Sinh hoạt tư tưởng
Khuyến khích cán bộ bị kỷ luật xin từ chức
- Được đăng: Thứ hai, 12 Tháng 9 2022 09:22
- Lượt xem: 1561
Kết luận số 20-TB/TW về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật được coi là chủ trương có ý nghĩa đột phá, giúp công tác cán bộ trở nên tròn khâu “có vào, có ra, có lên, có xuống” như quyết tâm chính trị của Đảng nhiều nhiệm kỳ qua.
Ngày 8/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký ban hành thông báo Kết luận số 20-TB/TW về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật.
Theo đó, kết luận của Bộ Chính trị nêu rõ, khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức. Nếu không tự nguyện xin từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định.
Với việc bố trí cán bộ sau khi từ chức, miễn nhiệm thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bộ Chính trị định hướng: Cán bộ tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc xin nghỉ công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét theo nguyện vọng.
Cán bộ có nguyện vọng tiếp tục công tác, trong trường hợp thời gian công tác còn dưới 5 năm (trước nghỉ hưu) thì Bộ Chính trị sẽ xem xét, bố trí công tác phù hợp với các cán bộ là ủy viên Trung ương Đảng. Các cơ quan thẩm quyền xem xét bố trí công tác chuyên môn với cán bộ ở cơ quan Trung ương và địa phương song không được bố trí làm lãnh đạo, quản lý và được giữ nguyên ngạch công chức đã có.
Với trường hợp thời gian công tác trên 5 năm, cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí theo nguyên tắc như trường hợp trên.
Tuy nhiên, theo kết luận của Bộ Chính trị, với cán bộ sau khi bị kỷ luật tự nguyện xin từ chức thì được cấp có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công tác theo hướng giảm một cấp so với chức vụ khi bị kỷ luật. Sau 24 tháng công tác ở vị trí mới, nếu khắc phục tốt những sai phạm, khuyết điểm, được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện thì được cấp có thẩm quyền xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lại chức danh đã đảm nhiệm hoặc tương đương.
Theo kết luận, việc bố trí công tác đối với cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật nhằm thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng và Quy định của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ; kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, thực hiện phương châm "có vào, có ra, có lên, có xuống" trong công tác cán bộ.
Trước đó ngày 3/11/2021, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Quy định này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, căn cứ, quy trình xem xét việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; áp dụng đối với lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Trong đó, Bộ Chính trị quy định cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận khi có đủ căn cứ theo quy định.
Theo quy luật, có lên chức, ắt hẳn phải có từ chức là chuyện hết sức bình thường trong công tác cán bộ. Ấy vậy mà ở nước ta trong mấy thập niên gần đây, việc cán bộ tự nguyện từ chức lại là câu chuyện hiếm, có tính chất bất thường. Trong đó có cả những cán bộ, đảng viên dẫu có vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, dẫu chịu nhiều điều tiếng xã hội, nhưng vẫn chọn cách im lặng né tránh dư luận. Chỉ khi bị xử lý thì họ mới “buộc” phải nghỉ việc, “mất ghế”… Điều này dẫn đến công việc các cơ quan bị trì trệ, không đúng tinh thần của Đảng.
Nhiều chuyên gia công tác xây dựng Đảng cho rằng, trước một thực trạng đáng lo ngại về tệ tham ô, tham nhũng, suy thoái, biến chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ như thời gian qua, mà không thấy cán bộ nào tự giác từ chức nên người dân sinh ra lo ngại, cảm nhận được vấn đề bất thường của phần việc vốn được cho là bình thường trong công tác cán bộ. Phải chăng ở Việt Nam, văn hóa từ chức chưa được hình thành trên thực tế?
Bởi vậy, lần này, Bộ Chính trị khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức, điều này được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình hưởng ứng. Nhiều người cho rằng, đã đến lúc nên coi từ chức, “nhường ghế” trong cán bộ, đảng viên là văn hóa và là sự tự trọng của người đảng viên. Và Kết luận của Bộ Chính trị là một cách mở đường, "cẩm nang" cho mỗi cán bộ suy nghĩ về bản thân mình. Bởi việc từ chức chính là cuộc đấu tranh tự thân của chính các cán bộ này.
