Đồng chí Trường Chinh-Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, người con ưu tú của quê hương Nam Định
- Được đăng: Thứ tư, 18 Tháng 1 2017 18:35
- Lượt xem: 2765
Ngày 18/1, tại Nam Định, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội thảo khoa học “Đồng chí Trường Chinh-Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, người con ưu tú của quê hương Nam Định”.

Các đồng chí chủ trì Hội thảo. (Ảnh: HH)
Các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định; Lâm Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì Hội thảo.
Dự Hội thảo, có các chuyên gia, nhà khoa học,... cùng đại diện gia đình cố Tổng Bí thư Trường Chinh.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Giám đốc Học viện Chính trị quốc Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng cho biết: đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9/2/1907, trong một gia đình trí thức yêu nước tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Với 81 tuổi đời, hơn 60 năm hoạt động cách mạng liên tục (1925-1988), đồng chí được phân công giữ nhiều trọng trách quan trọng của Đảng, Nhà nước như: Quyền Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam… Đồng chí là đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII.
Trên mọi cương vị công tác, đồng chí luôn thể hiện là người cán bộ lãnh đạo mẫu mực, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do công lao to lớn đối với cách mạng, đồng chí vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương sao Vàng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các đại biểu tập trung làm rõ 5 vấn đề về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Trường Chinh bao gồm: Người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo có nhiều cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; Nhà chiến lược, nhà tổ chức tài năng; Nhà văn hóa lớn; Tấm gương đạo đức trong sáng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Người con ưu tú của quê hương Nam Định.
Phát biểu tại Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đoàn Hồng Phong cho biết, Nam Định tự hào là mảnh đất địa linh nhân kiệt; nơi sản sinh ra rất nhiều các bậc danh tướng, danh nhân kiệt xuất và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nổi bật là đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh - người Cộng sản kiên cường, mẫu mực; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nhà chính trị tài ba; nhà tư tưởng, lý luận chính trị kiệt xuất; nhà văn hóa lớn; một nhân cách lớn đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Với cương vị là Tổng Bí thư và hơn 20 năm là Ủy viên Bộ Chính trị, được phân công giữ nhiều trọng trách lớn của Đảng và Nhà nước, đồng chí Trường Chinh dù ở bất cứ cương vị nào cũng luôn hết lòng vì Đảng, vì nước, vì dân; vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách. Phẩm chất cách mạng, trí tuệ và tài năng của đồng chí luôn tỏa sáng; nhất là ở các thời khắc lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam.
Là người con của quê hương Nam Định, đồng chí luôn dành tình cảm sâu nặng và dõi theo từng bước phát triển của quê hương. Từ năm 1960 đến năm 1988 đồng chí Trường Chinh đã có 8 lần về thăm, làm việc với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định. Trong các lần về thăm, làm việc với tỉnh, đồng chí đã dành nhiều thời gian về cơ sở, tranh thủ gặp gỡ, tiếp xúc với anh em công nhân, cán bộ, xã viên hợp tác xã; lắng nghe ý kiến của mọi người về việc triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; khích lệ, động viên những thành tích đã đạt được của quê hương, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế còn tồn tại. Đến nay, những lời chỉ bảo ân cần của đồng chí Trường Chinh trên nhiều lĩnh vực vẫn còn là vấn đề cấp thiết được đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định trong quá trình đổi mới và phát triển.
Tại Hội thảo, làm rõ thêm những dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của cố Tổng Bí thư Trường Chinh, các đại biểu phân tích rõ: Trên cương vị Tổng Bí thư vào giai đoạn 1941-1956, đồng chí đã chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng, ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và ra chủ trương tiến hành tổng khởi nghĩa; kết quả đã giành thắng lợi vô cùng vĩ đại bằng thành công của cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945.
Phát biểu tổng kết Hội thảo, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, Hội thảo đã nhận được 45 bản báo cáo tham luận của các nhà khoa học. Bằng những luận giải, các nhà khoa học đã trao đổi một cách tương đối toàn diện, có hệ thống về cuộc đời, sự nghiệp, những cống hiến to lớn của đồng chí Trường Chinh đối với cách mạng Việt Nam và quê hương Nam Định trên nhiều phương diện, đặc biệt tập trung làm rõ những đóng góp xuất sắc của đồng chí trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chiến lược cách mạng ở những bước ngoặt của cách mạng Việt Nam./.
Minh Hòa/ĐCSVN

Các đồng chí chủ trì Hội thảo. (Ảnh: HH)
Các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định; Lâm Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì Hội thảo.
Dự Hội thảo, có các chuyên gia, nhà khoa học,... cùng đại diện gia đình cố Tổng Bí thư Trường Chinh.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Giám đốc Học viện Chính trị quốc Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng cho biết: đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9/2/1907, trong một gia đình trí thức yêu nước tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Với 81 tuổi đời, hơn 60 năm hoạt động cách mạng liên tục (1925-1988), đồng chí được phân công giữ nhiều trọng trách quan trọng của Đảng, Nhà nước như: Quyền Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam… Đồng chí là đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII.
Trên mọi cương vị công tác, đồng chí luôn thể hiện là người cán bộ lãnh đạo mẫu mực, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do công lao to lớn đối với cách mạng, đồng chí vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương sao Vàng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các đại biểu tập trung làm rõ 5 vấn đề về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Trường Chinh bao gồm: Người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo có nhiều cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; Nhà chiến lược, nhà tổ chức tài năng; Nhà văn hóa lớn; Tấm gương đạo đức trong sáng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Người con ưu tú của quê hương Nam Định.
Phát biểu tại Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đoàn Hồng Phong cho biết, Nam Định tự hào là mảnh đất địa linh nhân kiệt; nơi sản sinh ra rất nhiều các bậc danh tướng, danh nhân kiệt xuất và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nổi bật là đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh - người Cộng sản kiên cường, mẫu mực; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nhà chính trị tài ba; nhà tư tưởng, lý luận chính trị kiệt xuất; nhà văn hóa lớn; một nhân cách lớn đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Với cương vị là Tổng Bí thư và hơn 20 năm là Ủy viên Bộ Chính trị, được phân công giữ nhiều trọng trách lớn của Đảng và Nhà nước, đồng chí Trường Chinh dù ở bất cứ cương vị nào cũng luôn hết lòng vì Đảng, vì nước, vì dân; vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách. Phẩm chất cách mạng, trí tuệ và tài năng của đồng chí luôn tỏa sáng; nhất là ở các thời khắc lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam.
Là người con của quê hương Nam Định, đồng chí luôn dành tình cảm sâu nặng và dõi theo từng bước phát triển của quê hương. Từ năm 1960 đến năm 1988 đồng chí Trường Chinh đã có 8 lần về thăm, làm việc với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định. Trong các lần về thăm, làm việc với tỉnh, đồng chí đã dành nhiều thời gian về cơ sở, tranh thủ gặp gỡ, tiếp xúc với anh em công nhân, cán bộ, xã viên hợp tác xã; lắng nghe ý kiến của mọi người về việc triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; khích lệ, động viên những thành tích đã đạt được của quê hương, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế còn tồn tại. Đến nay, những lời chỉ bảo ân cần của đồng chí Trường Chinh trên nhiều lĩnh vực vẫn còn là vấn đề cấp thiết được đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định trong quá trình đổi mới và phát triển.
Tại Hội thảo, làm rõ thêm những dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của cố Tổng Bí thư Trường Chinh, các đại biểu phân tích rõ: Trên cương vị Tổng Bí thư vào giai đoạn 1941-1956, đồng chí đã chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng, ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và ra chủ trương tiến hành tổng khởi nghĩa; kết quả đã giành thắng lợi vô cùng vĩ đại bằng thành công của cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945.
Trong lần đảm nhận cương vị Tổng Bí thư vào năm 1986, đồng chí đã nhận định, phân tích đúng tình hình của đất nước, chỉ rõ xu thế thời đại, tập hợp tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, đảng viên và nhân dân... để từ đó chủ động đề xuất với Bộ Chính trị chủ trương đổi mới đất nước. Đổi mới trước hết là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, đánh dấu sự cống hiến có ý nghĩa đặc biệt xuất sắc về tư tưởng, lý luận của đồng chí Trường Chinh; đã góp phần tạo bước ngoặt về tư duy lý luận đổi mới của Đảng ta; là sự vận dụng hết sức sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta. |
Phát biểu tổng kết Hội thảo, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, Hội thảo đã nhận được 45 bản báo cáo tham luận của các nhà khoa học. Bằng những luận giải, các nhà khoa học đã trao đổi một cách tương đối toàn diện, có hệ thống về cuộc đời, sự nghiệp, những cống hiến to lớn của đồng chí Trường Chinh đối với cách mạng Việt Nam và quê hương Nam Định trên nhiều phương diện, đặc biệt tập trung làm rõ những đóng góp xuất sắc của đồng chí trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chiến lược cách mạng ở những bước ngoặt của cách mạng Việt Nam./.
Minh Hòa/ĐCSVN