Nhịp cầu Tuyên giáo
Công tác tuyên truyền miệng hướng về cơ sở, khắc phục tình trạng nghẽn thông tin
- Được đăng: Thứ tư, 14 Tháng 12 2022 13:45
- Lượt xem: 987
(TUAG)- Sáng ngày 14/12/2022, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 12/2022; tổng kết công tác tuyên truyền miệng năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Phan Xuân Thủy - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đến dự và phát biểu định hướng tuyên truyền.
Điểm cầu tỉnh An Giang, đồng chí Trần Thị Thanh Hương - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì, đến dự còn có các báo cáo viên cấp tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan.
Quang cảnh điểm cầu An Giang
Tại hội nghị, các báo cáo viên được nghe đồng chí Đỗ Thành Trung - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin chuyên đề: “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2022; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023”.
Năm 2022, dù ngoại cảnh có nhiều khó khăn, thách thức sau gần 3 năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, cũng như các vấn đề địa chính trị trên thế giới, song nền kinh tế tăng trưởng lạc quan. Thành công lớn nhất trong năm 2022 là kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19.
Tình hình kinh tế vĩ mô được giữ vững ổn định, kiểm soát lạm phát tốt. Tăng trưởng GDP cả nước năm 2022 ước đạt 8%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là 6,6%. Thu ngân sách 11 tháng năm 2022 đã vượt 16,1%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 374 tỷ USD, tăng 11,3% so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Ước xuất siêu đạt 8,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, kinh tế - xã hội của đất nước năm 2022 còn 6 vấn đề tồn tại: Năng suất lao động còn thấp, không đạt mục tiêu đề ra; công tác điều hành kinh tế vĩ mô đối mặt nhiều thách thức, đơn hàng xuất khẩu, thị trường lao động suy giảm; thị trường bất động sản, trái phiếu nhiều bất cập, làm giảm niềm tin của doanh nghiệp và người dân; thu hút FDI và công nghệ cao gặp nhiều khó khăn; đời sống một số bộ phận người dân còn nhiều khó khăn, tiền lương cán bộ, viên chức, công chức còn thấp, dẫn đến làn sóng nghỉ việc…
Bước sang năm 2023, đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.400 USD/người, tốc độ chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 6,8%…
Để đạt được những mục tiêu đó, cần tập trung vào các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chính sách tài khóa linh hoạt, các chính sách phải kết hợp hài hòa, điều hành lãi suất tỷ giá phù hợp, bảo đảm cung cấp đủ vốn cho nền kinh tế, tạo động lực tăng trưởng; phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, chuẩn bị các phương án ứng phó hiệu quả, bảo đảm cung ứng thuốc và vật tư y tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân; chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật, thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân, xử lý các vụ việc trọng điểm; thúc đẩy ứng dụng thông tin, chuyển đổi số; phát triển cơ cấu hạ tầng cơ sở chiến lược, trọng điểm;…
Đối với Việt Nam, năm 2023 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, giai đoạn 2021- 2025. Đây cũng là năm Việt Nam khẳng định vị thế mới, khi nước ta sẽ đạt ngưỡng 100 triệu dân và quy mô GDP cán mốc 10 triệu tỷ đồng.
Tổng kết công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên năm 2022, Báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, toàn ngành Tuyên giáo trên cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước; cùng toàn Đảng, toàn dân phát triển kinh tế, xã hội. Trình độ đội ngũ báo cáo viên ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh đó, còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Một số cấp ủy, người đứng đầu chưa nhận thức rõ nhiệm vụ, vai trò của báo cáo viên, tuyên truyền viên; công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết có lúc còn hình thức; tập huấn tuyên truyền viên còn nặng tính lý thuyết; các hội nghị báo cáo viên bằng hình thức trực tuyến còn có mặt hạn chế, việc cung cấp thông tin ở cấp Trung ương còn nặng tính học thuyết; nguồn tài liệu phục vụ báo cáo viên còn hạn chế, nhiều thông tin nhạy cảm, phức tạp chưa được cung cấp kịp thời.
Tại An Giang, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy công tác tuyên truyền miệng trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện một cách nghiêm túc, trách nhiệm, gắn với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị và mang lại nhiều kết quả tích cực. Công tác tuyên truyền miệng trên địa bàn tỉnh đã từng bước đi vào nền nếp, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị trong toàn Đảng bộ.
Đội ngũ báo cáo viên các cấp trên địa bàn tỉnh có 373 người, tuyên truyền viên cơ sở có 4.923 người. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đã trở thành lực lượng chủ lực trong công tác tuyên truyền miệng của Đảng bộ và ngày càng có những đóng góp tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác tư tưởng, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng trước các luận điểm sai trái và âm mưu của các thế lực thù địch. Thông qua công tác tuyên truyền đã tạo nên sự đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, tạo động lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị mà đại hội đảng bộ các cấp đề ra.
