Sinh hoạt tư tưởng
Vài suy nghĩ về báo chí của ta
- Được đăng: Thứ tư, 17 Tháng 6 2015 14:03
- Lượt xem: 2578
(TGAG)- Nhiều bạn đọc quan tâm đến báo chí thắc mắc: “Tại sao báo địa phương phát hành ít, thậm chí phải bán ép xuống cơ sở? Có cách gì làm cho nó thu hút để người ta tự giác bỏ tiền túi mua xem như những tờ báo lớn ở thành phố, ở trung ương?”.
Ở chế độ ta, báo chí hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, tuân theo pháp luật của Nhà nước. Mục tiêu cụ thể rõ ràng phải được xác định vì lợi ích của Tổ quốc của nhân dân mà hoạt động. Báo địa phương tất yếu phải gắn chặt với nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội của địa phương, nặng tính tuyên truyền phổ biến để nhân dân hiểu được đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương mình. Hiển nhiên, ngoài những phản ánh thực tế cuộc sống của phóng viên, báo nào cũng dành một phần đáng kể để bạn đọc nói lên tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình về đủ thứ chuyện trên đời.
Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực của báo chí còn có những ảnh hưởng không tốt cho địa phương bởi những bài báo hời hợt, tác giả không tìm hiểu đúng bản chất sự việc, không đi sâu phân tích, đánh giá, vô tình tạo hiệu ứng lệch lạc, khiến người đọc chỉ nhìn nhận theo một chiều hướng tiêu cực hoàn toàn.
Chúng ta đã từng biết, có những thông tin không chính xác, chưa kiểm chứng mà báo vội vàng đưa tin bài, thổi phồng sự việc để dư luận quan tâm như chuyện trái bưởi, trái sầu riêng… khiến người tiêu dùng không dám ăn, báo hại hàng loạt nhà vườn bị phá sản…(có thể có những người tìm đến cõi chết). Lương tâm nhà báo có bị cắn rứt không? Cơ quan pháp luật xử lý phạt tờ báo có tương xứng với thiệt hại của nhà vườn liên quan đến thông tin sai lệch này chưa?
Có những tờ báo chạy theo lợi nhuận, khai thác tính tò mò của bạn đọc và đăng tải phần lớn những chuyện mà người ta xem xong… sinh bệnh “nhát gan, đa nghi và mất niềm tin” vì mở tờ báo ra gặp toàn chuyện tiêu cực, chuyện vụ án, chuyện lường gạt… Người đọc cho rằng xã hội ta đang sống là một xã hội quá tệ hại, không dám ra đường, không dám đi đâu xa và không dám tin vào ai nữa… Thậm chí họ hàng, bạn bè… lâu lâu đến chơi nhà, nghỉ qua đêm cũng hồi hộp thức canh và lòng không khỏi dè chừng…
Thiết nghĩ, người làm báo cũng nên xem lại dung lượng và nội dung tờ báo mình phụ trách có cơ cấu trang mục đăng tải sao cho phù hợp. Những đề tài gây xốc, dễ thu hút sự quan tâm của bạn đọc là những bài chống tiêu cực, điều này rất cần cho một xã hội đã và đang thực thi dân chủ như xã hội ta đang sống. Vì, chính những bài báo chống tiêu cực, vạch mặt chỉ tên cụ thể rõ ràng những cá nhân, tập thể tiêu cực, xấu xa, hại dân, hại nước đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta không dung dưỡng, bao che mà cương quyết đấu tranh, xử lý thích đáng đúng pháp luật những tệ nạn đó. Bạn đọc từ đó cũng nhận ra cái tiêu cực cần phải tránh xa, cùng lên án và đấu tranh; đồng thời niềm tin vào chế độ, vào pháp luật, vào lẽ phải của người đọc được bồi đắp và thêm tin yêu cuộc sống.
Tuy nhiên, là một Nhà báo mà cứ chăm chăm truy tìm chuyện tiêu cực để khai thác mà không để ý đến những mặt tích cực của cuộc sống thì dễ mắc bệnh “loạn thị” vì quen nhìn đời qua kính đen, nhìn đâu cũng thấy xấu xa, tội lỗi… Người đọc mà chỉ đọc toàn chuyện tiêu cực, xấu xa ít nhiều cũng nhiễm tính bi quan, chán chường, hoang mang, thậm chí mất niềm tin vào cuộc sống. Trong khi cuộc sống con người còn có biết bao chuyện đáng yêu, đáng khâm phục, đáng kính trọng… cần đưa lên báo để mọi người làm theo cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Hoạt động của báo chí nước ta đã góp phần tích cực và hiệu quả cho việc thực hiện phát huy dân chủ ở cơ sở, tuy chưa đạt mức độ như chúng ta mong muốn nhưng bước đầu đã thể hiện tính tích cực của chủ trương này. Cũng chính từ phát huy dân chủ ở cơ sở mà nhân dân nước ta đã góp phần rất lớn trong việc tham gia xây dựng chính quyền, giám sát việc thực thi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hạn chế được những sai sót nghiêm trọng của chính quyền cơ sở. Những hành vi vi phạm pháp luật, cửa quyền, tham nhũng cũng vì thế mà được hạn chế phần nào. Ngày nay, nhân dân nước ta được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát huy quyền làm chủ của mình, có chủ trương chính sách bảo vệ, khen thưởng những người mạnh dạn lên tiếng tố cáo tham nhũng, tố cáo những hiện tượng tiêu cực mà các chuyên mục bạn đọc cộng tác có ở hầu hết các cơ quan thông tin đại chúng… là chỗ dựa đáng tin cậy để nhân dân gửi gắm niềm tin, tham gia đấu tranh cho lẽ phải. Cho nên, báo chí mãi mãi vẫn có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội con người.
