Nhịp cầu Tuyên giáo
Đổi mới công tác Tuyên giáo trong tình hình hiện nay
- Được đăng: Thứ hai, 08 Tháng 8 2016 09:54
- Lượt xem: 2808
(TGAG)- Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đặc biệt là qua 30 năm đổi mới, công tác tuyên giáo đạt được nhiều kết quả quan trọng cả về nội dung lẫn phương thức, góp phần vào sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: “Chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận có bước được nâng lên. Công tác tư tưởng được coi trọng và tăng cường, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Tích cực đấu tranh phòng, chống các hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động ngăn ngừa, đấu tranh phê phán, ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”...
Kết quả đạt được là rất lớn, tuy vậy thực tế cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém mà ngành cũng cần nghiêm túc nhìn nhận như: chậm khắc phục có hiệu quả những hạn chế của công tác tư tưởng như thiếu sắc bén, chưa thuyết phục. Đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” còn bị động, hiệu quả chưa cao; công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới... đây là những hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục một cách căn bản, triệt để.
Trong những năm tới nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Tuyên giáo là hết sức nặng nề, đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương thức, gắn với đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ trong cả hệ thống chính trị. Mục tiêu của đổi mới công tác tuyên giáo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát các lĩnh vực công tác tuyên giáo, trong đó, mà trước hết là góp phần quan trọng đưa Nghị quyết Đại hội XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp vào cuộc sống.
Yêu cầu đặt ra từ thực tiễn là rất lớn, đặc biệt là phải thực hiện được mục tiêu: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức” như văn kiện Đại hội XII của Đảng đã chỉ ra. Chính vì vậy, trong thời gian tới, căn cứ vào đặc điểm tình hình, nhiệm vụ trọng tâm của đất nước nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, trên cơ sở định hướng lớn của công tác tuyên giáo phải triển khai toàn diện, đồng bộ nhiều nội dung công việc, trong đó cần tập trung vào:
Thứ nhất, phải gắn kết thường xuyên, chặt chẽ công tác tuyên giáo với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết từ sớm, từ gốc những vấn đề có thể dẫn đến nảy sinh những bức xúc về tư tưởng. Công tác tuyên giáo không thể đi sau thực tiễn mà phải đi trước để dự báo, định hướng; đi cùng các sự việc để nắm chắc tình hình; đi sau để giải quyết dứt điểm những vướng mắc về tư tưởng, tâm trạng xã hội và đúc kết kinh nghiệm.
Thứ hai, đổi mới công tác quán triệt, tuyên truyền các nghị quyết của Đảng theo tinh thần đúng người, đúng việc, nâng cao tính định hướng đối với hoạt động thực tiễn. Việc quán triệt kế hoạch, chương trình hành động phải được xem là trọng tâm của việc triển khai thực hiện nghị quyết. Phải kết hợp thông tin những vấn đề cốt lõi với việc dành thời gian thỏa đáng cho thảo luận, giải đáp những vấn đề đặt ra, góp phần tạo sự đồng thuận, thống nhất cao ngay trong quá trình học tập, triển khai nghị quyết.
Thứ ba, phát huy sức mạnh tổng hợp, đồng bộ của các lực lượng, các phương pháp, thường xuyên, kiên quyết đấu tranh, phản bác, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Có thể thấy, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, xảo quyệt và đầy mưu mô. Do vậy, công tác tuyên giáo cần hết sức quan tâm đến việc đổi mới nội dung, phương thức đấu tranh một cách đa dạng, phong phú; kết hợp tốt các lực lượng, binh chủng, trong đó tập trung thực hiện tốt 3 mũi tấn công: “tuyên truyền miệng, đối thoại trực tiếp và phản bác trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên mạng Internet” nhằm đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu gieo rắc tư tưởng phản động, phá hoại của các thế lực thù địch.
Ngoài ra, nhiệm vụ đổi mới công tác tuyên giáo còn tập trung vào việc phải đảm bảo tính khoa học, tính chiến đấu và tính thuyết phục. Công tác tuyên giáo chỉ có hiệu quả khi có cơ sở khoa học, sát với thực tiễn; còn tính chiến đấu không phải là “đao to búa lớn” mà là làm rõ đúng sai trên cơ sở khoa học. Trong điều kiện hiện nay, tính chiến đấu là phải bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo sự thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Mặt khác đối tượng công tác tuyên giáo là con người, hoạt động tuyên giáo là tác động vào tư tưởng, tình cảm, nhận thức của con người. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thông tin đa chiều, dân chủ ngày càng mở rộng, đòi hỏi công tác tuyên giáo phải đổi mới, linh hoạt, mềm dẻo, tránh sự áp đặt, chuyển từ độc thoại sang đối thoại, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Và một trong những vấn đề cần quan tâm đó là xây dựng con người. Tập trung chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công tác tuyên giáo theo hướng chuyên sâu, cơ cấu hợp lý, ổn định tương đối để góp phần nâng cao hiệu quả công việc
Đổi mới nội dung phương thức công tác tuyên giáo chính là chìa khóa để giải quyết những vấn đề có tính cấp thiết. Đổi mới là tính tất yếu để ngành Tuyên giáo xứng đáng với truyền thống vẻ vang; là điều kiện để tôn vinh, khẳng định vai trò, vị thế của ngành Tuyên giáo trên trận địa tư tưởng của Đảng, làm cho công tác tuyên giáo bám sâu, bám sát thực tiễn, khơi dậy và nhân lên sức mạnh tinh thần dân tộc, vượt qua khó khăn, thử thách, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nâng tầm vị thế đất nước./.