Các cấp uỷ luôn quan tâm đổi mới nội dung và đa dạng hoá các phương thức tuyên truyền. Nội dung thông tin đã được lựa chọn, mang tính thời sự, đúng định hướng gắn với nhiệm vụ chính trị, yêu cầu thực tiễn của tỉnh, địa phương, đơn vị. Nét mới trong công tác tuyên truyền miệng của tỉnh là việc cung cấp thông tin cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở được kịp thời và bài bản hơn. Hằng năm, tỉnh in ấn và phát hành gần 5.000 cuốn Sổ tay tuyên truyền “Bảo vệ nền tảng tư tưởng”, hàng chục ngàn tài liệu tuyên truyền về Nông thôn mới, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các nhiệm vụ chính trị của địa phương; đặc biệt trước những sự việc nóng, mang tính chất thời sự, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kịp thời tổng hợp, biên soạn các nội dung tuyên truyền để cung cấp kịp thời cho các cấp các ngành, lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên; định hướng và cung cấp thông tin tuyên truyền vào dịp đầu tuần đến lực lượng đoàn viên, hội viên và tuyên truyền viên cơ sở…
Phương thức hoạt động tuyên truyền miệng ở xã, phường, thị trấn trong tỉnh được chú trọng thông qua việc kết hợp, lồng ghép với các buổi sinh hoạt chi bộ, tổ nhân dân tự quản, sinh hoạt chi đoàn, chi hội, tổ hội, các hội nghị chuyên đề, tiếp xúc cử tri...
Định hướng công tác tuyên truyền trong năm 2023, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy nhấn mạnh 2 nhiệm vụ: Tiếp tục nâng cao tính tích cực, chủ động trong công tác tham mưu về công tác tuyên truyền miệng; tập trung triển khai công tác tuyên truyền miệng hướng về cơ sở, khắc phục tình trạng “nghẽn” thông tin định hướng từ cấp ủy cơ sở đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Thời gian tới, ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và đội ngũ báo cáo viên tập trung tuyên truyền các hoạt động đối ngoại và tham dự hội nghị quốc tế quan trọng của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; tiếp tục tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; kết quả Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Tuyên truyền việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023, nhấn mạnh về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các địa phương luôn quan tâm chăm lo cho các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, các hộ nghèo, đồng bào các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; công nhân, người lao động làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, nhất là người bị mất việc làm.
Điểm cầu tỉnh An Giang, đồng chí Trần Thị Thanh Hương - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì, đến dự còn có các báo cáo viên cấp tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan.
Quang cảnh điểm cầu An Giang
Năm 2022, dù ngoại cảnh có nhiều khó khăn, thách thức sau gần 3 năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, cũng như các vấn đề địa chính trị trên thế giới, song nền kinh tế tăng trưởng lạc quan. Thành công lớn nhất trong năm 2022 là kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19.
Tình hình kinh tế vĩ mô được giữ vững ổn định, kiểm soát lạm phát tốt. Tăng trưởng GDP cả nước năm 2022 ước đạt 8%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là 6,6%. Thu ngân sách 11 tháng năm 2022 đã vượt 16,1%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 374 tỷ USD, tăng 11,3% so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Ước xuất siêu đạt 8,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, kinh tế - xã hội của đất nước năm 2022 còn 6 vấn đề tồn tại: Năng suất lao động còn thấp, không đạt mục tiêu đề ra; công tác điều hành kinh tế vĩ mô đối mặt nhiều thách thức, đơn hàng xuất khẩu, thị trường lao động suy giảm; thị trường bất động sản, trái phiếu nhiều bất cập, làm giảm niềm tin của doanh nghiệp và người dân; thu hút FDI và công nghệ cao gặp nhiều khó khăn; đời sống một số bộ phận người dân còn nhiều khó khăn, tiền lương cán bộ, viên chức, công chức còn thấp, dẫn đến làn sóng nghỉ việc…
Bước sang năm 2023, đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.400 USD/người, tốc độ chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 6,8%…
Để đạt được những mục tiêu đó, cần tập trung vào các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chính sách tài khóa linh hoạt, các chính sách phải kết hợp hài hòa, điều hành lãi suất tỷ giá phù hợp, bảo đảm cung cấp đủ vốn cho nền kinh tế, tạo động lực tăng trưởng; phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, chuẩn bị các phương án ứng phó hiệu quả, bảo đảm cung ứng thuốc và vật tư y tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân; chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật, thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân, xử lý các vụ việc trọng điểm; thúc đẩy ứng dụng thông tin, chuyển đổi số; phát triển cơ cấu hạ tầng cơ sở chiến lược, trọng điểm;…
Đối với Việt Nam, năm 2023 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, giai đoạn 2021- 2025. Đây cũng là năm Việt Nam khẳng định vị thế mới, khi nước ta sẽ đạt ngưỡng 100 triệu dân và quy mô GDP cán mốc 10 triệu tỷ đồng.
