Công tác Lịch sử Đảng
Cần Đăng - xã Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
- Được đăng: Thứ năm, 31 Tháng 1 2019 10:07
- Lượt xem: 2346
(TGAG)- Xã Cần Đăng thuộc huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, phía Đông giáp xã Bình Hòa, An Hòa, phía Bắc giáp xã Bình Chánh, Bình Mỹ (huyện Châu Phú), phía Tây giáp xã Vĩnh Hanh, phía Nam giáp xã Vĩnh Lợi, Hòa Bình Thạnh.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xã Cần Đăng là vùng nông thôn sâu, nơi tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch, bị địch kềm kẹp gắt gao, đánh phá ác liệt, có lúc là xã trắng, nhưng Đảng bộ và quân dân Cần Đăng đã đấu tranh quyết liệt, chiến đấu ngoan cường để giải phóng quê hương.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Cần Đăng đã cùng lực lượng vũ trang huyện, tỉnh lập nên những thành tích nổi bật, tiêu biểu như:
Hai ngày 23-24/9/1960, lực lượng huyện do đồng chí Cù Minh Mạo, Huyện đội Châu Thành chỉ huy kết hợp với du kích xã và một số cán bộ trinh sát ém quân tại nhà ông Tạ Dung (ấp Cần Thới). Đêm 25/9/1960, được sự giúp đỡ của Tám Tường, các đồng chí Mười Quắn, Sáu Hườn, Mười Nùng, Tư Lồi cùng du kích xã Cần Đăng bơi xuồng tấn công đồn Vàm Xáng. Bị bất ngờ, bọn địch chống cự yếu ớt và tháo chạy. Ta diệt tại chỗ 4 tên, thu 24 súng. Trận đánh đồn thắng lợi đã tác động tinh thần binh lính địch, đẩy mạnh phong trào cách mạng.
Ngày 17/10/1961, ông Hai Mến (cơ sở cách mạng) báo tin tên cảnh sát ác ôn Phan Văn Cận cùng 12 dân vệ đi trên một ghe máy và 4 chiếc xuồng trên đường về trụ sở. Đồng chí Nguyễn Văn Tố, Bí thư Huyện ủy Châu Thành tổ chức đánh cảnh sát Cận tại khu vực chòm xoài giữa xã Cần Đăng và Vĩnh Hanh. Lực lượng vũ trang huyện, du kích xã phối hợp với đơn vị Tiền Phong của tỉnh tổ chức phục kích địch. Khoảng 18 giờ địch lọt vào trận địa phục kích, bị trung liên và lựu đạn của ta làm chìm ghe, xuồng. Ta diệt 8 tên, thu 8 súng.
Tháng 8/1962, địa phương quân huyện phối hợp với du kích xã Cần Đăng từ gò Tám An chất vũ khí dưới xuồng được ngụy trang bằng bông súng, tiến về đồn dân vệ chợ Cũ xã Cần Đăng. Sau hiệu lệnh các chiến sĩ ta đồng loạt nổ súng tấn công đồn. Bị đánh bất ngờ, binh lính trong đồn tháo chạy ta bắt sống 8 tên, thu 11 súng. Trận đánh thắng lợi làm tinh thần binh lính địch dao động, làm cho nhân dân xã phấn khởi.
Năm 1965, để phá thế kềm kẹp của địch, xã phát động quần chúng kết hợp du kích xã diệt ác, trừ gian. Nhiều tên ác ôn đã bị ta trừng trị như tên Khi. Nhận thấy hành động tên Khi gây nhiều nguy hiểm cho cách mạng và nhân dân, Huyện ủy quyết định giao nhiệm vụ cho đồng chí Cù Minh Huyền và đồng chí Sơn xử tử tên Khi. Sau nhiều lần nghiên cứu quy luật hoạt động tên Khi, hai đồng chí đã kiên trì nằm ngoài ruộng theo dõi, chờ hắn về nhà. Khi hắn xuất hiện, đồng chí Tư Quyền ập đến quật ngã và dẫn ra ngoài bắn chết. Cái chết của tên Khi khiến bọn ác ôn hoảng sợ, bớt hung hăng. Chúng làm việc cầm chừng, không dám manh động như trước.
Tháng 10/1967, tiểu đội du kích xã và bộ đội huyện do đồng chí Cù Minh Đạo chỉ huy đánh vào trụ sở xã Cần Đăng, diệt tại chỗ 2 tên địch.