(Tài liệu tham khảo: Văn kiện Đại hội XII của Đảng; tham luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII)
Kết quả đạt được là rất lớn, tuy vậy thực tế cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém mà ngành cũng cần nghiêm túc nhìn nhận như: chậm khắc phục có hiệu quả những hạn chế của công tác tư tưởng như thiếu sắc bén, chưa thuyết phục. Đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” còn bị động, hiệu quả chưa cao; công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới... đây là những hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục một cách căn bản, triệt để.
Trong những năm tới nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Tuyên giáo là hết sức nặng nề, đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương thức, gắn với đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ trong cả hệ thống chính trị. Mục tiêu của đổi mới công tác tuyên giáo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát các lĩnh vực công tác tuyên giáo, trong đó, mà trước hết là góp phần quan trọng đưa Nghị quyết Đại hội XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp vào cuộc sống.
Yêu cầu đặt ra từ thực tiễn là rất lớn, đặc biệt là phải thực hiện được mục tiêu: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức” như văn kiện Đại hội XII của Đảng đã chỉ ra. Chính vì vậy, trong thời gian tới, căn cứ vào đặc điểm tình hình, nhiệm vụ trọng tâm của đất nước nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, trên cơ sở định hướng lớn của công tác tuyên giáo phải triển khai toàn diện, đồng bộ nhiều nội dung công việc, trong đó cần tập trung vào:
Thứ nhất, phải gắn kết thường xuyên, chặt chẽ công tác tuyên giáo với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết từ sớm, từ gốc những vấn đề có thể dẫn đến nảy sinh những bức xúc về tư tưởng. Công tác tuyên giáo không thể đi sau thực tiễn mà phải đi trước để dự báo, định hướng; đi cùng các sự việc để nắm chắc tình hình; đi sau để giải quyết dứt điểm những vướng mắc về tư tưởng, tâm trạng xã hội và đúc kết kinh nghiệm.
Thứ hai, đổi mới công tác quán triệt, tuyên truyền các nghị quyết của Đảng theo tinh thần đúng người, đúng việc, nâng cao tính định hướng đối với hoạt động thực tiễn. Việc quán triệt kế hoạch, chương trình hành động phải được xem là trọng tâm của việc triển khai thực hiện nghị quyết. Phải kết hợp thông tin những vấn đề cốt lõi với việc dành thời gian thỏa đáng cho thảo luận, giải đáp những vấn đề đặt ra, góp phần tạo sự đồng thuận, thống nhất cao ngay trong quá trình học tập, triển khai nghị quyết.
Thứ ba, phát huy sức mạnh tổng hợp, đồng bộ của các lực lượng, các phương pháp, thường xuyên, kiên quyết đấu tranh, phản bác, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Có thể thấy, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, xảo quyệt và đầy mưu mô. Do vậy, công tác tuyên giáo cần hết sức quan tâm đến việc đổi mới nội dung, phương thức đấu tranh một cách đa dạng, phong phú; kết hợp tốt các lực lượng, binh chủng, trong đó tập trung thực hiện tốt 3 mũi tấn công: “tuyên truyền miệng, đối thoại trực tiếp và phản bác trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên mạng Internet” nhằm đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu gieo rắc tư tưởng phản động, phá hoại của các thế lực thù địch.
Ngoài ra, nhiệm vụ đổi mới công tác tuyên giáo còn tập trung vào việc phải đảm bảo tính khoa học, tính chiến đấu và tính thuyết phục. Công tác tuyên giáo chỉ có hiệu quả khi có cơ sở khoa học, sát với thực tiễn; còn tính chiến đấu không phải là “đao to búa lớn” mà là làm rõ đúng sai trên cơ sở khoa học. Trong điều kiện hiện nay, tính chiến đấu là phải bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo sự thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Mặt khác đối tượng công tác tuyên giáo là con người, hoạt động tuyên giáo là tác động vào tư tưởng, tình cảm, nhận thức của con người. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thông tin đa chiều, dân chủ ngày càng mở rộng, đòi hỏi công tác tuyên giáo phải đổi mới, linh hoạt, mềm dẻo, tránh sự áp đặt, chuyển từ độc thoại sang đối thoại, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Và một trong những vấn đề cần quan tâm đó là xây dựng con người. Tập trung chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công tác tuyên giáo theo hướng chuyên sâu, cơ cấu hợp lý, ổn định tương đối để góp phần nâng cao hiệu quả công việc
Đổi mới nội dung phương thức công tác tuyên giáo chính là chìa khóa để giải quyết những vấn đề có tính cấp thiết. Đổi mới là tính tất yếu để ngành Tuyên giáo xứng đáng với truyền thống vẻ vang; là điều kiện để tôn vinh, khẳng định vai trò, vị thế của ngành Tuyên giáo trên trận địa tư tưởng của Đảng, làm cho công tác tuyên giáo bám sâu, bám sát thực tiễn, khơi dậy và nhân lên sức mạnh tinh thần dân tộc, vượt qua khó khăn, thử thách, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nâng tầm vị thế đất nước./.
NGUYỄN HOÀNG ANH TUẤN
Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
(Tài liệu tham khảo: Văn kiện Đại hội XII của Đảng; tham luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII)