Công tác Lịch sử Đảng
Trận phục kích tại xã Thới Sơn
- Được đăng: Thứ tư, 27 Tháng 9 2017 08:09
- Lượt xem: 2886
(TGAG)- Thới Sơn là một xã vùng núi thuộc huyện Tịnh Biên, địa hình rất phức tạp, phía Tây giáp núi Kéc cao 266 mét, chu vi 4.800 mét, phía Đông là khu dân cư và đồng ruộng. Đồn tam giác Lâm Vồ đóng cách chợ Nhà Bàng 2,5 km. Đồn có 01 đại đội lính bảo an đóng giữ, chia làm 2 bộ phận, 01 trung đội đóng trong đồn, 02 trung đội đóng dã ngoại ở khu vực chùa. Xung quanh đồn được yểm trợ của đồn bảo an, đồn dân vệ, trận địa pháo Chi Lăng, đại đội bảo an quận Tịnh Biên.
Chấp hành chỉ thị của Huyện ủy Tịnh Biên, Trung đội bộ đội địa phương do đồng chí Phát, Trung đội trưởng chỉ huy gồm 20 đồng chí cùng 01 tiểu đội đặc công huyện và du kích xã quyết tâm bám chắc căn cứ, tích cực hoạt động đánh địch, hỗ trợ đồng bào đấu tranh chính trị, đòi trở về ruộng vườn cũ làm ăn, góp phần đánh bại âm mưu bình định của địch.
Nắm chắc quy luật hoạt động của địch, Ban Chỉ huy Trung đội bộ đội địa phương lên kế hoạch cụ thể: dùng chiến thuật phục kích, sử dụng mìn Bê-ta chôn giữa đường đất cách đồn Lâm Vồ khoảng 700 mét. Lực lượng bộ binh bố trí hai phía cách nơi đặt mìn 30 mét. Bộ binh lợi dụng gốc cây, ụ đất, đá để ẩn nấp. Khi phát hiện địch, cho mìn nổ, bộ binh nổ súng xung phong chia cắt đội hình địch để tiêu diệt. Nếu không thể xung phong thì nhanh chóng rút về căn cứ cách đó khoảng 80 mét ở phía sau để củng cố và tiếp tục đánh địch.
Đồng chí Khối, Đội phó đặc công chịu trách nhiệm chôn dây mìn và điểm hỏa khi thấy địch đã lọt vào trận địa phục kích. Trung đội bộ đội địa phương huyện chịu trách nhiệm đoạn đường từ nơi đặt mìn về phía Nhà Bàng. Các chiến sĩ lợi dụng gốc cây, đá làm vật ẩn nấp. Khi nghe mìn nổ bắn mãnh liệt vào đội hình địch và xung phong ra đường đánh địch. Trung đội du kích xã chịu trách nhiệm đoạn đường từ nơi đặt mìn về phía đồn Lâm Vồ. Khi nghe mìn nổ thì đồng loạt nổ súng, xung phong tiêu diệt địch.
Ngày 27/5/1964, cơ sở báo tin địch hành quân vào Lâm Vồ cùng lính ở đồn đi gom dân vào ấp tân sinh. Ngay trong đêm, Ban Chỉ huy phân công đồng chí Bảy Khối chôn quả mìn Bê-ta 8 kg và dây mìn từ vị trí đặt mìn vào nơi ẩn nấp.
Khoảng 7 giờ ngày 28/5/1964, ta phát hiện địch từ Nhà Bàng đang hành quân theo lộ đất vào đồn Lâm Vồ, chiếc xe Jeep dẫn đầu theo sau là binh lính, cách đội hình ta 700 mét xe đổ lính hành quân vào trận địa ta phục kích.
7 giờ 20 phút, đội hình địch đã lọt vào trận địa. Nhanh như chớp, đồng chí Bảy Khối điểm hỏa cho quả Bê-ta nổ, tiếng nổ long trời, trận địa mù mịt, ta đồng loạt bắn tới tấp vào đội hình địch. Ta và địch giằng co quyết liệt.