Nhiều ý kiến cho rằng, Thông báo số 20 rất hợp lý, được lòng dân và đặc biệt là củng cố được đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến địa phương. Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, nếu cán bộ có tự trọng, còn liêm sỉ mà cảm thấy thời gian qua, bản thân vi phạm kỷ luật, năng lực hạn chế, yếu kém, dư luận có ý kiến mà vẫn giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo thì phải suy nghĩ việc xin từ chức. Bởi khi đó uy tín, việc chỉ đạo với cấp dưới không còn.
“Tôi cho rằng với cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo nên xin từ chức, chuyển công tác hoặc xin nghỉ hưu. Không nên tham quyền cố vị để làm gì. Hãy để vị trí đó cho người khác, xứng đáng hơn. Đây là vấn đề nêu gương cho các cán bộ khác trong văn hóa từ chức khi bị kỷ luật” – đại biểu Hòa nói.
Còn theo ông Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa - Xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, từ kết luận của Bộ Chính trị cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục để mỗi cán bộ, lãnh đạo và người thân, xã hội thấy việc từ chức hoàn toàn bình thường. Điều quan trọng hơn cả cần xây dựng văn hóa từ chức áp dụng chung chứ không chỉ với những người đã vi phạm, khuyết điểm.
Có thể nói, Kết luận đã rất rõ ràng, nhưng thực tiễn việc áp dụng không phải dễ dàng. Để thực hiện được, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên tinh thần tự giác, tự nguyện, tự chỉ trích, lòng tự trọng và biết liêm sỉ. Điều đó phải xuất phát từ lòng trung thực, từ nhân cách lớn của cán bộ, đảng viên.
Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên trước hết phải tự nhận thấy được ý nghĩa của quy định để có nhận thức đúng đắn trong cách hành xử. Nếu không đủ phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng giao thì cần phải dừng lại để “nhường ghế” cho người khác. Đó vừa là văn hóa, vừa là sự tự trọng của người đảng viên. Và cũng đã đến lúc nên coi từ chức, “nhường ghế” trong cán bộ, đảng viên là chuyện bình thường trong công tác cán bộ và là văn hóa công sở không nên bị bỏ qua…/.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo QĐND).
Ngày 8/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký ban hành thông báo Kết luận số 20-TB/TW về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật.
Theo đó, kết luận của Bộ Chính trị nêu rõ, khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức. Nếu không tự nguyện xin từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định.
Với việc bố trí cán bộ sau khi từ chức, miễn nhiệm thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bộ Chính trị định hướng: Cán bộ tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc xin nghỉ công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét theo nguyện vọng.
Cán bộ có nguyện vọng tiếp tục công tác, trong trường hợp thời gian công tác còn dưới 5 năm (trước nghỉ hưu) thì Bộ Chính trị sẽ xem xét, bố trí công tác phù hợp với các cán bộ là ủy viên Trung ương Đảng. Các cơ quan thẩm quyền xem xét bố trí công tác chuyên môn với cán bộ ở cơ quan Trung ương và địa phương song không được bố trí làm lãnh đạo, quản lý và được giữ nguyên ngạch công chức đã có.
Với trường hợp thời gian công tác trên 5 năm, cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí theo nguyên tắc như trường hợp trên.
Tuy nhiên, theo kết luận của Bộ Chính trị, với cán bộ sau khi bị kỷ luật tự nguyện xin từ chức thì được cấp có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công tác theo hướng giảm một cấp so với chức vụ khi bị kỷ luật. Sau 24 tháng công tác ở vị trí mới, nếu khắc phục tốt những sai phạm, khuyết điểm, được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện thì được cấp có thẩm quyền xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lại chức danh đã đảm nhiệm hoặc tương đương.
Theo kết luận, việc bố trí công tác đối với cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật nhằm thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng và Quy định của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ; kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, thực hiện phương châm "có vào, có ra, có lên, có xuống" trong công tác cán bộ.
