Sinh hoạt tư tưởng
C.Mác - “Hạnh phúc là đấu tranh”
- Được đăng: Thứ năm, 04 Tháng 5 2023 07:22
- Lượt xem: 901
(TUAG)- “Hạnh phúc là đấu tranh” là câu trả lời của C.Mác khi hai cô con gái Lôra và Gienny hỏi cha: “Quan niệm thế nào là hạnh phúc?”. Câu trả lời tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại chứa đầy những tư tưởng lý luận và thực tiễn trong toàn bộ cuộc đời C.Mác.
Đấu tranh là một phạm trù triết học liên quan đến thế giới quan và phương pháp luận của con người. Đối tượng của đấu tranh là cái ác, cái cản trở tự do của người khác. Đấu tranh là để giải quyết mâu thuẫn nhằm đưa tới sự phát triển hài hòa chứ không phải chỉ có sự tiêu diệt, triệt tiêu. Đấu tranh là phủ định mặt đối lập trên cơ sở kế thừa để đưa tới sự thống nhất hòa hợp tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn. Đó là cái vốn có của đời sống, tư duy con người, sự tồn tại và biến đổi phát triển tiến bộ của tự nhiên, xã hội loài người.
Theo quan điểm C.Mác, để có được hạnh phúc, con người cần có tự do, mà để có tự do con người cần phải đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột để giải phóng mình, được làm chủ chính mình, được quyết định vận mệnh của mình, thoát khỏi xiềng xích nô lệ và mọi sự áp bức, bóc lột, bất công. Do đó, mọi hoạt động lý luận và thực tiễn của C.Mác đều nhằm mục tiêu mưu cầu sự tự do, bình đẳng, hạnh phúc cho giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Ông đứng về phe những người lao động nghèo khổ, giai cấp vô sản, đại diện cho họ, tìm cho họ con đường đấu tranh để giải phóng mình.
Chọn nghề mang lại hạnh phúc cho nhân loại
C.Mác sinh ngày 5/5/1818 trong một gia đình trung lưu tại thành phố Trier cổ kính miền Tây nước Đức. Trong bài luận văn thi ra trường khi mới 17 tuổi với tựa đề “Những suy nghĩ của một thanh niên khi chọn nghề”, C.Mác đã đề cập hướng đi mà cả cuộc đời ông theo đuổi: “Nếu con người làm việc chỉ vì bản thân mình thì may ra có thể trở thành một nhà bác học nổi tiếng, một nhà thông thái vĩ đại, một nhà thơ ưu tú, nhưng không bao giờ có thể trở thành một con người thực sự hoàn thiện và vĩ đại…”, bởi thế: “… Nếu ta chọn nghề trong đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho nhân loại, thì ta sẽ không còng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hy sinh vì mọi người”. Có lẽ, sự lựa chọn này là cơ sở để trí tuệ, nhân cách của C.Mác vượt ra khỏi định chế của xã hội đương thời.
Kiên định lựa chọn con đường kiếm tìm hạnh phúc, cho dù gặp nhiều gian nan, khốn khó
Cuộc đời của C.Mác là một hành trình đầy gian nan, cả về quá trình chuyển biến tư tưởng, thực tiễn tham gia đấu tranh lẫn hoàn cảnh gia đình riêng. Đối với cuộc đời đấu tranh cách mạng, sau khi từng bước phê phán và chỉ ra bản chất duy tâm phản động của triết học Hêghen về xã hội và nhà nước; nhận ra Phoiơbắc tuy đã có rất nhiều công lao trong việc hình dung ra con đường hiện thực, nhưng chưa thoát khỏi tính siêu hình, duy vật về tự nhiên, duy tâm về xã hội, C.Mác đã tích cực tham gia luận chiến, phê phán mạnh mẽ chế độ chuyên chế phong kiến, tư bản và những “bức tường lý luận” nhằm bảo vệ nó. Nhiều tác phẩm kinh điển được ông cùng Ph.Ăngghen hoàn thiện như: Luận cương về Phoiơbắc (1845), Gia đình thần thánh (1845), Hệ tư tưởng Đức (1846), Sự khốn cùng của triết học (1847), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) chính là sự nối tiếp về nhận thức, để hình thành hệ thống lý luận khoa học và cách mạng cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chuyển từ “tự phát” lên “tự giác”.