Tháng 4/1971, du kích xã Cần Đăng kết hợp với du kích xã Bình Hòa tập kích tiêu diệt 1 trung đội lính chi khu đang càn quét tại chùa Kỳ Viên, diệt tại chỗ 12 tên, bị thương 7 tên. 7 giờ 30 phút ngày 6/9/1971, du kích xã Cần Đăng cùng với du kích xã Bình Hòa chặn đánh diệt tại chỗ 11 tên, bị thương 4 tên. Đêm 21/10/1971, lực lượng ta phối hợp với nội tuyến đánh gọn 1 trung đội lính nghĩa quân đóng tại tháp canh xã Cần Đăng, diệt 12 tên, bắt sống 2 tên.
Những 1969 – 1972, ta và và địch giằng co quyết liệt. Địch tăng cường bình định lấn chiếm, gom dân. Ta thực hiện 3 mũi giáp công, tăng cường công tác vũ trang tuyên truyền, tổ chức nhiều đợt tuyên truyền vào vùng tôn giáo, dân tộc từng bước đánh bại âm mưu bình định của địch.
Trưa ngày 30/4/1975, lúc 11 giờ, lực lượng nổi dậy của quần chúng dưới sự lãnh đạo của chi bộ đã chiếm trụ sở xã hội đồng xã. Cờ cách mạng được kéo lên trụ sở xã, chấm dứt chế độ ngụy quyền tay sai.
Trong hai thời kỳ kháng chiến, quân và dân xã Cần Đăng đã tổ chức 45 cuộc đấu tranh với nhiều hình thức, quy mô khác nhau đòi địch thi hành Hiệp định Genève, đòi quyền dân sinh dân chủ, quyền tự do đi lại, đòi bồi thường sinh mạng, tài sản và chống đôn quân bắt lính, lập ấp chiến lược, càn quét, bắn phá… Với khí thế hùng hậu, khôn khéo, lý lẽ sắc bén, nhiều cuộc biểu tình và đấu tranh giành thắng lợi, buộc địch phải nhượng bộ và thực hiện yêu sách của ta.
Với bề dày chiến công đã lập nên, ngày 22/8/1998, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Cần Đăng vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Tài liệu tham khảo:
1- Địa chí An Giang
2- Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cần Đăng 1945 - 2005, xuất bản năm 2009.
3- Báo cáo thành tích đề nghị tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân xã Cần Đăng.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xã Cần Đăng là vùng nông thôn sâu, nơi tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch, bị địch kềm kẹp gắt gao, đánh phá ác liệt, có lúc là xã trắng, nhưng Đảng bộ và quân dân Cần Đăng đã đấu tranh quyết liệt, chiến đấu ngoan cường để giải phóng quê hương.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Cần Đăng đã cùng lực lượng vũ trang huyện, tỉnh lập nên những thành tích nổi bật, tiêu biểu như:
Hai ngày 23-24/9/1960, lực lượng huyện do đồng chí Cù Minh Mạo, Huyện đội Châu Thành chỉ huy kết hợp với du kích xã và một số cán bộ trinh sát ém quân tại nhà ông Tạ Dung (ấp Cần Thới). Đêm 25/9/1960, được sự giúp đỡ của Tám Tường, các đồng chí Mười Quắn, Sáu Hườn, Mười Nùng, Tư Lồi cùng du kích xã Cần Đăng bơi xuồng tấn công đồn Vàm Xáng. Bị bất ngờ, bọn địch chống cự yếu ớt và tháo chạy. Ta diệt tại chỗ 4 tên, thu 24 súng. Trận đánh đồn thắng lợi đã tác động tinh thần binh lính địch, đẩy mạnh phong trào cách mạng.
Ngày 17/10/1961, ông Hai Mến (cơ sở cách mạng) báo tin tên cảnh sát ác ôn Phan Văn Cận cùng 12 dân vệ đi trên một ghe máy và 4 chiếc xuồng trên đường về trụ sở. Đồng chí Nguyễn Văn Tố, Bí thư Huyện ủy Châu Thành tổ chức đánh cảnh sát Cận tại khu vực chòm xoài giữa xã Cần Đăng và Vĩnh Hanh. Lực lượng vũ trang huyện, du kích xã phối hợp với đơn vị Tiền Phong của tỉnh tổ chức phục kích địch. Khoảng 18 giờ địch lọt vào trận địa phục kích, bị trung liên và lựu đạn của ta làm chìm ghe, xuồng. Ta diệt 8 tên, thu 8 súng.
