Công tác Lịch sử Đảng
Nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1945 - 1954
- Được đăng: Chủ nhật, 08 Tháng 4 2018 11:48
- Lượt xem: 13660
(TGAG)- Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Đất nước ta được độc lập. Nhân dân ta được tự do. Nhưng độc lập chưa được bao lâu, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhân dân vừa ra sức củng cố, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng vừa kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giành được thắng lợi.
Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1945 - 1954, chúng ta cần thể hiện được các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, trình bày tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương sau Cách mạng Tháng Tám 1945 (nêu những thuận lợi và khó khăn trong từng lĩnh vực, tâm trạng của nhân dân...).
Thứ hai, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh trong những năm 1945 - 1954. Trong đó, cần thể hiện các nội dung chính sau:
Nội dung thứ nhất, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng như: ngày 12/12/1946, ra Chỉ thị toàn dân kháng chiến. Đêm 19/12/1946, ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Tháng 2/1951, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai đã tổng kết quá trình 21 năm từ khi Đảng ra đời, đề ra tên gọi của cuộc cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
Cái mới của Đại hội II cho ta thấy rõ mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến trong cách mạng Việt Nam; dân tộc dân chủ là tính chất cách mạng, nhân dân là lực lượng cách mạng (nền tảng là khối liên minh công - nông - trí); sự cần thiết phải thành lập Đảng và Mặt trận riêng ở mỗi nước; mặt trận chung ở ba nước Đông Dương.
Đảng đề ra chủ trương giải quyết vấn đề dân chủ cho nông dân: thực hiện giảm tô, cải cách ruộng đất; chỉnh huấn, chỉnh quân, chỉnh Đảng trong thời kỳ 1951 - 1952.
Ngày 20/7/1954, ký Hiệp định Genève...
Nội dung thứ hai, trình bày khái quát sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng như:
- Xây dựng chính quyền cách mạng, chuẩn bị kháng chiến: thành lập chính quyền cách mạng các cấp1; lực lượng võ trang2. Bên cạnh đó, còn có lực lượng Quốc gia tự vệ cuộc làm công tác an ninh. Phát động các phong trào giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ các tệ nạn xã hội, chống đói, giặc dốt, hưởng ứng “tuần lễ vàng”. Ngày 6/1/1946, nhân dân tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc tiến hành bầu cử Quốc hội, hơn 95% cử tri tham gia bầu cử và chọn được 7 đại biểu vào Quốc hội khóa I...
- Đảng bộ lãnh đạo kháng chiến chống Pháp xâm lược: năm 1946, Ban Trừ gian được thành lập3. Trong thời gian này, Khu 9 đưa các phân đội Vệ quốc đoàn về tỉnh bám đất, bám dân; tuyên truyền chính sách đoàn kết của Đảng và Mặt trận Việt Minh, đẩy mạnh công tác Hòa Hảo vận, Khmer vận; mở chiến dịch Long Châu Hà I, Long Châu Hà II; hưởng ứng chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 và Điện Biên Phủ 1954, góp phần đấu tranh buộc địch ký Hiệp định Genève...
Thứ ba, trình bày sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng bộ cấp trên, Trung ương Đảng, cần thể hiện các nội dung chính:
Nội dung thứ nhất: quá trình thành lập chính quyền sau Cách mạng Tháng Tám (ai làm Chủ tịch, phó Chủ tịch), công an, quân sự (gồm những ai, chức vụ, phân công, hoạt động ra sao); các đoàn thể cứu quốc (thanh niên, phụ nữ, nông dân, công nhân...) được củng cố và phát triển ra sao (số lượng, thành phần và hoạt động); việc thực hiện chủ trương của Đảng, giải quyết những khó khăn cấp bách như: nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính (hình thức, kết quả, ý nghĩa); bầu cử Quốc hội khóa I vào ngày 6/1/1946 (số lượng nhân dân đi bầu, tỷ lệ phần trăm và bầu được những ai)... Từ đó nhận xét sự ủng hộ của toàn dân đối với chính quyền vừa thành lập.
