Sinh hoạt tư tưởng
Không được buông lỏng về văn hóa!
- Được đăng: Thứ tư, 08 Tháng 7 2020 08:52
- Lượt xem: 1636
(TGAG)- Chuẩn bị đấu tranh giành chính quyền, từ năm 1943, Đảng ta đã có Cương lĩnh về văn hóa. Văn hóa luôn được xác định là một mặt trận trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Bác Hồ chỉ dạy: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy".
Thực tiễn qua 35 năm đổi mới cho thấy, văn hóa tiếp tục phát huy vai trò là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trong những năm vừa qua nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam có chuyển biến tích cực. Phát triển văn hoá ngày càng gắn bó hơn với xây dựng con người Việt Nam, từng bước trở thành một trong những nguồn lực quan trọng của sự nghiệp phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, đến nay việc xây dựng hệ giá trị văn hoá và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại. Môi trường văn hoá có những mặt chưa thực sự lành mạnh. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá đạt hiệu quả chưa cao… Một số chủ trương, quan điểm về phát triển văn hóa chậm được thể chế hóa; chưa có những chiến lược, giải pháp đồng bộ để phát triển và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế về văn hoá. Chưa giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong quản lý văn hoá… Các đặc trưng cơ bản của nền văn hoá là "dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học" cùng quan điểm xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp chưa được quán triệt thường xuyên; có dấu hiệu bị buông lỏng trong cả ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội.
Nguyên nhân chủ yếu là do một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội và một bộ phận Nhân dân nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hoá, con người đối với phát triển bền vững đất nước. Vị trí, vai trò của văn hoá chưa thật sự được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chưa thật sự đổi mới, nhất là trong việc xây dựng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá. Việc thực hiện nêu gương của cán bộ, đảng viên ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn hình thức, chưa tạo được sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hoá có mặt còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn….
Trong thời gian tới đây, Trung ương yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của văn hoá trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xác định rõ xây dựng và phát triển văn hoá, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Văn hoá là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đẩy nhanh việc cụ thể hoá chủ trương, quan điểm của Đảng thành chương trình, đề án cụ thể, sát thực tiễn. Tăng cường các nguồn lực cho phát triển văn hoá, tương xứng với tăng trưởng kinh tế.
Khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Hướng các hoạt động văn hoá, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người Việt Nam có thế giới quan khoa học, có nhân cách, lối sống đẹp với các đặc tính cơ bản "yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo". Đấu tranh loại trừ các sản phẩm văn hoá độc hại, các hành vi tiêu cực, cơ hội, vi phạm pháp luật, truyền bá tư tưởng sai trái, lối sống thực dụng, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng xấu đến xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam.
Coi trọng xây dựng văn hoá từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước. Thực hiện nghiêm các quy định về nêu gương đối với cán bộ, đảng viên, nhất là với cán bộ lãnh đạo nhằm tạo ra sự thuyết phục mạnh mẽ./.
Thực tiễn qua 35 năm đổi mới cho thấy, văn hóa tiếp tục phát huy vai trò là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trong những năm vừa qua nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam có chuyển biến tích cực. Phát triển văn hoá ngày càng gắn bó hơn với xây dựng con người Việt Nam, từng bước trở thành một trong những nguồn lực quan trọng của sự nghiệp phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, đến nay việc xây dựng hệ giá trị văn hoá và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại. Môi trường văn hoá có những mặt chưa thực sự lành mạnh. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá đạt hiệu quả chưa cao… Một số chủ trương, quan điểm về phát triển văn hóa chậm được thể chế hóa; chưa có những chiến lược, giải pháp đồng bộ để phát triển và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế về văn hoá. Chưa giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong quản lý văn hoá… Các đặc trưng cơ bản của nền văn hoá là "dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học" cùng quan điểm xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp chưa được quán triệt thường xuyên; có dấu hiệu bị buông lỏng trong cả ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội.
Nguyên nhân chủ yếu là do một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội và một bộ phận Nhân dân nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hoá, con người đối với phát triển bền vững đất nước. Vị trí, vai trò của văn hoá chưa thật sự được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chưa thật sự đổi mới, nhất là trong việc xây dựng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá. Việc thực hiện nêu gương của cán bộ, đảng viên ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn hình thức, chưa tạo được sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hoá có mặt còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn….
Trong thời gian tới đây, Trung ương yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của văn hoá trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xác định rõ xây dựng và phát triển văn hoá, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Văn hoá là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đẩy nhanh việc cụ thể hoá chủ trương, quan điểm của Đảng thành chương trình, đề án cụ thể, sát thực tiễn. Tăng cường các nguồn lực cho phát triển văn hoá, tương xứng với tăng trưởng kinh tế.
Khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Hướng các hoạt động văn hoá, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người Việt Nam có thế giới quan khoa học, có nhân cách, lối sống đẹp với các đặc tính cơ bản "yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo". Đấu tranh loại trừ các sản phẩm văn hoá độc hại, các hành vi tiêu cực, cơ hội, vi phạm pháp luật, truyền bá tư tưởng sai trái, lối sống thực dụng, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng xấu đến xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam.
Coi trọng xây dựng văn hoá từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước. Thực hiện nghiêm các quy định về nêu gương đối với cán bộ, đảng viên, nhất là với cán bộ lãnh đạo nhằm tạo ra sự thuyết phục mạnh mẽ./.
Sự thật