Tháng 8/1962, địa phương quân huyện phối hợp với du kích xã Cần Đăng từ gò Tám An chất vũ khí dưới xuồng được ngụy trang bằng bông súng, tiến về đồn dân vệ chợ Cũ xã Cần Đăng. Sau hiệu lệnh các chiến sĩ ta đồng loạt nổ súng tấn công đồn. Bị đánh bất ngờ, binh lính trong đồn tháo chạy ta bắt sống 8 tên, thu 11 súng. Trận đánh thắng lợi làm tinh thần binh lính địch dao động, làm cho nhân dân xã phấn khởi.
Năm 1965, để phá thế kềm kẹp của địch, xã phát động quần chúng kết hợp du kích xã diệt ác, trừ gian. Nhiều tên ác ôn đã bị ta trừng trị như tên Khi. Nhận thấy hành động tên Khi gây nhiều nguy hiểm cho cách mạng và nhân dân, Huyện ủy quyết định giao nhiệm vụ cho đồng chí Cù Minh Huyền và đồng chí Sơn xử tử tên Khi. Sau nhiều lần nghiên cứu quy luật hoạt động tên Khi, hai đồng chí đã kiên trì nằm ngoài ruộng theo dõi, chờ hắn về nhà. Khi hắn xuất hiện, đồng chí Tư Quyền ập đến quật ngã và dẫn ra ngoài bắn chết. Cái chết của tên Khi khiến bọn ác ôn hoảng sợ, bớt hung hăng. Chúng làm việc cầm chừng, không dám manh động như trước.
Tháng 10/1967, tiểu đội du kích xã và bộ đội huyện do đồng chí Cù Minh Đạo chỉ huy đánh vào trụ sở xã Cần Đăng, diệt tại chỗ 2 tên địch.
Tháng 4/1971, du kích xã Cần Đăng kết hợp với du kích xã Bình Hòa tập kích tiêu diệt 1 trung đội lính chi khu đang càn quét tại chùa Kỳ Viên, diệt tại chỗ 12 tên, bị thương 7 tên. 7 giờ 30 phút ngày 6/9/1971, du kích xã Cần Đăng cùng với du kích xã Bình Hòa chặn đánh diệt tại chỗ 11 tên, bị thương 4 tên. Đêm 21/10/1971, lực lượng ta phối hợp với nội tuyến đánh gọn 1 trung đội lính nghĩa quân đóng tại tháp canh xã Cần Đăng, diệt 12 tên, bắt sống 2 tên.
Những 1969 – 1972, ta và và địch giằng co quyết liệt. Địch tăng cường bình định lấn chiếm, gom dân. Ta thực hiện 3 mũi giáp công, tăng cường công tác vũ trang tuyên truyền, tổ chức nhiều đợt tuyên truyền vào vùng tôn giáo, dân tộc từng bước đánh bại âm mưu bình định của địch.
Trưa ngày 30/4/1975, lúc 11 giờ, lực lượng nổi dậy của quần chúng dưới sự lãnh đạo của chi bộ đã chiếm trụ sở xã hội đồng xã. Cờ cách mạng được kéo lên trụ sở xã, chấm dứt chế độ ngụy quyền tay sai.
Trong hai thời kỳ kháng chiến, quân và dân xã Cần Đăng đã tổ chức 45 cuộc đấu tranh với nhiều hình thức, quy mô khác nhau đòi địch thi hành Hiệp định Genève, đòi quyền dân sinh dân chủ, quyền tự do đi lại, đòi bồi thường sinh mạng, tài sản và chống đôn quân bắt lính, lập ấp chiến lược, càn quét, bắn phá… Với khí thế hùng hậu, khôn khéo, lý lẽ sắc bén, nhiều cuộc biểu tình và đấu tranh giành thắng lợi, buộc địch phải nhượng bộ và thực hiện yêu sách của ta.
Với bề dày chiến công đã lập nên, ngày 22/8/1998, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Cần Đăng vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trúc Linh
Tài liệu tham khảo:
1- Địa chí An Giang
2- Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cần Đăng 1945 - 2005, xuất bản năm 2009.
3- Báo cáo thành tích đề nghị tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân xã Cần Đăng.