Châu Thành thực hiện đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu Nghị quyết năm 2023
- Được đăng: Thứ ba, 26 Tháng 12 2023 15:08
- Lượt xem: 483
(TUAG)- Trong năm 2023, mặc dù bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang nói chung và của huyện Châu Thành nói riêng vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, sự điều hành của Ủy ban nhân dân huyện trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, cùng với sự tích cực, chủ động của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và Nhân dân trong huyện đã góp phần đưa kinh tế - xã hội huyện tiếp tục phát triển ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Góp phần thực hiện đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu đề ra.
Cụ thể, chỉ tiêu giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 5.006,75 tỷ đồng. Sản xuất công nghiệp, xây dựng tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá và ổn định, với giá trị sản xuất (GO) lĩnh vực công nghiệp đạt trên 8.572,13 tỷ đồng, xây dựng đạt 2.278,60. Công tác thu chi ngân sách được triển khai đồng bộ, quyết liệt ngay từ đầu năm. Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện năm 2023 là 972.786 triệu đồng đạt 143,13 % dự toán năm tỉnh giao, đạt 118,04% dự toán năm huyện giao. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được quan tâm chỉ đạo, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện. Năm 2023 đã giải quyết việc làm cho 6.000 người làm việc trong và ngoài huyện, đạt 100% so kế hoạch năm, lũy kế 12.378/20.000 người, đạt 61,89% so với Nghị quyết nhiệm kỳ. Bênh cạnh đó, mở 30 lớp đào tạo nghề có 874/1.200 người lao động tham gia, đạt 72,83% so kế hoạch, lũy kế 7.252/6.000 người, đạt 120,9% so với Nghị quyết nhiệm kỳ.
Bên cạnh đó, trong năm 2023, trên địa bàn huyện Châu Thành việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và phát triển mỗi xã một sản phẩm đến nay được 1.218,27 ha và hiện huyện có 02 sản phẩm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang công nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao (sản phẩm Gạo Thơm Ngọc Nhân của Công ty TNHH Tín Thành ATC) và và 01 sản phẩm nước mắm chay của cơ sở Yến Phương tại xã Vĩnh Thành), Song song đó, các hoạt động thương mại, dịch vụ, văn hóa, xã hội phát triển nhộn nhịp, sôi động. Các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế được địa phương tập trung thực hiện toàn diện; hoạt động thương mại mua bán hàng hóa diễn ra thuận lợi, sức mua người tiêu dùng tăng vào các dịp lễ, tết đã tạo chuyển biến tốt cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ, sức mua tăng mạnh, tập trung các mặt hàng như: lương thực thực phẩm, hàng may mặc, đồ dùng gia đình, tập sách học sinh, xăng dầu… Cùng với đó, huyện đã tập trung chỉ đạo nâng cấp, sửa chữa các chợ đã xuống cấp nhằm tạo điều kiện cho các hộ tiểu thương mua bán cũng như vẽ mỹ quan của chợ, đồng thời đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp để xúc tiến kết nối nhiều kênh phân phối, tiêu thụ các mặt hàng nông, thủy sản trên địa bàn huyện.
Tình hình phát triển thương mại điện tử trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển do người tiêu dùng ngày càng quen với việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ trực tuyến, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục được người tiêu dùng quan tâm lựa chọn. Đồng thời, huyện tăng cường công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, quy định trong sản xuất - kinh doanh, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, trong năm 2023, huyện đã phối hợp khai trương điểm giới thiệu, bán và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm đặc sản của tỉnh An Giang tại cửa hàng Nông sản an toàn Phan Nam huyện Châu Thành.
Song song đó, các hoạt động văn hóa, xã hội được duy trì thực hiện tốt; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tiếp tục được giữ vững.
Với những kết quả đã đạt được trong năm 2023 cùng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân trên địa bàn. Trong thời gian tới huyện Châu Thành sẽ tiếp tục thực hiện đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp; phát huy tiềm năng, thế mạnh tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Tiếp tục hỗ trợ, nâng cao năng lực các hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, từng bước kết nối với chuỗi cung ứng trong nông sản. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và phát triển mỗi xã một sản phẩm ở xã, thị trấn. Chủ động theo dõi sát tình hình sạt lở bờ sông, kênh, rạch; chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó ưu tiên nguồn lực thực hiện các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, xây dựng huyện nông thôn mới theo lộ trình, kế hoạch. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thông qua hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại..., tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, góp phần ổn định sản xuất và việc làm cho người lao động. Tăng cường huy động nguồn lực đầu tư xã hội; nâng cao hiệu quả, chất lượng đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo quy định; tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo ở các cấp học; quan tâm tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh; thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên người. Đồng thời, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, để đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an toàn giao thông trên địa bàn./.
Minh Thiện
Cụ thể, chỉ tiêu giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 5.006,75 tỷ đồng. Sản xuất công nghiệp, xây dựng tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá và ổn định, với giá trị sản xuất (GO) lĩnh vực công nghiệp đạt trên 8.572,13 tỷ đồng, xây dựng đạt 2.278,60. Công tác thu chi ngân sách được triển khai đồng bộ, quyết liệt ngay từ đầu năm. Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện năm 2023 là 972.786 triệu đồng đạt 143,13 % dự toán năm tỉnh giao, đạt 118,04% dự toán năm huyện giao. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được quan tâm chỉ đạo, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện. Năm 2023 đã giải quyết việc làm cho 6.000 người làm việc trong và ngoài huyện, đạt 100% so kế hoạch năm, lũy kế 12.378/20.000 người, đạt 61,89% so với Nghị quyết nhiệm kỳ. Bênh cạnh đó, mở 30 lớp đào tạo nghề có 874/1.200 người lao động tham gia, đạt 72,83% so kế hoạch, lũy kế 7.252/6.000 người, đạt 120,9% so với Nghị quyết nhiệm kỳ.
Bên cạnh đó, trong năm 2023, trên địa bàn huyện Châu Thành việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và phát triển mỗi xã một sản phẩm đến nay được 1.218,27 ha và hiện huyện có 02 sản phẩm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang công nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao (sản phẩm Gạo Thơm Ngọc Nhân của Công ty TNHH Tín Thành ATC) và và 01 sản phẩm nước mắm chay của cơ sở Yến Phương tại xã Vĩnh Thành), Song song đó, các hoạt động thương mại, dịch vụ, văn hóa, xã hội phát triển nhộn nhịp, sôi động. Các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế được địa phương tập trung thực hiện toàn diện; hoạt động thương mại mua bán hàng hóa diễn ra thuận lợi, sức mua người tiêu dùng tăng vào các dịp lễ, tết đã tạo chuyển biến tốt cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ, sức mua tăng mạnh, tập trung các mặt hàng như: lương thực thực phẩm, hàng may mặc, đồ dùng gia đình, tập sách học sinh, xăng dầu… Cùng với đó, huyện đã tập trung chỉ đạo nâng cấp, sửa chữa các chợ đã xuống cấp nhằm tạo điều kiện cho các hộ tiểu thương mua bán cũng như vẽ mỹ quan của chợ, đồng thời đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp để xúc tiến kết nối nhiều kênh phân phối, tiêu thụ các mặt hàng nông, thủy sản trên địa bàn huyện.
Tình hình phát triển thương mại điện tử trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển do người tiêu dùng ngày càng quen với việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ trực tuyến, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục được người tiêu dùng quan tâm lựa chọn. Đồng thời, huyện tăng cường công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, quy định trong sản xuất - kinh doanh, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, trong năm 2023, huyện đã phối hợp khai trương điểm giới thiệu, bán và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm đặc sản của tỉnh An Giang tại cửa hàng Nông sản an toàn Phan Nam huyện Châu Thành.
Song song đó, các hoạt động văn hóa, xã hội được duy trì thực hiện tốt; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tiếp tục được giữ vững.
Với những kết quả đã đạt được trong năm 2023 cùng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân trên địa bàn. Trong thời gian tới huyện Châu Thành sẽ tiếp tục thực hiện đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp; phát huy tiềm năng, thế mạnh tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Tiếp tục hỗ trợ, nâng cao năng lực các hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, từng bước kết nối với chuỗi cung ứng trong nông sản. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và phát triển mỗi xã một sản phẩm ở xã, thị trấn. Chủ động theo dõi sát tình hình sạt lở bờ sông, kênh, rạch; chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó ưu tiên nguồn lực thực hiện các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, xây dựng huyện nông thôn mới theo lộ trình, kế hoạch. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thông qua hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại..., tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, góp phần ổn định sản xuất và việc làm cho người lao động. Tăng cường huy động nguồn lực đầu tư xã hội; nâng cao hiệu quả, chất lượng đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo quy định; tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo ở các cấp học; quan tâm tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh; thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên người. Đồng thời, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, để đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an toàn giao thông trên địa bàn./.
Minh Thiện