Kinh tế Việt Nam 8 tháng qua có nhiều điểm sáng
- Được đăng: Thứ sáu, 30 Tháng 8 2019 15:03
- Lượt xem: 1444
Bức tranh kinh tế 8 tháng qua có nhiều điểm sáng, đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tạo động lực cho sự tăng trưởng cao hơn vào những tháng cuối năm.
Sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2019 đạt mức tăng khá 9,5%
Cũng theo Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2019 đạt mức tăng khá , trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,6%, ngành khai khoáng tăng nhẹ; sản xuất và phân phối điện bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2019 ước tính tăng 5,4% so với tháng trước và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2019, IIP ước tính tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 10,8% của cùng kỳ năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng 8,2% và 7,2% của cùng kỳ năm 2017 và năm 2016.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/8/2019 tăng 1,7% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 1,5% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 1,9%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,5%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 2,5%. Tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 2,4% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2,1%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,4%.
Nhiều doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng 2019 của Tổng cục Thống kê chỉ rõ, mặc dù số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong tháng giảm so với tháng trước và so với cùng năm trước do tháng 8/2019 trùng với tháng bảy âm lịch, người dân có tâm lý hạn chế khởi sự kinh doanh nhưng tính chung 8 tháng năm nay, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động đạt gần 116 nghìn doanh nghiệp, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó số doanh nghiệp thành lập mới tăng 3,5% và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 21,8%. Đáng chú ý, quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới 8 tháng tăng mạnh, đạt 12,7 tỷ đồng, mức cao nhất trong những năm trở lại đây.
Trong tháng 8/2019, cả nước có 11.177 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 151,3 nghìn tỷ đồng, giảm 9,5% về số doanh nghiệp và tăng 8,7% về số vốn đăng ký so với tháng 7/2019; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 13,5 tỷ đồng, tăng 20,1%; tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 88,3 nghìn người, giảm 6,9%.
Tính chung 8 tháng năm nay, cả nước có 90,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.150,7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 31% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 12,7 tỷ đồng, tăng 26,6%. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng năm nay là 832,3 nghìn người, tăng 13,3% so với cùng kỳ 2018.
Vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/8/2019 thu hút 2.406 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 9.127,9 triệu USD, tăng 25,4% về số dự án và giảm 32,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, có 908 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3.989,9 triệu USD, giảm 28,6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 8 tháng năm nay đạt 13.117,8 triệu USD, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng ước tính đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ 2018. Trong 8 tháng còn có 5.235 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 9,51 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 872 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 5,9 tỷ USD và 4.363 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,61 tỷ USD.
Trong 8 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 6.807,1 triệu USD, chiếm 74,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành kinh doanh bất động sản đạt 852,3 triệu USD, chiếm 9,3%; các ngành còn lại đạt 1.468,5 triệu USD, chiếm 16,1%.
Trong số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 8 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất, tiếp đến là Hàn Quốc, Nhật Bản…
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 8 tháng năm nay có 102 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 339,5 triệu USD; 23 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 99,5 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 8 tháng năm 2019 đạt 439 triệu USD. Trong 8 tháng có 30 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Ô-xtrây-li-a là nước dẫn đầu; tiếp đến là Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Cam-pu-chia và Xin-ga-po.
Xuất siêu 3,4 tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2019 ước tính đạt 336,56 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 169,98 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ 2018.
Theo đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện tháng 7/2019 đạt 22.979 triệu USD, cao hơn 379 triệu USD so với số ước tính. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8/2019 ước tính đạt 24,50 tỷ USD, tăng 6,6% so với 7/2019. Tính chung 8 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 169,98 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 8 tháng có 26 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới 89,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD, chiếm 58,7%), trong đó điện thoại và linh kiện ở top đầu, tiếp sau là điện tử, máy tính và linh kiện; hàng dệt may; giày dép...
Trong 8 tháng, hầu hết các mặt hàng trong nhóm nông, lâm nghiệp, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ 2018: Thủy sản đạt 5,4 tỷ USD, giảm 2,6%; rau quả đạt 2,5 tỷ USD, giảm 6%; các mặt hàng hạt điều, hạt tiêu và gạo mặc dù lượng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2018 nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm…
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 8 tháng năm 2019, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 38,6 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU đạt 27,7 tỷ USD, giảm 0,5%; Trung Quốc đạt 23,8 tỷ USD, giảm 2,5%; thị trường ASEAN đạt 17,3 tỷ USD, tăng 3,6%; Nhật Bản đạt 13,4 tỷ USD, tăng 9,9%; Hàn Quốc đạt 12,6 tỷ USD, tăng 5,3%.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện tháng 7/2019 đạt 22.936 triệu USD, cao hơn 536 triệu USD so với số ước tính. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 8 ước tính đạt 22,8 tỷ USD, giảm 0,6% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 166,58 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 8 tháng có 33 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 89,1% tổng kim ngạch nhập khẩu (2 mặt hàng đạt giá trị trên 20 tỷ USD, chiếm 34,6%), trong đó một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; chất dẻo…
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 8 tháng năm 2019, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 49,2 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 31 tỷ USD, giảm 0,3%; thị trường ASEAN đạt 21,6 tỷ USD, tăng 4,6%; Nhật Bản đạt 12,4 tỷ USD, tăng 0,6%; thị trường EU đạt 9,9 tỷ USD, tăng 11,8%; Hoa Kỳ đạt 9,4 tỷ USD, tăng 9%.
Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 7 xuất siêu 43 triệu USD; 7 tháng xuất siêu 1,7 tỷ USD. Tháng 8 ước tính xuất siêu 1,7 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2019 ước tính xuất siêu 3,4 tỷ USD.