Về thực tiễn, khi phong trào công nhân có sự phát triển, C.Mác cùng Ph.Ăngghen trở thành những thành viên chủ chốt của “Liên minh những người chính nghĩa” - tổ chức tiền thân của phong trào công nhân. Ông cũng tích cực tham gia đấu tranh thực tiễn và góp phần trong việc hình thành “Tuyên ngôn thành lập Hội liên hiệp công nhân quốc tế” và “Chương trình hành động chung của Hội liên hiệp thanh niên quốc tế” khi là thành viên của Quốc tế I (1864), giúp đoàn kết giai cấp vô sản các nước, tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh của công nhân. Trong giai đoạn này, C.Mác đã liên tục bị theo dõi, 4 lần bị trục xuất tại các nước Pháp, Bỉ, Đức, cuối cùng phải định cư tại nước Anh, nhưng ông không nản chí, từng bước hoàn thiện lý luận và tích cực tham gia đấu tranh thực tiễn nhằm thúc đẩy phong trào cách mạng của giai cấp công nhân.
Về hoàn cảnh gia đình riêng, mặc dù được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình, thường xuyên bởi người bạn, người đồng chí Ph.Ăngghen; có được tình yêu, sự hi sinh vô bờ bến của người vợ Gianny, người đã từ bỏ thế giới thượng lưu của mình để tiếp thêm cho ông nghị lực chiến đấu, song cuộc đời của C.Mác lại gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, có những lúc rơi vào tình cảnh cùng cực về đời sống. Song, với tinh thần kiên định, niềm tin và lý tưởng lớn lao, C.Mác đã vượt qua được hoàn cảnh để đấu tranh không mệt mỏi vì hạnh phúc cho mọi người, cho quảng đại quần chúng cần lao.
“Hạnh phúc là đấu tranh” - câu nói của C.Mác vô cùng giản dị nhưng đó là một chân lý, được thể hiện rõ nhất trong cuộc đời và sự nghiệp của C.Mác. Xuyên suốt cuộc đời của C.Mác là sự đấu tranh không ngừng để tìm hạnh phúc cho mọi người, cho nhân loại. Qua việc làm rõ những quan niệm cũng như con đường hướng tới “Hạnh phúc” của C.Mác, chúng ta có thể khẳng định, “Hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà còn là con đường mà toàn nhân loại đang hướng tới, đấu tranh không ngừng nghỉ để đạt được. “Hạnh phúc” không chỉ cần có trong mỗi cá nhân, gia đình, mà còn phải có ở mỗi dân tộc và toàn thế giới./.
Kỷ niệm 205 năm Ngày sinh C.Mác (5/5/1818 - 5/5/2023)
Hạnh phúc - một khái niệm biểu hiện trình độ tư duy của con người, tưởng đã rất quen thuộc, dễ hiểu, được dùng một cách phổ thông, thể hiện ở ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau trên toàn cầu. Thế nhưng mỗi người, mỗi giai tầng lại có quan niệm rất khác nhau. Các nhà triết học và tâm lý học thì cho rằng hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí. C.Mác thì cho rằng phạm trù hạnh phúc tương đồng với phạm trù tự do. Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất. Ông từng nói: “Chỉ có những hạng người mất nhân tính mới quay mặt trước nỗi đau của đồng loại, mà chăm lo cho hạnh phúc riêng của mình”. Đấu tranh là một phạm trù triết học liên quan đến thế giới quan và phương pháp luận của con người. Đối tượng của đấu tranh là cái ác, cái cản trở tự do của người khác. Đấu tranh là để giải quyết mâu thuẫn nhằm đưa tới sự phát triển hài hòa chứ không phải chỉ có sự tiêu diệt, triệt tiêu. Đấu tranh là phủ định mặt đối lập trên cơ sở kế thừa để đưa tới sự thống nhất hòa hợp tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn. Đó là cái vốn có của đời sống, tư duy con người, sự tồn tại và biến đổi phát triển tiến bộ của tự nhiên, xã hội loài người.
Theo quan điểm C.Mác, để có được hạnh phúc, con người cần có tự do, mà để có tự do con người cần phải đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột để giải phóng mình, được làm chủ chính mình, được quyết định vận mệnh của mình, thoát khỏi xiềng xích nô lệ và mọi sự áp bức, bóc lột, bất công. Do đó, mọi hoạt động lý luận và thực tiễn của C.Mác đều nhằm mục tiêu mưu cầu sự tự do, bình đẳng, hạnh phúc cho giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Ông đứng về phe những người lao động nghèo khổ, giai cấp vô sản, đại diện cho họ, tìm cho họ con đường đấu tranh để giải phóng mình.