Nội dung thứ hai: Đảng bộ lãnh đạo nhân dân bước đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (năm 1946 đến 1950): Diễn biến quá trình thực dân Pháp tái chiếm địa phương và các hoạt động đánh trả của ta; bọn phản động ngóc đầu dậy trả thù, trả oán nhân dân; khôi phục và tổ chức lực lượng diệt ác trừ gian; thành lập Ban Hòa giải (đối tượng và mục đích vận động); thái độ của nhân dân và hoạt động của quân ta ở vùng tạm bị chiếm, vùng căn cứ...
Nội dung thứ ba: Đảng bộ lãnh đạo kháng chiến toàn diện, đẩy mạnh chiến tranh du kích góp phần vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1950 - 1954): việc tổ chức hoặc tham gia đào tạo và nâng cao trình độ chính trị cho cán bộ (thời gian, địa điểm, số lượng, ai được tham gia...); xây dựng và mở rộng vùng căn cứ, phát triển chiến tranh du kích; tham gia chiến dịch Long Châu Hà I, Long Châu Hà II (phân công ai, làm nhiệm vụ gì, kế hoạch chiến đấu, diễn biến, kết quả); công tác binh vận; hưởng ứng chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ; ý nghĩa và bài học kinh nghiệm...
Để nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1945 - 1954, chúng ta cần phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu. Trong đó cần quan tâm những ấn phẩm lịch sử tiêu biểu như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - tập 1 (1927 - 1954) (Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương), Văn kiện Đảng toàn tập - tập 8 đến tập 15 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001), Hồ Chí Minh tuyển tập (1945 - 1954) (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002)...; các ấn phẩm lịch sử địa phương như: Địa chí An Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2013), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang - tập 1 (1927 - 1954) (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, 2007), Truyền thống công tác Tuyên giáo tỉnh An Giang (1930 - 2005) (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, 2005)...; Lịch sử Đảng bộ cấp trên trực tiếp và lịch sử Đảng bộ các địa phương lân cận.
PHÒNG LLCT&LSĐ
Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1945 - 1954, chúng ta cần thể hiện được các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, trình bày tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương sau Cách mạng Tháng Tám 1945 (nêu những thuận lợi và khó khăn trong từng lĩnh vực, tâm trạng của nhân dân...).
Thứ hai, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh trong những năm 1945 - 1954. Trong đó, cần thể hiện các nội dung chính sau:
Nội dung thứ nhất, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng như: ngày 12/12/1946, ra Chỉ thị toàn dân kháng chiến. Đêm 19/12/1946, ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Tháng 2/1951, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai đã tổng kết quá trình 21 năm từ khi Đảng ra đời, đề ra tên gọi của cuộc cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
Cái mới của Đại hội II cho ta thấy rõ mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến trong cách mạng Việt Nam; dân tộc dân chủ là tính chất cách mạng, nhân dân là lực lượng cách mạng (nền tảng là khối liên minh công - nông - trí); sự cần thiết phải thành lập Đảng và Mặt trận riêng ở mỗi nước; mặt trận chung ở ba nước Đông Dương.
Đảng đề ra chủ trương giải quyết vấn đề dân chủ cho nông dân: thực hiện giảm tô, cải cách ruộng đất; chỉnh huấn, chỉnh quân, chỉnh Đảng trong thời kỳ 1951 - 1952.
Ngày 20/7/1954, ký Hiệp định Genève...
Nội dung thứ hai, trình bày khái quát sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng như:
- Xây dựng chính quyền cách mạng, chuẩn bị kháng chiến: thành lập chính quyền cách mạng các cấp1; lực lượng võ trang2. Bên cạnh đó, còn có lực lượng Quốc gia tự vệ cuộc làm công tác an ninh. Phát động các phong trào giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ các tệ nạn xã hội, chống đói, giặc dốt, hưởng ứng “tuần lễ vàng”. Ngày 6/1/1946, nhân dân tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc tiến hành bầu cử Quốc hội, hơn 95% cử tri tham gia bầu cử và chọn được 7 đại biểu vào Quốc hội khóa I...