Ở chế độ ta, báo chí hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, tuân theo pháp luật của Nhà nước. Mục tiêu cụ thể rõ ràng phải được xác định vì lợi ích của Tổ quốc của nhân dân mà hoạt động. Báo địa phương tất yếu phải gắn chặt với nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội của địa phương, nặng tính tuyên truyền phổ biến để nhân dân hiểu được đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương mình. Hiển nhiên, ngoài những phản ánh thực tế cuộc sống của phóng viên, báo nào cũng dành một phần đáng kể để bạn đọc nói lên tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình về đủ thứ chuyện trên đời.
Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực của báo chí còn có những ảnh hưởng không tốt cho địa phương bởi những bài báo hời hợt, tác giả không tìm hiểu đúng bản chất sự việc, không đi sâu phân tích, đánh giá, vô tình tạo hiệu ứng lệch lạc, khiến người đọc chỉ nhìn nhận theo một chiều hướng tiêu cực hoàn toàn.
Chúng ta đã từng biết, có những thông tin không chính xác, chưa kiểm chứng mà báo vội vàng đưa tin bài, thổi phồng sự việc để dư luận quan tâm như chuyện trái bưởi, trái sầu riêng… khiến người tiêu dùng không dám ăn, báo hại hàng loạt nhà vườn bị phá sản…(có thể có những người tìm đến cõi chết). Lương tâm nhà báo có bị cắn rứt không? Cơ quan pháp luật xử lý phạt tờ báo có tương xứng với thiệt hại của nhà vườn liên quan đến thông tin sai lệch này chưa?
Có những tờ báo chạy theo lợi nhuận, khai thác tính tò mò của bạn đọc và đăng tải phần lớn những chuyện mà người ta xem xong… sinh bệnh “nhát gan, đa nghi và mất niềm tin” vì mở tờ báo ra gặp toàn chuyện tiêu cực, chuyện vụ án, chuyện lường gạt… Người đọc cho rằng xã hội ta đang sống là một xã hội quá tệ hại, không dám ra đường, không dám đi đâu xa và không dám tin vào ai nữa… Thậm chí họ hàng, bạn bè… lâu lâu đến chơi nhà, nghỉ qua đêm cũng hồi hộp thức canh và lòng không khỏi dè chừng…
Thiết nghĩ, người làm báo cũng nên xem lại dung lượng và nội dung tờ báo mình phụ trách có cơ cấu trang mục đăng tải sao cho phù hợp. Những đề tài gây xốc, dễ thu hút sự quan tâm của bạn đọc là những bài chống tiêu cực, điều này rất cần cho một xã hội đã và đang thực thi dân chủ như xã hội ta đang sống. Vì, chính những bài báo chống tiêu cực, vạch mặt chỉ tên cụ thể rõ ràng những cá nhân, tập thể tiêu cực, xấu xa, hại dân, hại nước đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta không dung dưỡng, bao che mà cương quyết đấu tranh, xử lý thích đáng đúng pháp luật những tệ nạn đó. Bạn đọc từ đó cũng nhận ra cái tiêu cực cần phải tránh xa, cùng lên án và đấu tranh; đồng thời niềm tin vào chế độ, vào pháp luật, vào lẽ phải của người đọc được bồi đắp và thêm tin yêu cuộc sống.
Tuy nhiên, là một Nhà báo mà cứ chăm chăm truy tìm chuyện tiêu cực để khai thác mà không để ý đến những mặt tích cực của cuộc sống thì dễ mắc bệnh “loạn thị” vì quen nhìn đời qua kính đen, nhìn đâu cũng thấy xấu xa, tội lỗi… Người đọc mà chỉ đọc toàn chuyện tiêu cực, xấu xa ít nhiều cũng nhiễm tính bi quan, chán chường, hoang mang, thậm chí mất niềm tin vào cuộc sống. Trong khi cuộc sống con người còn có biết bao chuyện đáng yêu, đáng khâm phục, đáng kính trọng… cần đưa lên báo để mọi người làm theo cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Hoạt động của báo chí nước ta đã góp phần tích cực và hiệu quả cho việc thực hiện phát huy dân chủ ở cơ sở, tuy chưa đạt mức độ như chúng ta mong muốn nhưng bước đầu đã thể hiện tính tích cực của chủ trương này. Cũng chính từ phát huy dân chủ ở cơ sở mà nhân dân nước ta đã góp phần rất lớn trong việc tham gia xây dựng chính quyền, giám sát việc thực thi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hạn chế được những sai sót nghiêm trọng của chính quyền cơ sở. Những hành vi vi phạm pháp luật, cửa quyền, tham nhũng cũng vì thế mà được hạn chế phần nào. Ngày nay, nhân dân nước ta được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát huy quyền làm chủ của mình, có chủ trương chính sách bảo vệ, khen thưởng những người mạnh dạn lên tiếng tố cáo tham nhũng, tố cáo những hiện tượng tiêu cực mà các chuyên mục bạn đọc cộng tác có ở hầu hết các cơ quan thông tin đại chúng… là chỗ dựa đáng tin cậy để nhân dân gửi gắm niềm tin, tham gia đấu tranh cho lẽ phải. Cho nên, báo chí mãi mãi vẫn có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội con người.
Mai Hoàng