Trước đó ngày 3/11/2021, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Quy định này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, căn cứ, quy trình xem xét việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; áp dụng đối với lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Trong đó, Bộ Chính trị quy định cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận khi có đủ căn cứ theo quy định.
Theo quy luật, có lên chức, ắt hẳn phải có từ chức là chuyện hết sức bình thường trong công tác cán bộ. Ấy vậy mà ở nước ta trong mấy thập niên gần đây, việc cán bộ tự nguyện từ chức lại là câu chuyện hiếm, có tính chất bất thường. Trong đó có cả những cán bộ, đảng viên dẫu có vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, dẫu chịu nhiều điều tiếng xã hội, nhưng vẫn chọn cách im lặng né tránh dư luận. Chỉ khi bị xử lý thì họ mới “buộc” phải nghỉ việc, “mất ghế”… Điều này dẫn đến công việc các cơ quan bị trì trệ, không đúng tinh thần của Đảng.
Nhiều chuyên gia công tác xây dựng Đảng cho rằng, trước một thực trạng đáng lo ngại về tệ tham ô, tham nhũng, suy thoái, biến chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ như thời gian qua, mà không thấy cán bộ nào tự giác từ chức nên người dân sinh ra lo ngại, cảm nhận được vấn đề bất thường của phần việc vốn được cho là bình thường trong công tác cán bộ. Phải chăng ở Việt Nam, văn hóa từ chức chưa được hình thành trên thực tế?
Bởi vậy, lần này, Bộ Chính trị khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức, điều này được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình hưởng ứng. Nhiều người cho rằng, đã đến lúc nên coi từ chức, “nhường ghế” trong cán bộ, đảng viên là văn hóa và là sự tự trọng của người đảng viên. Và Kết luận của Bộ Chính trị là một cách mở đường, "cẩm nang" cho mỗi cán bộ suy nghĩ về bản thân mình. Bởi việc từ chức chính là cuộc đấu tranh tự thân của chính các cán bộ này.
Nhiều ý kiến cho rằng, Thông báo số 20 rất hợp lý, được lòng dân và đặc biệt là củng cố được đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến địa phương. Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, nếu cán bộ có tự trọng, còn liêm sỉ mà cảm thấy thời gian qua, bản thân vi phạm kỷ luật, năng lực hạn chế, yếu kém, dư luận có ý kiến mà vẫn giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo thì phải suy nghĩ việc xin từ chức. Bởi khi đó uy tín, việc chỉ đạo với cấp dưới không còn.
“Tôi cho rằng với cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo nên xin từ chức, chuyển công tác hoặc xin nghỉ hưu. Không nên tham quyền cố vị để làm gì. Hãy để vị trí đó cho người khác, xứng đáng hơn. Đây là vấn đề nêu gương cho các cán bộ khác trong văn hóa từ chức khi bị kỷ luật” – đại biểu Hòa nói.
Còn theo ông Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa - Xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, từ kết luận của Bộ Chính trị cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục để mỗi cán bộ, lãnh đạo và người thân, xã hội thấy việc từ chức hoàn toàn bình thường. Điều quan trọng hơn cả cần xây dựng văn hóa từ chức áp dụng chung chứ không chỉ với những người đã vi phạm, khuyết điểm.
Có thể nói, Kết luận đã rất rõ ràng, nhưng thực tiễn việc áp dụng không phải dễ dàng. Để thực hiện được, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên tinh thần tự giác, tự nguyện, tự chỉ trích, lòng tự trọng và biết liêm sỉ. Điều đó phải xuất phát từ lòng trung thực, từ nhân cách lớn của cán bộ, đảng viên.
Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên trước hết phải tự nhận thấy được ý nghĩa của quy định để có nhận thức đúng đắn trong cách hành xử. Nếu không đủ phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng giao thì cần phải dừng lại để “nhường ghế” cho người khác. Đó vừa là văn hóa, vừa là sự tự trọng của người đảng viên. Và cũng đã đến lúc nên coi từ chức, “nhường ghế” trong cán bộ, đảng viên là chuyện bình thường trong công tác cán bộ và là văn hóa công sở không nên bị bỏ qua…/.
Nam Khánh (Báo ĐCSVN)