷ cương đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn.
Thứ tư, tiếp tục thực hiện các chính sách tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp. Giám sát chặt chẽ, kịp thời, đầy đủ, chính xác diễn biến nợ xấu trong nền kinh tế để có phương án xử lý thích hợp. Các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoặc không giúp phục hồi trực tiếp sản xuất kinh doanh cần được kiểm soát. Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng chính sách cần tiếp tục chính sách cho vay hỗ trợ trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh vẫn không hoàn toàn được kiểm soát.
Để triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng tới, công tác tuyên truyền cần chú trọng một số nội dung sau:
Một là, thông tin, tuyên truyền đậm nét những kết quả kinh tế - xã hội đạt được trong quý I/2022, nhấn mạnh những chỉ số nổi bật đã đạt được; qua đó khẳng định sự chỉ đạo, điều hành đúng đắn của Đảng, Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nhất trí, đồng lòng, đoàn kết của người dân và doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, tuyên truyền các nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ, chính quyền các địa phương đã đề ra trong thời gian tới; chú trọng vào các nhiệm vụ phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân; thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ba là, tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp tin tưởng, đoàn kết, đồng hành cùng Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
P.TT
Trong nước, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi kinh tế. Các bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện đồng bộ các giải pháp của Chương trình. Cùng với đó, sự ủng hộ của Nhân dân cả nước và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, tạo động lực khôi phục và phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Kinh tế - xã hội nước ta quý I năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Một số kết quả chủ yếu
Công tác phòng, chống dịch Covid-19 của nước ta tiếp tục được triển khai quyết liệt và đồng bộ, chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 của Việt Nam tiếp tục được triển khai an toàn và đạt hiệu quả cao trên cả nước, đến ngày 22/3/2022, cả nước đã có trên 82% dân số được tiêm ít nhất 1 liều vaccine Covid-19.
Tăng trưởng kinh tế có những dấu hiệu tích cực. GDP quý I ước tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với tốc độ tăng 4,72% của quý I/2021. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý I năm 2022 tăng trưởng tích cực, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt mức cao nhất so với quý I của các năm 2018 - 2022, đây là động lực quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế năm 2022. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý I ước đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2021. Các hoạt động tiêu dùng đang dần lấy lại đà tăng trưởng nhờ các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt. Từ ngày 15/3/2022, các hoạt động kinh doanh, du lịch… của người dân chính thức trở lại bình thường.
Chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 giúp cho thị trường lao động quý I năm 2022 có nhiều tín hiệu khởi sắc. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều giảm so với quý trước, tuy vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng mức độ giảm dần. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội được chính quyền các cấp quan tâm thực hiện; chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.
Hạn chế, tồn tại
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thu ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, lạm phát trong nước tăng cao tác động đến Chương trình hồi phục kinh tế trong nước thời gian tới. Giải ngân đầu tư công còn chậm. Một số chương trình phục hồi kinh tế - xã hội chưa được triển khai kịp thời theo tiến độ đề ra. Thị trường chứng khoán, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro. Đời sống một bộ phận người dân vùng sâu, vùng xa còn khó khăn. Việc tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi thứ 3 dù rất nỗ lực nhưng chưa đạt tiến độ mong muốn; cần sớm triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 05 - 11 tuổi. Tình hình xung đột Nga - Ukraine đẩy giá dầu thế giới tăng mạnh khiến giá nhóm giao thông trong nước quý I/2022 tăng đến 16,09% so với cùng kỳ năm 2021, tác động đẩy giá các hàng hóa cơ bản trong nước tăng lên…
Nhiệm vụ, giải pháp và công tác tuyên truyền trong thời gian tới
Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" là điều kiện tiên quyết, mang tính cốt lõi để khôi phục kinh tế và giảm thiểu tổn thất do đại dịch gây ra. Chủ động hướng dẫn, xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối giao thương để liên kết, tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước. Tăng cầu trong nước thông qua các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa.
Thứ ba, tiếp tục thúc đẩy việc triển khai các dự án đầu tư công. Đề cao kỷ luật, kỷ cương đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn.
Thứ tư, tiếp tục thực hiện các chính sách tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp. Giám sát chặt chẽ, kịp thời, đầy đủ, chính xác diễn biến nợ xấu trong nền kinh tế để có phương án xử lý thích hợp. Các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoặc không giúp phục hồi trực tiếp sản xuất kinh doanh cần được kiểm soát. Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng chính sách cần tiếp tục chính sách cho vay hỗ trợ trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh vẫn không hoàn toàn được kiểm soát.
Để triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng tới, công tác tuyên truyền cần chú trọng một số nội dung sau:
Một là, thông tin, tuyên truyền đậm nét những kết quả kinh tế - xã hội đạt được trong quý I/2022, nhấn mạnh những chỉ số nổi bật đã đạt được; qua đó khẳng định sự chỉ đạo, điều hành đúng đắn của Đảng, Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nhất trí, đồng lòng, đoàn kết của người dân và doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, tuyên truyền các nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ, chính quyền các địa phương đã đề ra trong thời gian tới; chú trọng vào các nhiệm vụ phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân; thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ba là, tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp tin tưởng, đoàn kết, đồng hành cùng Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
P.TT