Quy hoạch để báo chí có điều kiện phát triển
- Được đăng: Thứ ba, 21 Tháng 6 2016 05:07
- Lượt xem: 3322
(TGAG)- Theo số liệu thống kê, đến năm 2015, cả nước có 857 cơ quan báo chí, có 105 báo, tạp chí điện tử; 67 Đài Phát thanh - Truyền hình; hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ và khoảng trên 5.000 phóng viên đang làm việc tại các cơ quan báo chí. Báo chí đã thực hiện tốt vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, là diễn đàn của Nhân dân, giữ vững định hướng chính trị, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Nội dung tuyên truyền, hình thức thể hiện ngày càng phong phú; thường xuyên đổi mới công nghệ và phương tiện kỹ thuật theo hướng hiện đại, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của công chúng.
Kết quả đạt được là như vậy, nhưng những hạn chế, yếu kém không phải là không có, có thể kể ra như: việc thông tin sai sự thật; thông tin thiếu định hướng, nặng về mặt trái, xâm phạm đời tư, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín, danh dự của tổ chức và cá nhân... vẫn còn diễn ra. Tình trạng sao chép nội dung thông tin tràn lan. Nội dung thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc vẫn được các ấn phẩm phụ của báo in, báo điện tử, chuyên trang của báo điện tử đăng tải. Khuynh hướng xa rời tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ chậm được khắc phục...
Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trên là do việc cung cấp thông tin cho báo chí còn có những hạn chế nhất định, gây khó khăn cho tác nghiệp của phóng viên. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đòi hỏi báo chí phải đổi mới phương thức đưa tin, nhất là báo điện tử dẫn đến sự cạnh tranh thông tin gay gắt. Ý thức chấp hành kỷ luật thông tin của lãnh đạo một số cơ quan báo chí chưa tốt; không tuân thủ quy trình làm báo, bỏ qua việc thẩm định nguồn tin, coi nhẹ tính định hướng, tính giáo dục của báo chí. Phóng viên, biên tập viên thiếu hiểu biết, không nắm vững các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về báo chí...
Nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải đầu tư, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ mục đích gắn với việc xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là của những người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của báo chí trong tình hình mới như thời gian qua; Bộ Thông tin Truyền thông đã triển khai Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
Theo đó, việc quy hoạch được thực hiện dựa trên 4 điểm cơ bản nhằm sắp xếp lại báo chí, gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí, xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt, có vai trò định hướng thông tin cho báo chí, thông tin trên mạng Internet.
Thứ nhất, báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của Nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Thứ hai, phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt. Phát triển báo chí theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân. Tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, để đoàn kết tập hợp quần chúng, tạo đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng và thẩm mỹ góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam.
Thứ ba, Nhà nước có cơ chế tài chính, đào tạo đội ngũ để tạo điều kiện cần thiết cho báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, đồng thời khuyến khích các cơ quan báo chí tăng cường huy động nguồn lực phát triển nhưng phải bảo đảm đúng tôn chỉ, không chạy theo lợi nhuận thuần túy, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí.
Thứ tư, phát triển báo chí phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ và xu thế phát triển thông tin, truyền thông thế giới. Kết hợp chặt chẽ các loại hình báo chí đồng thời phát huy lợi thế của các phương tiện, dịch vụ thông tin Internet nhằm chủ động cung cấp thông tin chính thống, có định hướng, tăng diện bao phủ trong nước và quốc tế; hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng.
Thực tiễn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải đúc kết, sửa đổi. Chính các cơ quan chức năng cũng gặp khó khăn trong quản lý, cho nên việc sắp xếp số lượng báo chí như vậy là phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, trong quy hoạch chú ý làm sao để đảm bảo tính hợp lý, bởi vì nếu quản lý chặt quá, thu hẹp quá, sẽ cản trở sự phát triển của báo chí. Nhưng cũng không để bung ra tự phát, đặc biệt là báo điện tử, blog như vừa qua. Để thông tin thiếu trung thực, bới móc đời tư, bôi nhọ cá nhân trên mạng sẽ rất nguy hại. Báo chí phát triển theo quy luật, nhu cầu xã hội. Đây chính là cơ hội tốt để chúng ta thấy rõ những bất cập hiện nay trong quản lý báo chí, thông tin trên mạng điện tử. Bởi vì các cơ quan truyền thông, báo chí chính thống phải có trách nhiệm trong việc định hướng người đọc thông tin nào là xấu, độc, có hại.
Có thể nói cùng với việc Quốc hội thông qua Luật Báo chí sửa đổi, thì việc quy hoạch báo chí là việc làm quan trọng, cấp thiết nhằm phát triển báo chí theo hướng lành mạnh, đúng hướng, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân. Để báo chí thật sự là phương tiện thông tin, là công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của Nhân dân.
NGUYỄN HOÀNG ANH TUẤN
Kết quả đạt được là như vậy, nhưng những hạn chế, yếu kém không phải là không có, có thể kể ra như: việc thông tin sai sự thật; thông tin thiếu định hướng, nặng về mặt trái, xâm phạm đời tư, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín, danh dự của tổ chức và cá nhân... vẫn còn diễn ra. Tình trạng sao chép nội dung thông tin tràn lan. Nội dung thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc vẫn được các ấn phẩm phụ của báo in, báo điện tử, chuyên trang của báo điện tử đăng tải. Khuynh hướng xa rời tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ chậm được khắc phục...
Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trên là do việc cung cấp thông tin cho báo chí còn có những hạn chế nhất định, gây khó khăn cho tác nghiệp của phóng viên. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đòi hỏi báo chí phải đổi mới phương thức đưa tin, nhất là báo điện tử dẫn đến sự cạnh tranh thông tin gay gắt. Ý thức chấp hành kỷ luật thông tin của lãnh đạo một số cơ quan báo chí chưa tốt; không tuân thủ quy trình làm báo, bỏ qua việc thẩm định nguồn tin, coi nhẹ tính định hướng, tính giáo dục của báo chí. Phóng viên, biên tập viên thiếu hiểu biết, không nắm vững các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về báo chí...
Nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải đầu tư, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ mục đích gắn với việc xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là của những người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của báo chí trong tình hình mới như thời gian qua; Bộ Thông tin Truyền thông đã triển khai Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
Theo đó, việc quy hoạch được thực hiện dựa trên 4 điểm cơ bản nhằm sắp xếp lại báo chí, gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí, xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt, có vai trò định hướng thông tin cho báo chí, thông tin trên mạng Internet.
Thứ nhất, báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của Nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Thứ hai, phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt. Phát triển báo chí theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân. Tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, để đoàn kết tập hợp quần chúng, tạo đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng và thẩm mỹ góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam.
Thứ ba, Nhà nước có cơ chế tài chính, đào tạo đội ngũ để tạo điều kiện cần thiết cho báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, đồng thời khuyến khích các cơ quan báo chí tăng cường huy động nguồn lực phát triển nhưng phải bảo đảm đúng tôn chỉ, không chạy theo lợi nhuận thuần túy, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí.
Thứ tư, phát triển báo chí phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ và xu thế phát triển thông tin, truyền thông thế giới. Kết hợp chặt chẽ các loại hình báo chí đồng thời phát huy lợi thế của các phương tiện, dịch vụ thông tin Internet nhằm chủ động cung cấp thông tin chính thống, có định hướng, tăng diện bao phủ trong nước và quốc tế; hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng.
Thực tiễn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải đúc kết, sửa đổi. Chính các cơ quan chức năng cũng gặp khó khăn trong quản lý, cho nên việc sắp xếp số lượng báo chí như vậy là phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, trong quy hoạch chú ý làm sao để đảm bảo tính hợp lý, bởi vì nếu quản lý chặt quá, thu hẹp quá, sẽ cản trở sự phát triển của báo chí. Nhưng cũng không để bung ra tự phát, đặc biệt là báo điện tử, blog như vừa qua. Để thông tin thiếu trung thực, bới móc đời tư, bôi nhọ cá nhân trên mạng sẽ rất nguy hại. Báo chí phát triển theo quy luật, nhu cầu xã hội. Đây chính là cơ hội tốt để chúng ta thấy rõ những bất cập hiện nay trong quản lý báo chí, thông tin trên mạng điện tử. Bởi vì các cơ quan truyền thông, báo chí chính thống phải có trách nhiệm trong việc định hướng người đọc thông tin nào là xấu, độc, có hại.
Có thể nói cùng với việc Quốc hội thông qua Luật Báo chí sửa đổi, thì việc quy hoạch báo chí là việc làm quan trọng, cấp thiết nhằm phát triển báo chí theo hướng lành mạnh, đúng hướng, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân. Để báo chí thật sự là phương tiện thông tin, là công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của Nhân dân.
NGUYỄN HOÀNG ANH TUẤN
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy