Sinh hoạt tư tưởng
Giàu về vật chất, mạnh về tinh thần!
- Được đăng: Chủ nhật, 02 Tháng 6 2019 10:07
- Lượt xem: 2166
(TGAG)- Cách đây 70 năm Bác viết mấy bài báo nói về: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Theo Bác, đây là những đức tính rất quan trọng: “Thiếu một đức thì không thành người”. Mỗi đức tính được Người giải thích rất cụ thể, sâu sắc, dể hiểu…
“Cần” là siêng năng, chăm chỉ,… Tục ngữ có câu: “Nước chảy, đá mòn” hay “Kiến tha lâu, đầy tổ”… Đã Cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được. Lười biếng là kẻ địch của chữ cần; là kẻ địch của dân tộc. Bởi một người lười biếng, có thể ảnh hưởng tai hại đến công việc của hàng nghìn hàng vạn người khác. Người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc.
“Kiệm” là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí,… Cần với Kiệm phải đi đôi với nhau. Thời giờ cũng cần phải tiết kiệm như của cải. Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm. Khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ. Xa xỉ là có tội với Tổ quốc, với đồng bào.
“Liêm” là trong sạch, không tham lam. Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm. Cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm mới Liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam (Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon,…). Thói tham lam còn dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị (đạo là trộm). Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm, là tham vật úy lạo. Gặp giặc nhưng không dám đánh là tham sinh úy tử. Nói chung, do BẤT LIÊM mà đi đến tội ác trộm cắp. Đức Khổng Tử nói: "Người mà không Liêm, không bằng súc vật". Thầy Mạnh Tử nói: "Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy". Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào. Tham lam là có tội với nước, với dân.
Bác tổng kết: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”.
Chính nghĩa là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà. CẦN, KIỆM, LIÊM, là gốc rễ của CHÍNH. Bác chỉ rõ: Trên quả đất, có hàng muôn triệu người. Song số người ấy có thể chia làm hai hạng: người THIỆN và người ÁC. Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc. Song những công việc ấy có thể chia làm 2 thứ: việc CHÍNH và việc TÀ. Làm việc CHÍNH, là người THIỆN. Làm việc TÀ, là người ÁC.
Bác nhắc lại lời dạy của Khổng Tử: Tự mình có đứng đắn, mới tề được gia, trị được quốc, bình được thiên hạ. Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý. “Chính” là không nịnh hót người trên, không khinh thường người dưới. Chính còn là biết để việc nước lên trên, lên trước việc nhà; phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Việc gì dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm.
Bác khẳng định: “Từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công… dân ta nhờ Cần, Kiệm, Liêm, Chính, mà đánh thắng được giặc lụt, giặc dốt, giặc thực dân và giặc đói”. Hiện nay, trong cuộc đấu tranh chống các nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra. Nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ "diễn biến hòa bình"; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí… Phải tiếp tục tuyên truyền rộng rãi về “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” để mọi người hiểu rõ và tích cực làm theo.
Phải coi đây là cơ sở góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững: Giàu về vật chất, mạnh về tinh thần!
Sự thật
-------------
“Cần” là siêng năng, chăm chỉ,… Tục ngữ có câu: “Nước chảy, đá mòn” hay “Kiến tha lâu, đầy tổ”… Đã Cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được. Lười biếng là kẻ địch của chữ cần; là kẻ địch của dân tộc. Bởi một người lười biếng, có thể ảnh hưởng tai hại đến công việc của hàng nghìn hàng vạn người khác. Người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc.
“Kiệm” là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí,… Cần với Kiệm phải đi đôi với nhau. Thời giờ cũng cần phải tiết kiệm như của cải. Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm. Khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ. Xa xỉ là có tội với Tổ quốc, với đồng bào.
“Liêm” là trong sạch, không tham lam. Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm. Cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm mới Liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam (Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon,…). Thói tham lam còn dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị (đạo là trộm). Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm, là tham vật úy lạo. Gặp giặc nhưng không dám đánh là tham sinh úy tử. Nói chung, do BẤT LIÊM mà đi đến tội ác trộm cắp. Đức Khổng Tử nói: "Người mà không Liêm, không bằng súc vật". Thầy Mạnh Tử nói: "Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy". Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào. Tham lam là có tội với nước, với dân.
Bác tổng kết: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”.
Chính nghĩa là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà. CẦN, KIỆM, LIÊM, là gốc rễ của CHÍNH. Bác chỉ rõ: Trên quả đất, có hàng muôn triệu người. Song số người ấy có thể chia làm hai hạng: người THIỆN và người ÁC. Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc. Song những công việc ấy có thể chia làm 2 thứ: việc CHÍNH và việc TÀ. Làm việc CHÍNH, là người THIỆN. Làm việc TÀ, là người ÁC.
Bác nhắc lại lời dạy của Khổng Tử: Tự mình có đứng đắn, mới tề được gia, trị được quốc, bình được thiên hạ. Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý. “Chính” là không nịnh hót người trên, không khinh thường người dưới. Chính còn là biết để việc nước lên trên, lên trước việc nhà; phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Việc gì dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm.
Bác khẳng định: “Từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công… dân ta nhờ Cần, Kiệm, Liêm, Chính, mà đánh thắng được giặc lụt, giặc dốt, giặc thực dân và giặc đói”. Hiện nay, trong cuộc đấu tranh chống các nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra. Nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ "diễn biến hòa bình"; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí… Phải tiếp tục tuyên truyền rộng rãi về “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” để mọi người hiểu rõ và tích cực làm theo.
Phải coi đây là cơ sở góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững: Giàu về vật chất, mạnh về tinh thần!
Sự thật
-------------