Nhịp cầu Tuyên giáo
An Giang phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội
- Được đăng: Thứ năm, 24 Tháng 9 2015 15:44
- Lượt xem: 9725
(TGAG)- Với quan điểm phát triển kinh tế bền vững không thể tách rời với việc tạo lập công bằng, đảm bảo an sinh xã hội (ASXH), phát triển kinh tế cao hay thấp, bền vững hay không bền vững đều bắt nguồn từ việc có đảm bảo ASXH hay không. Ngược lại việc đảm bảo ASXH hợp lý sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế. Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ tỉnh An Giang đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nhiệm vụ quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiệm vụ này xuất phát từ việc tỉnh luôn đặt con người vào vị thế trung tâm của sự phát triển, xem con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của sự nghiệp đổi mới.
Nhìn lại nhiệm kỳ qua, dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa IX) trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X đánh giá: Song song với việc phát triển kinh tế, An Giang đã nỗ lực trong việc thực hiện công tác đảm bảo an sinh xã hội, qua đó chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên, một số kết quả tiêu biểu đạt được như: đào tạo nghề cho lao động nông thôn nâng lên về số lượng, từng bước cải thiện về chất lượng, số lao động được giải quyết việc làm ổn định hằng năm. Cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch tích cực. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân, phòng, chống dịch bệnh được chú trọng. Mạng lưới khám, chữa bệnh được củng cố, phát triển theo hướng chuyên khoa hóa tuyến tỉnh và y tế phổ cập tuyến cơ sở đi đôi với khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập, từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Các cơ sở khám, chữa bệnh y học cổ truyền phát triển sâu rộng, chất lượng được nâng lên theo hướng Đông - Tây y kết hợp. Đời sống vật chất, tinh thần của các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công, hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng khó khăn được cải thiện.
Có thể thấy mặc dù cũng còn có những hạn chế, bất cập so với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, nhưng kết quả, thành tích mà tỉnh ta đạt được về phát triển giáo dục, chăm lo sức khỏe cộng đồng, thực hiện bảo hiểm y tế cho người dân, khám chữa bệnh cho người nghèo, chăm sóc bà mẹ và trẻ em, cũng như những nỗ lực giải quyết việc làm, cải thiện mức sống và điều kiện sống cho dân cư, cứu trợ xã hội và thực hiện phúc lợi xã hội, quan tâm tới các đối tượng yếu thế… là minh chứng về những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện ASXH của tỉnh.
Phát huy những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa IX) trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X xác định: Bên cạnh việc đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế, An Giang tiếp tục chú trọng thực hiện việc đảm bảo ASXH thông qua thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp như: giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, ngăn chặn, giải quyết kịp thời những bức xúc, mâu thuẫn có thể dẫn đến xung đột trong xã hội. Quan tâm thích đáng đến các tầng lớp, bộ phận yếu thế trong xã hội; hạn chế tác động tiêu cực của sự phân hóa giàu - nghèo, giữa đô thị với nông thôn, giữa các dân tộc với nhau.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông thôn sang thành thị, từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Giảm nghèo bền vững, với cách tiếp cận giảm nghèo đa chiều gắn với dạy nghề, giải quyết việc làm, nâng cao tỷ lệ đưa người lao động đi làm việc ở những thị trường lao động chất lượng cao. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm sóc người có công, gia đình thương binh, liệt sỹ. Thực hiện tốt bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ, các quyền trẻ em, bảo đảm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc; tạo môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ em được phát triển toàn diện; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em.
Kiện toàn, nâng cao chất lượng mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở, sắp xếp, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ y tế. Đầu tư xây dựng, hoàn chỉnh, nâng cấp hệ thống cơ sở y tế toàn tỉnh. Phát triển nguồn nhân lực y tế; mở rộng các hình thức đào tạo, đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cho các cơ sở y tế. Kiện toàn, nâng cao năng lực mạng lưới y tế dự phòng theo hướng hiện đại, đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh.
Tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng tỷ lệ người lao động tham gia các loại hình bảo hiểm tự nguyện, đẩy nhanh tiến độ thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Với quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp đặt ra sẽ góp phần quyết định việc đạt được mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh trong nhiệm kỳ 2015-2020.
___________________
Biên soạn theo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang khóa IX, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X
Nhìn lại nhiệm kỳ qua, dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa IX) trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X đánh giá: Song song với việc phát triển kinh tế, An Giang đã nỗ lực trong việc thực hiện công tác đảm bảo an sinh xã hội, qua đó chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên, một số kết quả tiêu biểu đạt được như: đào tạo nghề cho lao động nông thôn nâng lên về số lượng, từng bước cải thiện về chất lượng, số lao động được giải quyết việc làm ổn định hằng năm. Cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch tích cực. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân, phòng, chống dịch bệnh được chú trọng. Mạng lưới khám, chữa bệnh được củng cố, phát triển theo hướng chuyên khoa hóa tuyến tỉnh và y tế phổ cập tuyến cơ sở đi đôi với khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập, từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Các cơ sở khám, chữa bệnh y học cổ truyền phát triển sâu rộng, chất lượng được nâng lên theo hướng Đông - Tây y kết hợp. Đời sống vật chất, tinh thần của các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công, hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng khó khăn được cải thiện.
Có thể thấy mặc dù cũng còn có những hạn chế, bất cập so với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, nhưng kết quả, thành tích mà tỉnh ta đạt được về phát triển giáo dục, chăm lo sức khỏe cộng đồng, thực hiện bảo hiểm y tế cho người dân, khám chữa bệnh cho người nghèo, chăm sóc bà mẹ và trẻ em, cũng như những nỗ lực giải quyết việc làm, cải thiện mức sống và điều kiện sống cho dân cư, cứu trợ xã hội và thực hiện phúc lợi xã hội, quan tâm tới các đối tượng yếu thế… là minh chứng về những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện ASXH của tỉnh.
Phát huy những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa IX) trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X xác định: Bên cạnh việc đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế, An Giang tiếp tục chú trọng thực hiện việc đảm bảo ASXH thông qua thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp như: giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, ngăn chặn, giải quyết kịp thời những bức xúc, mâu thuẫn có thể dẫn đến xung đột trong xã hội. Quan tâm thích đáng đến các tầng lớp, bộ phận yếu thế trong xã hội; hạn chế tác động tiêu cực của sự phân hóa giàu - nghèo, giữa đô thị với nông thôn, giữa các dân tộc với nhau.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông thôn sang thành thị, từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Giảm nghèo bền vững, với cách tiếp cận giảm nghèo đa chiều gắn với dạy nghề, giải quyết việc làm, nâng cao tỷ lệ đưa người lao động đi làm việc ở những thị trường lao động chất lượng cao. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm sóc người có công, gia đình thương binh, liệt sỹ. Thực hiện tốt bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ, các quyền trẻ em, bảo đảm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc; tạo môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ em được phát triển toàn diện; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em.
Kiện toàn, nâng cao chất lượng mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở, sắp xếp, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ y tế. Đầu tư xây dựng, hoàn chỉnh, nâng cấp hệ thống cơ sở y tế toàn tỉnh. Phát triển nguồn nhân lực y tế; mở rộng các hình thức đào tạo, đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cho các cơ sở y tế. Kiện toàn, nâng cao năng lực mạng lưới y tế dự phòng theo hướng hiện đại, đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh.
Tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng tỷ lệ người lao động tham gia các loại hình bảo hiểm tự nguyện, đẩy nhanh tiến độ thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Với quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp đặt ra sẽ góp phần quyết định việc đạt được mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh trong nhiệm kỳ 2015-2020.
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY
___________________
Biên soạn theo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang khóa IX, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X