- Đảng bộ lãnh đạo kháng chiến chống Pháp xâm lược: năm 1946, Ban Trừ gian được thành lập3. Trong thời gian này, Khu 9 đưa các phân đội Vệ quốc đoàn về tỉnh bám đất, bám dân; tuyên truyền chính sách đoàn kết của Đảng và Mặt trận Việt Minh, đẩy mạnh công tác Hòa Hảo vận, Khmer vận; mở chiến dịch Long Châu Hà I, Long Châu Hà II; hưởng ứng chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 và Điện Biên Phủ 1954, góp phần đấu tranh buộc địch ký Hiệp định Genève...
Thứ ba, trình bày sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng bộ cấp trên, Trung ương Đảng, cần thể hiện các nội dung chính:
Nội dung thứ nhất: quá trình thành lập chính quyền sau Cách mạng Tháng Tám (ai làm Chủ tịch, phó Chủ tịch), công an, quân sự (gồm những ai, chức vụ, phân công, hoạt động ra sao); các đoàn thể cứu quốc (thanh niên, phụ nữ, nông dân, công nhân...) được củng cố và phát triển ra sao (số lượng, thành phần và hoạt động); việc thực hiện chủ trương của Đảng, giải quyết những khó khăn cấp bách như: nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính (hình thức, kết quả, ý nghĩa); bầu cử Quốc hội khóa I vào ngày 6/1/1946 (số lượng nhân dân đi bầu, tỷ lệ phần trăm và bầu được những ai)... Từ đó nhận xét sự ủng hộ của toàn dân đối với chính quyền vừa thành lập.
Nội dung thứ hai: Đảng bộ lãnh đạo nhân dân bước đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (năm 1946 đến 1950): Diễn biến quá trình thực dân Pháp tái chiếm địa phương và các hoạt động đánh trả của ta; bọn phản động ngóc đầu dậy trả thù, trả oán nhân dân; khôi phục và tổ chức lực lượng diệt ác trừ gian; thành lập Ban Hòa giải (đối tượng và mục đích vận động); thái độ của nhân dân và hoạt động của quân ta ở vùng tạm bị chiếm, vùng căn cứ...
Nội dung thứ ba: Đảng bộ lãnh đạo kháng chiến toàn diện, đẩy mạnh chiến tranh du kích góp phần vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1950 - 1954): việc tổ chức hoặc tham gia đào tạo và nâng cao trình độ chính trị cho cán bộ (thời gian, địa điểm, số lượng, ai được tham gia...); xây dựng và mở rộng vùng căn cứ, phát triển chiến tranh du kích; tham gia chiến dịch Long Châu Hà I, Long Châu Hà II (phân công ai, làm nhiệm vụ gì, kế hoạch chiến đấu, diễn biến, kết quả); công tác binh vận; hưởng ứng chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ; ý nghĩa và bài học kinh nghiệm...
Để nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1945 - 1954, chúng ta cần phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu. Trong đó cần quan tâm những ấn phẩm lịch sử tiêu biểu như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - tập 1 (1927 - 1954) (Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương), Văn kiện Đảng toàn tập - tập 8 đến tập 15 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001), Hồ Chí Minh tuyển tập (1945 - 1954) (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002)...; các ấn phẩm lịch sử địa phương như: Địa chí An Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2013), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang - tập 1 (1927 - 1954) (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, 2007), Truyền thống công tác Tuyên giáo tỉnh An Giang (1930 - 2005) (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, 2005)...; Lịch sử Đảng bộ cấp trên trực tiếp và lịch sử Đảng bộ các địa phương lân cận.
PHÒNG LLCT&LSĐ