Tổng kết công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên năm 2022, Báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, toàn ngành Tuyên giáo trên cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước; cùng toàn Đảng, toàn dân phát triển kinh tế, xã hội. Trình độ đội ngũ báo cáo viên ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh đó, còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Một số cấp ủy, người đứng đầu chưa nhận thức rõ nhiệm vụ, vai trò của báo cáo viên, tuyên truyền viên; công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết có lúc còn hình thức; tập huấn tuyên truyền viên còn nặng tính lý thuyết; các hội nghị báo cáo viên bằng hình thức trực tuyến còn có mặt hạn chế, việc cung cấp thông tin ở cấp Trung ương còn nặng tính học thuyết; nguồn tài liệu phục vụ báo cáo viên còn hạn chế, nhiều thông tin nhạy cảm, phức tạp chưa được cung cấp kịp thời.
Tại An Giang, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy công tác tuyên truyền miệng trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện một cách nghiêm túc, trách nhiệm, gắn với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị và mang lại nhiều kết quả tích cực. Công tác tuyên truyền miệng trên địa bàn tỉnh đã từng bước đi vào nền nếp, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị trong toàn Đảng bộ.
Đội ngũ báo cáo viên các cấp trên địa bàn tỉnh có 373 người, tuyên truyền viên cơ sở có 4.923 người. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đã trở thành lực lượng chủ lực trong công tác tuyên truyền miệng của Đảng bộ và ngày càng có những đóng góp tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác tư tưởng, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng trước các luận điểm sai trái và âm mưu của các thế lực thù địch. Thông qua công tác tuyên truyền đã tạo nên sự đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, tạo động lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị mà đại hội đảng bộ các cấp đề ra.
Các cấp uỷ luôn quan tâm đổi mới nội dung và đa dạng hoá các phương thức tuyên truyền. Nội dung thông tin đã được lựa chọn, mang tính thời sự, đúng định hướng gắn với nhiệm vụ chính trị, yêu cầu thực tiễn của tỉnh, địa phương, đơn vị. Nét mới trong công tác tuyên truyền miệng của tỉnh là việc cung cấp thông tin cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở được kịp thời và bài bản hơn. Hằng năm, tỉnh in ấn và phát hành gần 5.000 cuốn Sổ tay tuyên truyền “Bảo vệ nền tảng tư tưởng”, hàng chục ngàn tài liệu tuyên truyền về Nông thôn mới, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các nhiệm vụ chính trị của địa phương; đặc biệt trước những sự việc nóng, mang tính chất thời sự, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kịp thời tổng hợp, biên soạn các nội dung tuyên truyền để cung cấp kịp thời cho các cấp các ngành, lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên; định hướng và cung cấp thông tin tuyên truyền vào dịp đầu tuần đến lực lượng đoàn viên, hội viên và tuyên truyền viên cơ sở…
Phương thức hoạt động tuyên truyền miệng ở xã, phường, thị trấn trong tỉnh được chú trọng thông qua việc kết hợp, lồng ghép với các buổi sinh hoạt chi bộ, tổ nhân dân tự quản, sinh hoạt chi đoàn, chi hội, tổ hội, các hội nghị chuyên đề, tiếp xúc cử tri...
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy định hướng tuyên truyền
Định hướng công tác tuyên truyền trong năm 2023, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy nhấn mạnh 2 nhiệm vụ: Tiếp tục nâng cao tính tích cực, chủ động trong công tác tham mưu về công tác tuyên truyền miệng; tập trung triển khai công tác tuyên truyền miệng hướng về cơ sở, khắc phục tình trạng “nghẽn” thông tin định hướng từ cấp ủy cơ sở đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Thời gian tới, ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và đội ngũ báo cáo viên tập trung tuyên truyền các hoạt động đối ngoại và tham dự hội nghị quốc tế quan trọng của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; tiếp tục tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; kết quả Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Tuyên truyền việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023, nhấn mạnh về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các địa phương luôn quan tâm chăm lo cho các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, các hộ nghèo, đồng bào các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; công nhân, người lao động làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, nhất là người bị mất việc làm.
Nguyễn Lam