Tự quản để chăm lo tốt hơn cho chính mỗi người dân, mỗi gia đình
- Được đăng: Thứ ba, 17 Tháng 12 2019 21:51
- Lượt xem: 1293
Đó là nhấn mạnh của Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn tại cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án thực hiện mô hình tự quản góp ý vào việc xây dựng Đề án mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư, tổ dân phố chiều 16/12, tại Hà Nội.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc họp.
Báo cáo quá trình triển khai xây dựng và các nội dung chính của dự thảo Đề án, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho biết, để triển khai xây dựng Đề án, Ban Chỉ đạo đã hướng dẫn các tỉnh, thành phố xây dựng các nội dung, biểu mẫu báo cáo về tình hình tổ chức thực hiện các mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư, thôn, tổ dân phố. Ban Chỉ đạo cũng tổ chức 5 đoàn khảo sát về thực hiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố tại 10 tỉnh; tiến hành phát và tổng hợp phiếu điều tra xã hội học về các hoạt động liên quan đến việc tổ chức các mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố; Xây dựng 10 chuyên đề nghiên cứu khoa học, thực tiễn liên quan đến hoạt động mô hình tự quản do một số bộ, ngành, đoàn thể liên quan thực hiện.
Đáng chú ý, trong quá trình xây dựng dự thảo Đề án, Ban Chỉ đạo đã tổ chức 4 hội thảo về thực trạng, giải pháp và góp ý vào dự thảo tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Tháp, Hà Nam với thành phần tham dự là đại diện các ban, bộ, ngành liên quan ở Trung ương, đại diện cấp ủy, ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn, đại diện các tổ chức, mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cho biết, thời gian tới, Ban Chỉ đạo sẽ tiến hành xin ý kiến bằng văn bản của các ban, bộ, ngành Trung ương có liên quan về dự thảo Đề án thực hiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố. Dự kiến, việc tiếp thu hoàn thiện dự thảo Đề án lần cuối để thông qua Ban Chỉ đạo vào cuối tháng 12/2019, để trình Ban Bí thư Đề án và các sản phẩm của Đề án thực hiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố trong quý I/2020.
Góp ý vào dự thảo Đề án, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Trần Anh Tuấn cho rằng, vấn đề đặt ra là phải thay đổi tư duy về tổ chức hoạt động đối với các mô hình hoạt động tự quản theo tinh thần tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Những người tham gia mô hình phải là những người có tâm huyết, trách nhiệm với cộng đồng dân cư và phải có tinh thần tự nguyện…
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Trần Thị Hương cho biết, hiện nay có rất nhiều mô hình tự quản của phụ nữ được thành lập nhưng khi có kinh phí thì mô hình tồn tại, nhưng khi hết kinh phí thì mô hình tự quản cũng ngừng hoạt động. Cùng với đó, có rất nhiều mô hình còn trùng lắp về nội dung và hình thức triển khai; việc đánh giá hiệu quả của các mô hình vẫn mang tính chung chung, chưa sát với thực tế. Do đó, Đề án cần đưa ra những mô hình điển hình, tạo sức lan tỏa trong xã hội…
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Kế hoạch 07, ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Ban Bí thư Trung ương Đảng giao Đảng đoàn Mặt trận xây dựng Đề án “Thực hiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố” nhằm chuẩn bị một số nội dung trong việc ban hành các văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Do đó, việc đưa ra các nội dung, giải pháp nhằm triển khai mô hình tự quản phải thực sự đáp ứng được mục tiêu mà các văn bản của Đảng, Nhà nước đã đề ra để hoạt động tự quản giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở nâng cao chất lượng quản lý; đồng thời là giải pháp quan trọng trong bối cảnh tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, giảm được gánh nặng về chi ngân sách nhà nước, từ đó, phát huy vai trò chủ thể của người dân.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn lưu ý, Đề án cần chỉ rõ hình thức tổ chức và hoạt động của tổ tự quản có trùng lắp với hoạt động của Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố, Ban Công tác Mặt trận, Tổ Dân vận ở cơ sở hay không. Từ đó làm rõ những hoạt động nào cần sắp xếp lại, hoạt động nào cần xây dựng mới. Bên cạnh đó, cần phải đánh giá được mô hình tự quản có giúp được bà con cùng nhau phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo vững, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự…
Đồng thời cần phải làm rõ nội dung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ nhằm tạo cơ chế trong tổ chức, hoạt động và phải phát huy vai trò, trách nhiệm, khả năng của cá nhân, cộng đồng, tự quản để chăm lo tốt hơn cho chính mỗi người dân, mỗi gia đình và xây dựng cộng đồng dân cư an toàn, ấm no, hạnh phúc…/.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc họp.
