Thay đổi chính quyền và chính sách phát triển của các nước lớn trong khu vực Trung Đông
- Được đăng: Thứ tư, 23 Tháng 2 2022 13:14
- Lượt xem: 1120
(TUAG)- Với vị trí địa - chiến lược trọng yếu cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Trung Đông từ lâu đã trở thành một trong những địa bàn xung đột và tranh giành ảnh hưởng “nóng” nhất trên thế giới. Sự xuất hiện của nhiều yếu tố mới trong thời gian qua đã tác động không nhỏ tới cục diện chính trị - an ninh Trung Đông, báo hiệu một tương lai đầy bất ổn đối với khu vực được cho là phức tạp và khó lường nhất thế giới này.
Sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19, sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu và cạnh tranh chiến lược ngày càng khốc liệt giữa các nước lớn đã và đang đẩy nhanh việc định hình một cục diện thế giới mới. Trong dòng chảy chung đó, Trung Đông cũng đối mặt nhiều thách thức. Các quốc gia trong khu vực, nhất là các quốc gia “chủ chốt”, bao gồm I-ran, I-xra-en và A-rập Xê-út đã và đang có những điều chỉnh lớn trong đường lối phát triển để có thể thay đổi và định hình một cục diện hợp tác, cạnh tranh mới tại khu vực Trung Đông.
Tại I-ran, sau những chính sách cải cách thiếu hiệu quả cả về kinh tế, chính trị và đối ngoại, chính quyền của Tổng thống I-ran Hát-xan Rô-ha-ni đã đánh mất uy tín và vị thế của mình trên chính trường . Phe bảo thủ liên tiếp giành chiến thắng áp đảo từ kỳ bầu cử Quốc hội I-ran (tháng 3-2021) cho tới cuộc bầu cử Tổng thống I-ran (tháng 6/2021) quay trở lại cầm quyền toàn diện trên cả ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Với sự tín nhiệm từ Lãnh tụ tối cao A-li Kha-me-ni, ông E-bra-him Rai-xi - ứng cử viên theo đường lối cứng rắn - đã dễ dàng giành chiến thắng và chính thức trở thành tân Tổng thống I-ran kể từ tháng 8/2021.
Về đối nội, chính quyền mới của Tổng thống I-ran E. Rai-xi thực hiện một số điều chỉnh, tập trung:
- Phục hồi, xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường, vốn bị kìm hãm bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và chịu ảnh hưởng bởi tham nhũng, quản lý yếu kém cùng dịch bệnh COVID-19;
- Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, xuất khẩu các sản phẩm phi dầu mỏ, thúc đẩy công nghiệp du lịch, đa dạng nguồn ngoại hối;
- Coi việc phát triển chương trình tên lửa đạn đạo là vấn đề liên quan tới lợi ích quốc gia - dân tộc nên không thể nhượng bộ, duy trì sức mạnh tại khu vực.
Về đối ngoại, chính quyền của Tổng thống I-ran E.Rai-xi thực hiện đường lối cứng rắn hơn so với chính quyền tiền nhiệm, đó là:
- Cứng rắn hơn đối với Mỹ, phương Tây và I-xra-en, không lệ thuộc vào Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA, hay còn được gọi là Thỏa thuận hạt nhân I-ran năm 2015);
- Đẩy mạnh sự phát triển của văn hóa Hồi giáo I-ran, góp phần tuyên truyền cho thế giới Hồi giáo;
- Tăng cường hỗ trợ cho các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực, bảo vệ an ninh từ xa.
- Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế và thương mại quốc tế , thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, đa dạng nguồn ngoại tệ;
- Thúc đẩy chính sách đối ngoại hướng Đông, tập trung vào các quốc gia láng giềng và các nước châu Á, nhất là Trung Quốc và Nga.
Tại I-xra-en, Chính phủ liên minh của tám đảng đã được thành lập sau thời gian dài đàm phán, chấm dứt 12 năm cầm quyền của Thủ tướng I-xra-en Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu. Lần đầu tiên, Chính phủ I-xra-en có sự góp mặt của một đảng A-rập tham gia liên minh cầm quyền (Đảng Danh sách A-rập đoàn kết Ra’am) và có sự kết hợp đa dạng nhất từ các đảng chính trị với hai đảng cánh tả (Công Đảng và Meretz), hai đảng trung dung (Yesh Atid và Xanh - Trắng), ba đảng cánh hữu (Yamina, Hy vọng mới và Yisrael Beiteinu) và Đảng Ra’am Hồi giáo bảo thủ. Trong nhiệm kỳ bốn năm, vị trí tân Thủ tướng I-xra-en sẽ do ông Náp-ta-li Ben-nét và Yai La-pít thay nhau đảm nhiệm.
Chính phủ mới có một số điều chỉnh quan trọng so với chính quyền tiền nhiệm, nhất là về vấn đề đối ngoại. Theo đó, chính quyền của Thủ tướng I-xra-en tập trung:
- Củng cố và tăng cường quan hệ với Mỹ bất chấp một số bất đồng;
- Từ chối đàm phán hòa bình với Pa-le-xtin, cứng rắn hơn với những yêu cầu của các lực lượng như Hamas, mở rộng xây dựng các công trình ở khu vực Bờ Tây;
- Cạnh tranh quyết liệt hơn với I-ran khi cho rằng I-ran gần đạt được điểm quan trọng trong chương trình hạt nhân;
- Tích cực, chủ động tăng cường quan hệ với các quốc gia A-rập trong khu vực, hình thành liên minh nhằm chống lại sự ảnh hưởng của I-ran;
- Nâng cao hình ảnh của I-xra-en trên trường quốc tế trong bối cảnh ngày càng nhiều tổ chức đưa ra các báo cáo bất lợi cho I-xra-en, nhất là về vấn đề nhân quyền.
Tại A-rập Xê-út, Chính phủ nước này tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách đất nước với trọng tâm xây dựng nền kinh tế phi dầu mỏ thông qua Tầm nhìn năm 2030, khẳng định vị thế nền kinh tế lớn nhất khu vực, trung tâm của thế giới Hồi giáo dòng Xăn-ni. Trong bối cảnh Mỹ đang giảm dần sự hiện diện của mình tại khu vực và sự cạnh tranh từ các quốc gia trong khu vực ngày càng gay gắt, A-rập Xê-út buộc phải đề cao tính “tự chủ” trong chính sách phát triển và đường lối đối ngoại cũng như tăng cường tiềm lực quân sự. Trong nhiều năm, A-rập Xê-út luôn nằm trong nhóm các quốc gia có kinh phí đầu tư cho quân sự nhiều nhất trên thế giới.
Năm 2020, A-rập Xê-út chi tới 57,5 tỷ USD cho quân sự, đứng thứ sáu trên thế giới . Chính quyền A-rập Xê-út đã đưa ra một số điều chỉnh chính sách đối ngoại đáng chú ý như:
- Bình thường hóa quan hệ với Ca-ta vào đầu năm 2021, khép lại cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ kéo dài hơn ba năm qua tại khu vực Vùng Vịnh;
- Đề xuất một thỏa thuận ngừng bắn với lực lượng Houthi trong cuộc nội chiến tại Y-ê-men;
- Tăng cường quan hệ với I-rắc, bảo đảm vùng đệm vững chắc trước nguy cơ an ninh từ I-ran;
- Thúc đẩy quan hệ với I-ran, bảo đảm cân bằng chiến lược tại khu vực. Đặc biệt, khác với I-xra-en và I-ran, với lợi thế riêng, A-rập Xê-út vừa duy trì, vừa tăng cường củng cố quan hệ tốt đẹp đối với cả Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19, sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu và cạnh tranh chiến lược ngày càng khốc liệt giữa các nước lớn đã và đang đẩy nhanh việc định hình một cục diện thế giới mới. Trong dòng chảy chung đó, Trung Đông cũng đối mặt nhiều thách thức. Các quốc gia trong khu vực, nhất là các quốc gia “chủ chốt”, bao gồm I-ran, I-xra-en và A-rập Xê-út đã và đang có những điều chỉnh lớn trong đường lối phát triển để có thể thay đổi và định hình một cục diện hợp tác, cạnh tranh mới tại khu vực Trung Đông.
Tại I-ran, sau những chính sách cải cách thiếu hiệu quả cả về kinh tế, chính trị và đối ngoại, chính quyền của Tổng thống I-ran Hát-xan Rô-ha-ni đã đánh mất uy tín và vị thế của mình trên chính trường . Phe bảo thủ liên tiếp giành chiến thắng áp đảo từ kỳ bầu cử Quốc hội I-ran (tháng 3-2021) cho tới cuộc bầu cử Tổng thống I-ran (tháng 6/2021) quay trở lại cầm quyền toàn diện trên cả ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Với sự tín nhiệm từ Lãnh tụ tối cao A-li Kha-me-ni, ông E-bra-him Rai-xi - ứng cử viên theo đường lối cứng rắn - đã dễ dàng giành chiến thắng và chính thức trở thành tân Tổng thống I-ran kể từ tháng 8/2021.
Về đối nội, chính quyền mới của Tổng thống I-ran E. Rai-xi thực hiện một số điều chỉnh, tập trung:
- Phục hồi, xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường, vốn bị kìm hãm bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và chịu ảnh hưởng bởi tham nhũng, quản lý yếu kém cùng dịch bệnh COVID-19;
- Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, xuất khẩu các sản phẩm phi dầu mỏ, thúc đẩy công nghiệp du lịch, đa dạng nguồn ngoại hối;
- Coi việc phát triển chương trình tên lửa đạn đạo là vấn đề liên quan tới lợi ích quốc gia - dân tộc nên không thể nhượng bộ, duy trì sức mạnh tại khu vực.
Về đối ngoại, chính quyền của Tổng thống I-ran E.Rai-xi thực hiện đường lối cứng rắn hơn so với chính quyền tiền nhiệm, đó là:
- Cứng rắn hơn đối với Mỹ, phương Tây và I-xra-en, không lệ thuộc vào Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA, hay còn được gọi là Thỏa thuận hạt nhân I-ran năm 2015);
- Đẩy mạnh sự phát triển của văn hóa Hồi giáo I-ran, góp phần tuyên truyền cho thế giới Hồi giáo;
- Tăng cường hỗ trợ cho các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực, bảo vệ an ninh từ xa.
- Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế và thương mại quốc tế , thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, đa dạng nguồn ngoại tệ;
- Thúc đẩy chính sách đối ngoại hướng Đông, tập trung vào các quốc gia láng giềng và các nước châu Á, nhất là Trung Quốc và Nga.
Tại I-xra-en, Chính phủ liên minh của tám đảng đã được thành lập sau thời gian dài đàm phán, chấm dứt 12 năm cầm quyền của Thủ tướng I-xra-en Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu. Lần đầu tiên, Chính phủ I-xra-en có sự góp mặt của một đảng A-rập tham gia liên minh cầm quyền (Đảng Danh sách A-rập đoàn kết Ra’am) và có sự kết hợp đa dạng nhất từ các đảng chính trị với hai đảng cánh tả (Công Đảng và Meretz), hai đảng trung dung (Yesh Atid và Xanh - Trắng), ba đảng cánh hữu (Yamina, Hy vọng mới và Yisrael Beiteinu) và Đảng Ra’am Hồi giáo bảo thủ. Trong nhiệm kỳ bốn năm, vị trí tân Thủ tướng I-xra-en sẽ do ông Náp-ta-li Ben-nét và Yai La-pít thay nhau đảm nhiệm.
Chính phủ mới có một số điều chỉnh quan trọng so với chính quyền tiền nhiệm, nhất là về vấn đề đối ngoại. Theo đó, chính quyền của Thủ tướng I-xra-en tập trung:
- Củng cố và tăng cường quan hệ với Mỹ bất chấp một số bất đồng;
- Từ chối đàm phán hòa bình với Pa-le-xtin, cứng rắn hơn với những yêu cầu của các lực lượng như Hamas, mở rộng xây dựng các công trình ở khu vực Bờ Tây;
- Cạnh tranh quyết liệt hơn với I-ran khi cho rằng I-ran gần đạt được điểm quan trọng trong chương trình hạt nhân;
- Tích cực, chủ động tăng cường quan hệ với các quốc gia A-rập trong khu vực, hình thành liên minh nhằm chống lại sự ảnh hưởng của I-ran;
- Nâng cao hình ảnh của I-xra-en trên trường quốc tế trong bối cảnh ngày càng nhiều tổ chức đưa ra các báo cáo bất lợi cho I-xra-en, nhất là về vấn đề nhân quyền.
Tại A-rập Xê-út, Chính phủ nước này tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách đất nước với trọng tâm xây dựng nền kinh tế phi dầu mỏ thông qua Tầm nhìn năm 2030, khẳng định vị thế nền kinh tế lớn nhất khu vực, trung tâm của thế giới Hồi giáo dòng Xăn-ni. Trong bối cảnh Mỹ đang giảm dần sự hiện diện của mình tại khu vực và sự cạnh tranh từ các quốc gia trong khu vực ngày càng gay gắt, A-rập Xê-út buộc phải đề cao tính “tự chủ” trong chính sách phát triển và đường lối đối ngoại cũng như tăng cường tiềm lực quân sự. Trong nhiều năm, A-rập Xê-út luôn nằm trong nhóm các quốc gia có kinh phí đầu tư cho quân sự nhiều nhất trên thế giới.
Năm 2020, A-rập Xê-út chi tới 57,5 tỷ USD cho quân sự, đứng thứ sáu trên thế giới . Chính quyền A-rập Xê-út đã đưa ra một số điều chỉnh chính sách đối ngoại đáng chú ý như:
- Bình thường hóa quan hệ với Ca-ta vào đầu năm 2021, khép lại cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ kéo dài hơn ba năm qua tại khu vực Vùng Vịnh;
- Đề xuất một thỏa thuận ngừng bắn với lực lượng Houthi trong cuộc nội chiến tại Y-ê-men;
- Tăng cường quan hệ với I-rắc, bảo đảm vùng đệm vững chắc trước nguy cơ an ninh từ I-ran;
- Thúc đẩy quan hệ với I-ran, bảo đảm cân bằng chiến lược tại khu vực. Đặc biệt, khác với I-xra-en và I-ran, với lợi thế riêng, A-rập Xê-út vừa duy trì, vừa tăng cường củng cố quan hệ tốt đẹp đối với cả Mỹ, Trung Quốc và Nga.
HB (tổng hợp)