Chọn nghề mang lại hạnh phúc cho nhân loại
C.Mác sinh ngày 5/5/1818 trong một gia đình trung lưu tại thành phố Trier cổ kính miền Tây nước Đức. Trong bài luận văn thi ra trường khi mới 17 tuổi với tựa đề “Những suy nghĩ của một thanh niên khi chọn nghề”, C.Mác đã đề cập hướng đi mà cả cuộc đời ông theo đuổi: “Nếu con người làm việc chỉ vì bản thân mình thì may ra có thể trở thành một nhà bác học nổi tiếng, một nhà thông thái vĩ đại, một nhà thơ ưu tú, nhưng không bao giờ có thể trở thành một con người thực sự hoàn thiện và vĩ đại…”, bởi thế: “… Nếu ta chọn nghề trong đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho nhân loại, thì ta sẽ không còng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hy sinh vì mọi người”. Có lẽ, sự lựa chọn này là cơ sở để trí tuệ, nhân cách của C.Mác vượt ra khỏi định chế của xã hội đương thời.
Kiên định lựa chọn con đường kiếm tìm hạnh phúc, cho dù gặp nhiều gian nan, khốn khó
Cuộc đời của C.Mác là một hành trình đầy gian nan, cả về quá trình chuyển biến tư tưởng, thực tiễn tham gia đấu tranh lẫn hoàn cảnh gia đình riêng. Đối với cuộc đời đấu tranh cách mạng, sau khi từng bước phê phán và chỉ ra bản chất duy tâm phản động của triết học Hêghen về xã hội và nhà nước; nhận ra Phoiơbắc tuy đã có rất nhiều công lao trong việc hình dung ra con đường hiện thực, nhưng chưa thoát khỏi tính siêu hình, duy vật về tự nhiên, duy tâm về xã hội, C.Mác đã tích cực tham gia luận chiến, phê phán mạnh mẽ chế độ chuyên chế phong kiến, tư bản và những “bức tường lý luận” nhằm bảo vệ nó. Nhiều tác phẩm kinh điển được ông cùng Ph.Ăngghen hoàn thiện như: Luận cương về Phoiơbắc (1845), Gia đình thần thánh (1845), Hệ tư tưởng Đức (1846), Sự khốn cùng của triết học (1847), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) chính là sự nối tiếp về nhận thức, để hình thành hệ thống lý luận khoa học và cách mạng cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chuyển từ “tự phát” lên “tự giác”.
Về thực tiễn, khi phong trào công nhân có sự phát triển, C.Mác cùng Ph.Ăngghen trở thành những thành viên chủ chốt của “Liên minh những người chính nghĩa” - tổ chức tiền thân của phong trào công nhân. Ông cũng tích cực tham gia đấu tranh thực tiễn và góp phần trong việc hình thành “Tuyên ngôn thành lập Hội liên hiệp công nhân quốc tế” và “Chương trình hành động chung của Hội liên hiệp thanh niên quốc tế” khi là thành viên của Quốc tế I (1864), giúp đoàn kết giai cấp vô sản các nước, tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh của công nhân. Trong giai đoạn này, C.Mác đã liên tục bị theo dõi, 4 lần bị trục xuất tại các nước Pháp, Bỉ, Đức, cuối cùng phải định cư tại nước Anh, nhưng ông không nản chí, từng bước hoàn thiện lý luận và tích cực tham gia đấu tranh thực tiễn nhằm thúc đẩy phong trào cách mạng của giai cấp công nhân.
Về hoàn cảnh gia đình riêng, mặc dù được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình, thường xuyên bởi người bạn, người đồng chí Ph.Ăngghen; có được tình yêu, sự hi sinh vô bờ bến của người vợ Gianny, người đã từ bỏ thế giới thượng lưu của mình để tiếp thêm cho ông nghị lực chiến đấu, song cuộc đời của C.Mác lại gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, có những lúc rơi vào tình cảnh cùng cực về đời sống. Song, với tinh thần kiên định, niềm tin và lý tưởng lớn lao, C.Mác đã vượt qua được hoàn cảnh để đấu tranh không mệt mỏi vì hạnh phúc cho mọi người, cho quảng đại quần chúng cần lao.
“Hạnh phúc là đấu tranh” - câu nói của C.Mác vô cùng giản dị nhưng đó là một chân lý, được thể hiện rõ nhất trong cuộc đời và sự nghiệp của C.Mác. Xuyên suốt cuộc đời của C.Mác là sự đấu tranh không ngừng để tìm hạnh phúc cho mọi người, cho nhân loại. Qua việc làm rõ những quan niệm cũng như con đường hướng tới “Hạnh phúc” của C.Mác, chúng ta có thể khẳng định, “Hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà còn là con đường mà toàn nhân loại đang hướng tới, đấu tranh không ngừng nghỉ để đạt được. “Hạnh phúc” không chỉ cần có trong mỗi cá nhân, gia đình, mà còn phải có ở mỗi dân tộc và toàn thế giới./.
Sự Thật