Đáng chú ý, trong quá trình xây dựng dự thảo Đề án, Ban Chỉ đạo đã tổ chức 4 hội thảo về thực trạng, giải pháp và góp ý vào dự thảo tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Tháp, Hà Nam với thành phần tham dự là đại diện các ban, bộ, ngành liên quan ở Trung ương, đại diện cấp ủy, ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn, đại diện các tổ chức, mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cho biết, thời gian tới, Ban Chỉ đạo sẽ tiến hành xin ý kiến bằng văn bản của các ban, bộ, ngành Trung ương có liên quan về dự thảo Đề án thực hiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố. Dự kiến, việc tiếp thu hoàn thiện dự thảo Đề án lần cuối để thông qua Ban Chỉ đạo vào cuối tháng 12/2019, để trình Ban Bí thư Đề án và các sản phẩm của Đề án thực hiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố trong quý I/2020.
Góp ý vào dự thảo Đề án, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Trần Anh Tuấn cho rằng, vấn đề đặt ra là phải thay đổi tư duy về tổ chức hoạt động đối với các mô hình hoạt động tự quản theo tinh thần tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Những người tham gia mô hình phải là những người có tâm huyết, trách nhiệm với cộng đồng dân cư và phải có tinh thần tự nguyện…
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Trần Thị Hương cho biết, hiện nay có rất nhiều mô hình tự quản của phụ nữ được thành lập nhưng khi có kinh phí thì mô hình tồn tại, nhưng khi hết kinh phí thì mô hình tự quản cũng ngừng hoạt động. Cùng với đó, có rất nhiều mô hình còn trùng lắp về nội dung và hình thức triển khai; việc đánh giá hiệu quả của các mô hình vẫn mang tính chung chung, chưa sát với thực tế. Do đó, Đề án cần đưa ra những mô hình điển hình, tạo sức lan tỏa trong xã hội…
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Kế hoạch 07, ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Ban Bí thư Trung ương Đảng giao Đảng đoàn Mặt trận xây dựng Đề án “Thực hiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố” nhằm chuẩn bị một số nội dung trong việc ban hành các văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Do đó, việc đưa ra các nội dung, giải pháp nhằm triển khai mô hình tự quản phải thực sự đáp ứng được mục tiêu mà các văn bản của Đảng, Nhà nước đã đề ra để hoạt động tự quản giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở nâng cao chất lượng quản lý; đồng thời là giải pháp quan trọng trong bối cảnh tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, giảm được gánh nặng về chi ngân sách nhà nước, từ đó, phát huy vai trò chủ thể của người dân.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn lưu ý, Đề án cần chỉ rõ hình thức tổ chức và hoạt động của tổ tự quản có trùng lắp với hoạt động của Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố, Ban Công tác Mặt trận, Tổ Dân vận ở cơ sở hay không. Từ đó làm rõ những hoạt động nào cần sắp xếp lại, hoạt động nào cần xây dựng mới. Bên cạnh đó, cần phải đánh giá được mô hình tự quản có giúp được bà con cùng nhau phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo vững, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự…
Đồng thời cần phải làm rõ nội dung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ nhằm tạo cơ chế trong tổ chức, hoạt động và phải phát huy vai trò, trách nhiệm, khả năng của cá nhân, cộng đồng, tự quản để chăm lo tốt hơn cho chính mỗi người dân, mỗi gia đình và xây dựng cộng đồng dân cư an toàn, ấm no, hạnh phúc…/.
Trung Anh
Nguồn: ĐCSVN