Công tác Lịch sử Đảng
Một số nội dung cần lưu ý khi phỏng vấn nhân chứng lịch sử Đảng
- Được đăng: Thứ tư, 15 Tháng 5 2019 06:52
- Lượt xem: 2985
(TGAG)- Trong lịch sử ra đời, xây dựng và lãnh đạo cách mạng của Đảng, không thể thiếu vai trò to lớn của các lãnh tụ, của những nhà lãnh đạo kiệt xuất quyết định trong những chặng đường đấu tranh, trong các bước ngoặt lịch sử quan trọng của cách mạng. Bên cạnh các lãnh tụ, còn có những nhân chứng lịch sử Đảng (NCLSĐ) có vai trò nhất định trong lịch sử đảng ở các địa phương, trong từng phong trào, từng thời kỳ lịch sử cụ thể họ có cống hiến cho sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Đó là các bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ đảng bộ qua các thời kỳ, cán bộ lãnh đạo chủ chốt và một số chiến sĩ cách mạng, quần chúng ưu tú… Đây là những NCLSĐ cần phải được phỏng vấn lấy thông tin phục vụ nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng. Đảng ta trong nhiều năm hoạt động bí mật, chiến tranh kéo dài, nhiều tài liệu thành văn mất mát, nhiều vấn đề chưa cụ thể, chưa rõ ràng thiếu cơ sở. Do đó, việc phỏng vấn NCLSĐ có ý nghĩa quan trọng, trong công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ.
Khi phỏng vấn NCLSĐ chúng ta cần lưu ý các nội dung sau:
Thứ nhất, việc phỏng vấn, khai thác tư liệu NCLSĐ phải được sự cho phép và đặt dưới sự chỉ đạo của cấp ủy các cấp. Người được cử đi phỏng vấn phải là người có trình độ, hiểu biết về lịch sử Đảng, có uy tín, có thể gặp gỡ các NCLSĐ để trao đổi các nội dung cần phỏng vấn, ghi âm, ghi chép lại dưới dạng hồi ức để phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ.
Thứ hai, người được phỏng vấn, khai thác tư liệu phải là những đồng chí tiêu biểu cho đạo đức và năng lực cách mạng; ý chí đấu tranh kiên cường của người cộng sản, tuyệt đối trung thành với Đảng, hiếu với dân, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành mọi nhiệm vụ. Trong những thời điểm nhất định, NCLSĐ có vai trò quan trọng, có thành tích đấu tranh oanh liệt nhưng có khi không chịu nổi sự thách thức nên từ bỏ con đường cách mạng, một số người đã thoái hóa, biến chất thậm chí đầu hàng, phản bội lại sự nghiệp của Đảng, của Nhân dân. Đối với những người như vậy, không đặt vấn đề phỏng vấn để tránh những bất lợi về mặt chính trị cũng như mặt tuyên truyền, giáo dục.
Thứ ba, trước khi phỏng vấn NCLSĐ, người phỏng vấn phải tìm hiểu rõ những nội dung cần phỏng vấn, chuẩn bị hệ thống câu hỏi, vấn đề cần trao đổi với NCLSĐ. Khi phỏng vấn, người phỏng vấn phải trình bày mục đích của cuộc phỏng vấn, phải biết gợi mở nội dung như: Sự kiện xảy ra khi nào, địa điểm ở đâu, chức vụ tại thời điểm NCLSĐ tham gia hoặc chứng kiến, thành phần tham gia, sự kiện diễn ra như thế nào, những chủ trương, thành tựu nổi bật hoặc hạn chế (nếu có), vấn đề bức xúc hoặc những sự kiện có nhiều dư luận khác nhau, đặc điểm nổi bật của địa phương so với các nơi khác... Người phỏng vấn tránh việc đặt câu hỏi quá dài (có thể làm cho NCLSĐ khó hình dung được trọng tâm câu hỏi) hoặc câu hỏi gồm nhiều ý (vì NCLSĐ có thể quên, trả lời không đủ các ý của câu hỏi); phải hướng NCLSĐ vào nội dung chính, trả lời đúng câu hỏi của mình, tránh việc để NCLSĐ kể lan man, xa rời nội dung cuộc phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn, cần lắng nghe câu trả lời của NCLSĐ, bởi vì có thể phát sinh nhiều vấn đề mà người phỏng vấn chưa rõ từ đó có thể đặt thêm nhiều câu hỏi để làm rõ vấn đề; đồng thời cũng tránh cắt ngang lời kể, làm cụt hứng NCLSĐ.
Thứ tư, việc phỏng vấn được tiến hành trên cơ sở khách quan, khoa học nhưng phải bảo đảm tính Đảng. Đồng thời, khi phỏng vấn, NCLSĐ kể như thế nào thì người chấp bút phải viết lại đúng như thế ấy, có đến đâu viết đến đó không thêm, không bớt theo ý nghĩ và cảm nhận chủ quan của người phỏng vấn, không nhận xét, đánh giá về sự kiện, NCLSĐ.