Với những con số nêu trên cho thấy, bức tranh kinh tế 8 tháng qua có nhiều điểm sáng, đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo động lực cho sự tăng trưởng cao hơn vào những tháng cuối năm./.
Sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2019 đạt mức tăng khá 9,5%
Cũng theo Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2019 đạt mức tăng khá , trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,6%, ngành khai khoáng tăng nhẹ; sản xuất và phân phối điện bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2019 ước tính tăng 5,4% so với tháng trước và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2019, IIP ước tính tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 10,8% của cùng kỳ năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng 8,2% và 7,2% của cùng kỳ năm 2017 và năm 2016.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/8/2019 tăng 1,7% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 1,5% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 1,9%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,5%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 2,5%. Tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 2,4% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2,1%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,4%.
Nhiều doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng 2019 của Tổng cục Thống kê chỉ rõ, mặc dù số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong tháng giảm so với tháng trước và so với cùng năm trước do tháng 8/2019 trùng với tháng bảy âm lịch, người dân có tâm lý hạn chế khởi sự kinh doanh nhưng tính chung 8 tháng năm nay, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động đạt gần 116 nghìn doanh nghiệp, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó số doanh nghiệp thành lập mới tăng 3,5% và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 21,8%. Đáng chú ý, quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới 8 tháng tăng mạnh, đạt 12,7 tỷ đồng, mức cao nhất trong những năm trở lại đây.
Trong tháng 8/2019, cả nước có 11.177 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 151,3 nghìn tỷ đồng, giảm 9,5% về số doanh nghiệp và tăng 8,7% về số vốn đăng ký so với tháng 7/2019; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 13,5 tỷ đồng, tăng 20,1%; tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 88,3 nghìn người, giảm 6,9%.
Tính chung 8 tháng năm nay, cả nước có 90,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.150,7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 31% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 12,7 tỷ đồng, tăng 26,6%. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng năm nay là 832,3 nghìn người, tăng 13,3% so với cùng kỳ 2018.
Vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/8/2019 thu hút 2.406 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 9.127,9 triệu USD, tăng 25,4% về số dự án và giảm 32,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, có 908 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3.989,9 triệu USD, giảm 28,6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 8 tháng năm nay đạt 13.117,8 triệu USD, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng ước tính đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ 2018. Trong 8 tháng còn có 5.235 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 9,51 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 872 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 5,9 tỷ USD và 4.363 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,61 tỷ USD.
Trong 8 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 6.807,1 triệu USD, chiếm 74,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành kinh doanh bất động sản đạt 852,3 triệu USD, chiếm 9,3%; các ngành còn lại đạt 1.468,5 triệu USD, chiếm 16,1%.
Trong số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 8 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất, tiếp đến là Hàn Quốc, Nhật Bản…
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 8 tháng năm nay có 102 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 339,5 triệu USD; 23 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 99,5 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 8 tháng năm 2019 đạt 439 triệu USD. Trong 8 tháng có 30 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Ô-xtrây-li-a là nước dẫn đầu; tiếp đến là Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Cam-pu-chia và Xin-ga-po.
Xuất siêu 3,4 tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2019 ước tính đạt 336,56 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 169,98 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ 2018.
Theo đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện tháng 7/2019 đạt 22.979 triệu USD, cao hơn 379 triệu USD so với số ước tính. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8/2019 ước tính đạt 24,50 tỷ USD, tăng 6,6% so với 7/2019. Tính chung 8 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 169,98 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 8 tháng có 26 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới 89,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD, chiếm 58,7%), trong đó điện thoại và linh kiện ở top đầu, tiếp sau là điện tử, máy tính và linh kiện; hàng dệt may; giày dép...
Trong 8 tháng, hầu hết các mặt hàng trong nhóm nông, lâm nghiệp, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ 2018: Thủy sản đạt 5,4 tỷ USD, giảm 2,6%; rau quả đạt 2,5 tỷ USD, giảm 6%; các mặt hàng hạt điều, hạt tiêu và gạo mặc dù lượng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2018 nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm…
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 8 tháng năm 2019, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 38,6 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU đạt 27,7 tỷ USD, giảm 0,5%; Trung Quốc đạt 23,8 tỷ USD, giảm 2,5%; thị trường ASEAN đạt 17,3 tỷ USD, tăng 3,6%; Nhật Bản đạt 13,4 tỷ USD, tăng 9,9%; Hàn Quốc đạt 12,6 tỷ USD, tăng 5,3%.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện tháng 7/2019 đạt 22.936 triệu USD, cao hơn 536 triệu USD so với số ước tính. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 8 ước tính đạt 22,8 tỷ USD, giảm 0,6% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 166,58 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 8 tháng có 33 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 89,1% tổng kim ngạch nhập khẩu (2 mặt hàng đạt giá trị trên 20 tỷ USD, chiếm 34,6%), trong đó một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; chất dẻo…
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 8 tháng năm 2019, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 49,2 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 31 tỷ USD, giảm 0,3%; thị trường ASEAN đạt 21,6 tỷ USD, tăng 4,6%; Nhật Bản đạt 12,4 tỷ USD, tăng 0,6%; thị trường EU đạt 9,9 tỷ USD, tăng 11,8%; Hoa Kỳ đạt 9,4 tỷ USD, tăng 9%.
Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 7 xuất siêu 43 triệu USD; 7 tháng xuất siêu 1,7 tỷ USD. Tháng 8 ước tính xuất siêu 1,7 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2019 ước tính xuất siêu 3,4 tỷ USD.
Với những con số nêu trên cho thấy, bức tranh kinh tế 8 tháng qua có nhiều điểm sáng, đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo động lực cho sự tăng trưởng cao hơn vào những tháng cuối năm./.
(Nguồn ĐCSVN)