Bác Hồ nói về công tác vận động nông dân
- Được đăng: Thứ hai, 10 Tháng 10 2016 20:44
- Lượt xem: 3775
(TGAG)- Kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2016): Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng, Bác Hồ đã khẳng định: “Trải qua các thời kỳ, Đảng ta đã nắm vững và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, củng cố được liên minh công nông. Đảng ta đấu tranh chống những xu hướng “hữu khuynh” và “tả khuynh” đánh giá thấp vai trò của nông dân” (1).
Có thể nói, tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ phù hợp trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước mà cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Và, Đảng ta gần đây đã khẳng định vai trò quan trọng của giai cấp nông dân bằng Nghị quyết số 26/NQ/TW ngày 5-8-2008 tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Bác Hồ đã để cả một chương viết về tổ chức của nông dân, phân tích hết những nỗi tủi nhục, cực khổ của giai cấp nông dân và Người đã vạch ra lối thoát: “Nếu dân cày Việt Nam muốn thoát khỏi vòng cay đắng ấy, thì phải tổ chức nhau để kiếm đường giải phóng”(2). Lúc này Bác muốn nông dân Việt Nam có một tổ chức để tập hợp lực lượng của giai cấp mình với tên gọi là “Nông hội“. Ý tưởng của Bác đã được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào tháng 10/1930 tán thành và đề ra nhiệm vụ thành lập Tổng Nông hội Việt Nam, nhưng chủ trương này không được Quốc tế Cộng sản đồng ý, mãi đến năm 1949 cơ quan Trung ương của Nông hội Việt Nam mới được chính thức thành lập và đã tập hợp được lực lượng, tạo nên sức mạnh to lớn góp phần giúp Đảng ta hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động nông dân đã mở ra một định hướng đúng đắn để Đảng và Nhà nước ta khai thác hết tiềm lực to lớn của giai cấp này. Trong điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp, với trên 80% dân số thuộc giai cấp nông dân, lấy sản xuất nông nghiệp làm nguồn thu nhập chính thì mọi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đề ra cũng phải tính đến đối tượng là lực lượng chiếm số đông trong xã hội. Chính vì Đảng và Nhà nước ta xác định được vai trò quan trọng của giai cấp nông dân, có chủ trương chính sách thích hợp mà đã tạo nên những thành quả to lớn trong công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ xây dựng đất nước; mà gần đây nhất là đưa được đất nước vượt qua biết bao gian nan thử thách sau sự thoái trào của hệ thống xã hội chủ nghĩa, thoát khỏi sự bao vây cô lập, cấm vận của những thế lực thù địch bên ngoài, giải quyết tốt những khó khăn tồn tại của một đất nước vừa trải qua chiến tranh.
Trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, ngay từ đại hội IX, Đảng ta cũng đã đề ra mục tiêu: “Đối với giai cấp nông dân, ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát huy vai trò giai cấp nông dân trong sự nghiệp đổi mới, tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nông thôn; thực hiện tốt các chính sách về ruộng đất, phát triển nông nghiệp toàn diện, tiêu thụ nông sản hàng hóa, bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội; phát huy lợi thế từng vùng, giúp đỡ vùng khó khăn; phân bổ dân cư theo qui hoạch, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới…”(3).
Vận dụng Nghị quyết IX của Đảng ta, nhiều địa phương đã đề ra những chủ trương và chính sách phù hợp để phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng nông thôn mới và đã mang lại hiệu quả thiết thực; đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn không ngừng phát triển với sự đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện tốt việc chăm lo những lợi ích thiết thực của nông dân về dân sinh, dân trí và dân chủ, tô đậm thêm lòng tin của nông dân với Bác Hồ, với Đảng, Nhà nước và Chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, để phát huy hết tiềm lực to lớn của giai cấp nông dân, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm xây dựng tổ chức Hội Nông dân vững mạnh một cách toàn diện. Cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với tổ chức này bằng việc phân công cấp ủy lãnh đạo Hội nông dân cùng cấp, không ngừng đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của Hội Nông dân để càng ngày càng thu hút đông đảo nông dân tham gia vào tổ chức và từ đó phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền vận động, tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới.
Mới đây, Đảng ta cũng đã khẳng định một cách cụ thể quan điểm của Đảng về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 tại Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X là: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước…”(4). Trong đó, Đảng ta đã khẳng định: “Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt…”(5).
Và đây cũng là cơ sở, là điều kiện để giai cấp nông dân chúng ta phát huy vai trò của lực lượng mình đúng như lời dạy của Bác Hồ: “vai trò của nông dân là quân chủ lực của cách mạng, là bạn đồng minh chủ yếu và tin cậy nhất của giai cấp công nhân, là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội”(6).
Nông dân, nông nghiệp đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Thế nhưng, dường như ngày nay họ là những người ít được hưởng lợi nhất trong công cuộc đổi mới của đất nước. Nếu như không quan tâm đến họ, coi phát triển là vì con người thì chắc chắn sự phát triển ấy sẽ không thể bền vững. Vì vậy phải có nhận thức đúng đắn, theo tư tưởng Hồ Chí Minh để hành động đúng đắn thì những lý luận của Đảng và Nhà nước mới đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả nhất./.
M.B.M
________________
(1) + (6)- Hồ Chí Minh toàn tập, CTQG, ST, H, 1996, t .10, tr 18
(2) -Hồ Chí Minh toàn tập, CTQG, ST, H, 1995, t.2, tr 310 .
(3)- Đảng CSVN: Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX. CTQG, ST, H, 2001, tr125.
(4)+(5)- Nghị quyết số 26/NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008. Hội nghị lần thứ Bảy BCH TW Đảng CSVN Khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Có thể nói, tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ phù hợp trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước mà cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Và, Đảng ta gần đây đã khẳng định vai trò quan trọng của giai cấp nông dân bằng Nghị quyết số 26/NQ/TW ngày 5-8-2008 tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Bác Hồ đã để cả một chương viết về tổ chức của nông dân, phân tích hết những nỗi tủi nhục, cực khổ của giai cấp nông dân và Người đã vạch ra lối thoát: “Nếu dân cày Việt Nam muốn thoát khỏi vòng cay đắng ấy, thì phải tổ chức nhau để kiếm đường giải phóng”(2). Lúc này Bác muốn nông dân Việt Nam có một tổ chức để tập hợp lực lượng của giai cấp mình với tên gọi là “Nông hội“. Ý tưởng của Bác đã được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào tháng 10/1930 tán thành và đề ra nhiệm vụ thành lập Tổng Nông hội Việt Nam, nhưng chủ trương này không được Quốc tế Cộng sản đồng ý, mãi đến năm 1949 cơ quan Trung ương của Nông hội Việt Nam mới được chính thức thành lập và đã tập hợp được lực lượng, tạo nên sức mạnh to lớn góp phần giúp Đảng ta hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động nông dân đã mở ra một định hướng đúng đắn để Đảng và Nhà nước ta khai thác hết tiềm lực to lớn của giai cấp này. Trong điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp, với trên 80% dân số thuộc giai cấp nông dân, lấy sản xuất nông nghiệp làm nguồn thu nhập chính thì mọi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đề ra cũng phải tính đến đối tượng là lực lượng chiếm số đông trong xã hội. Chính vì Đảng và Nhà nước ta xác định được vai trò quan trọng của giai cấp nông dân, có chủ trương chính sách thích hợp mà đã tạo nên những thành quả to lớn trong công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ xây dựng đất nước; mà gần đây nhất là đưa được đất nước vượt qua biết bao gian nan thử thách sau sự thoái trào của hệ thống xã hội chủ nghĩa, thoát khỏi sự bao vây cô lập, cấm vận của những thế lực thù địch bên ngoài, giải quyết tốt những khó khăn tồn tại của một đất nước vừa trải qua chiến tranh.
Trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, ngay từ đại hội IX, Đảng ta cũng đã đề ra mục tiêu: “Đối với giai cấp nông dân, ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát huy vai trò giai cấp nông dân trong sự nghiệp đổi mới, tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nông thôn; thực hiện tốt các chính sách về ruộng đất, phát triển nông nghiệp toàn diện, tiêu thụ nông sản hàng hóa, bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội; phát huy lợi thế từng vùng, giúp đỡ vùng khó khăn; phân bổ dân cư theo qui hoạch, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới…”(3).
Vận dụng Nghị quyết IX của Đảng ta, nhiều địa phương đã đề ra những chủ trương và chính sách phù hợp để phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng nông thôn mới và đã mang lại hiệu quả thiết thực; đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn không ngừng phát triển với sự đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện tốt việc chăm lo những lợi ích thiết thực của nông dân về dân sinh, dân trí và dân chủ, tô đậm thêm lòng tin của nông dân với Bác Hồ, với Đảng, Nhà nước và Chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, để phát huy hết tiềm lực to lớn của giai cấp nông dân, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm xây dựng tổ chức Hội Nông dân vững mạnh một cách toàn diện. Cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với tổ chức này bằng việc phân công cấp ủy lãnh đạo Hội nông dân cùng cấp, không ngừng đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của Hội Nông dân để càng ngày càng thu hút đông đảo nông dân tham gia vào tổ chức và từ đó phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền vận động, tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới.
Mới đây, Đảng ta cũng đã khẳng định một cách cụ thể quan điểm của Đảng về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 tại Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X là: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước…”(4). Trong đó, Đảng ta đã khẳng định: “Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt…”(5).
Và đây cũng là cơ sở, là điều kiện để giai cấp nông dân chúng ta phát huy vai trò của lực lượng mình đúng như lời dạy của Bác Hồ: “vai trò của nông dân là quân chủ lực của cách mạng, là bạn đồng minh chủ yếu và tin cậy nhất của giai cấp công nhân, là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội”(6).
Nông dân, nông nghiệp đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Thế nhưng, dường như ngày nay họ là những người ít được hưởng lợi nhất trong công cuộc đổi mới của đất nước. Nếu như không quan tâm đến họ, coi phát triển là vì con người thì chắc chắn sự phát triển ấy sẽ không thể bền vững. Vì vậy phải có nhận thức đúng đắn, theo tư tưởng Hồ Chí Minh để hành động đúng đắn thì những lý luận của Đảng và Nhà nước mới đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả nhất./.
M.B.M
(1) + (6)- Hồ Chí Minh toàn tập, CTQG, ST, H, 1996, t .10, tr 18
(2) -Hồ Chí Minh toàn tập, CTQG, ST, H, 1995, t.2, tr 310 .
(3)- Đảng CSVN: Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX. CTQG, ST, H, 2001, tr125.
(4)+(5)- Nghị quyết số 26/NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008. Hội nghị lần thứ Bảy BCH TW Đảng CSVN Khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.