Thứ năm, tài liệu phỏng vấn NCLSĐ là sản phẩm mang đậm chất chủ quan, bị chi phối bởi địa vị xã hội, bối cảnh sống, do đó khi sử dụng tài liệu phỏng vấn phải thận trọng với thông tin mà NCLSĐ cung cấp, phải phân tích, xác minh và đối chiếu kỹ lưỡng. Không nên sử dụng tài liệu phỏng vấn làm tư liệu duy nhất để nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ. Việc sử dụng tài liệu phỏng vấn đòi hỏi phải kiên nhẫn tìm tòi, nghiên cứu, khảo sát, tổng hợp, đối chiếu nhiều nguồn tài liệu có liên quan đến các NCLSĐ, trên các văn kiện sách báo của Trung ương, các ngành, các địa phương; các tài liệu kết luận của các cơ quan chuyên môn như tổ chức, kiểm tra, công an, tòa án; các tài liệu mật thám, thanh tra, toàn án… của địch và phải được tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học để có phân tích thảo luận, thống nhất, đảm bảo tính chính xác. Mục đích của phỏng vấn NCLSĐ là để phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, do đó, tài liệu phỏng vấn phải được bảo quản cẩn thận và lưu hành nội bộ./.
__________________
Đặng Thị Kim Tuyến
(TTCTTT số 05-2019)
Khi phỏng vấn NCLSĐ chúng ta cần lưu ý các nội dung sau:
Thứ nhất, việc phỏng vấn, khai thác tư liệu NCLSĐ phải được sự cho phép và đặt dưới sự chỉ đạo của cấp ủy các cấp. Người được cử đi phỏng vấn phải là người có trình độ, hiểu biết về lịch sử Đảng, có uy tín, có thể gặp gỡ các NCLSĐ để trao đổi các nội dung cần phỏng vấn, ghi âm, ghi chép lại dưới dạng hồi ức để phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ.
Thứ hai, người được phỏng vấn, khai thác tư liệu phải là những đồng chí tiêu biểu cho đạo đức và năng lực cách mạng; ý chí đấu tranh kiên cường của người cộng sản, tuyệt đối trung thành với Đảng, hiếu với dân, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành mọi nhiệm vụ. Trong những thời điểm nhất định, NCLSĐ có vai trò quan trọng, có thành tích đấu tranh oanh liệt nhưng có khi không chịu nổi sự thách thức nên từ bỏ con đường cách mạng, một số người đã thoái hóa, biến chất thậm chí đầu hàng, phản bội lại sự nghiệp của Đảng, của Nhân dân. Đối với những người như vậy, không đặt vấn đề phỏng vấn để tránh những bất lợi về mặt chính trị cũng như mặt tuyên truyền, giáo dục.
Thứ ba, trước khi phỏng vấn NCLSĐ, người phỏng vấn phải tìm hiểu rõ những nội dung cần phỏng vấn, chuẩn bị hệ thống câu hỏi, vấn đề cần trao đổi với NCLSĐ. Khi phỏng vấn, người phỏng vấn phải trình bày mục đích của cuộc phỏng vấn, phải biết gợi mở nội dung như: Sự kiện xảy ra khi nào, địa điểm ở đâu, chức vụ tại thời điểm NCLSĐ tham gia hoặc chứng kiến, thành phần tham gia, sự kiện diễn ra như thế nào, những chủ trương, thành tựu nổi bật hoặc hạn chế (nếu có), vấn đề bức xúc hoặc những sự kiện có nhiều dư luận khác nhau, đặc điểm nổi bật của địa phương so với các nơi khác... Người phỏng vấn tránh việc đặt câu hỏi quá dài (có thể làm cho NCLSĐ khó hình dung được trọng tâm câu hỏi) hoặc câu hỏi gồm nhiều ý (vì NCLSĐ có thể quên, trả lời không đủ các ý của câu hỏi); phải hướng NCLSĐ vào nội dung chính, trả lời đúng câu hỏi của mình, tránh việc để NCLSĐ kể lan man, xa rời nội dung cuộc phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn, cần lắng nghe câu trả lời của NCLSĐ, bởi vì có thể phát sinh nhiều vấn đề mà người phỏng vấn chưa rõ từ đó có thể đặt thêm nhiều câu hỏi để làm rõ vấn đề; đồng thời cũng tránh cắt ngang lời kể, làm cụt hứng NCLSĐ.
Thứ tư, việc phỏng vấn được tiến hành trên cơ sở khách quan, khoa học nhưng phải bảo đảm tính Đảng. Đồng thời, khi phỏng vấn, NCLSĐ kể như thế nào thì người chấp bút phải viết lại đúng như thế ấy, có đến đâu viết đến đó không thêm, không bớt theo ý nghĩ và cảm nhận chủ quan của người phỏng vấn, không nhận xét, đánh giá về sự kiện, NCLSĐ.
Thứ năm, tài liệu phỏng vấn NCLSĐ là sản phẩm mang đậm chất chủ quan, bị chi phối bởi địa vị xã hội, bối cảnh sống, do đó khi sử dụng tài liệu phỏng vấn phải thận trọng với thông tin mà NCLSĐ cung cấp, phải phân tích, xác minh và đối chiếu kỹ lưỡng. Không nên sử dụng tài liệu phỏng vấn làm tư liệu duy nhất để nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ. Việc sử dụng tài liệu phỏng vấn đòi hỏi phải kiên nhẫn tìm tòi, nghiên cứu, khảo sát, tổng hợp, đối chiếu nhiều nguồn tài liệu có liên quan đến các NCLSĐ, trên các văn kiện sách báo của Trung ương, các ngành, các địa phương; các tài liệu kết luận của các cơ quan chuyên môn như tổ chức, kiểm tra, công an, tòa án; các tài liệu mật thám, thanh tra, toàn án… của địch và phải được tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học để có phân tích thảo luận, thống nhất, đảm bảo tính chính xác. Mục đích của phỏng vấn NCLSĐ là để phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, do đó, tài liệu phỏng vấn phải được bảo quản cẩn thận và lưu hành nội bộ./.
__________________
Đặng Thị Kim Tuyến
(TTCTTT số 05-2019)