Để bảo toàn lực lượng, ta rút vào căn cứ. 20 phút sau, cối ở đồn Lâm Vồ, Nhà Bàng và Chi Lăng bắn liên tục vào trận địa, sau đó 02 đại đội bảo an quân vào tiếp viện đóng xung quanh đồn về phía Nam và Tây. Ta nhanh chóng tổ chức 4 tổ bám theo địch và bắn tỉa đến chiều tối mới rút về căn cứ.
Qua trận đánh ta tiêu diệt và làm bị thương khoảng 20 tên, trong đó có Quận trưởng Nguyễn Hữu Tài chết tại chỗ.
Trận phục kích tại xã Thới Sơn đã bẻ gãy cuộc hành quân bình định của địch, buộc địch phải co cụm lại; đồng bào trong huyện rất phấn khởi, phong trào đấu tranh của nhân dân đòi trở về ruộng vườn cũ làm ăn được tăng thêm sức mạnh.
__________
* Tài liệu tham khảo: Những trận đánh trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của lực lượng vũ trang tỉnh An Giang, tập III do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang xuất bản 1995.
Chấp hành chỉ thị của Huyện ủy Tịnh Biên, Trung đội bộ đội địa phương do đồng chí Phát, Trung đội trưởng chỉ huy gồm 20 đồng chí cùng 01 tiểu đội đặc công huyện và du kích xã quyết tâm bám chắc căn cứ, tích cực hoạt động đánh địch, hỗ trợ đồng bào đấu tranh chính trị, đòi trở về ruộng vườn cũ làm ăn, góp phần đánh bại âm mưu bình định của địch.
Nắm chắc quy luật hoạt động của địch, Ban Chỉ huy Trung đội bộ đội địa phương lên kế hoạch cụ thể: dùng chiến thuật phục kích, sử dụng mìn Bê-ta chôn giữa đường đất cách đồn Lâm Vồ khoảng 700 mét. Lực lượng bộ binh bố trí hai phía cách nơi đặt mìn 30 mét. Bộ binh lợi dụng gốc cây, ụ đất, đá để ẩn nấp. Khi phát hiện địch, cho mìn nổ, bộ binh nổ súng xung phong chia cắt đội hình địch để tiêu diệt. Nếu không thể xung phong thì nhanh chóng rút về căn cứ cách đó khoảng 80 mét ở phía sau để củng cố và tiếp tục đánh địch.
Đồng chí Khối, Đội phó đặc công chịu trách nhiệm chôn dây mìn và điểm hỏa khi thấy địch đã lọt vào trận địa phục kích. Trung đội bộ đội địa phương huyện chịu trách nhiệm đoạn đường từ nơi đặt mìn về phía Nhà Bàng. Các chiến sĩ lợi dụng gốc cây, đá làm vật ẩn nấp. Khi nghe mìn nổ bắn mãnh liệt vào đội hình địch và xung phong ra đường đánh địch. Trung đội du kích xã chịu trách nhiệm đoạn đường từ nơi đặt mìn về phía đồn Lâm Vồ. Khi nghe mìn nổ thì đồng loạt nổ súng, xung phong tiêu diệt địch.
Ngày 27/5/1964, cơ sở báo tin địch hành quân vào Lâm Vồ cùng lính ở đồn đi gom dân vào ấp tân sinh. Ngay trong đêm, Ban Chỉ huy phân công đồng chí Bảy Khối chôn quả mìn Bê-ta 8 kg và dây mìn từ vị trí đặt mìn vào nơi ẩn nấp.
Khoảng 7 giờ ngày 28/5/1964, ta phát hiện địch từ Nhà Bàng đang hành quân theo lộ đất vào đồn Lâm Vồ, chiếc xe Jeep dẫn đầu theo sau là binh lính, cách đội hình ta 700 mét xe đổ lính hành quân vào trận địa ta phục kích.
7 giờ 20 phút, đội hình địch đã lọt vào trận địa. Nhanh như chớp, đồng chí Bảy Khối điểm hỏa cho quả Bê-ta nổ, tiếng nổ long trời, trận địa mù mịt, ta đồng loạt bắn tới tấp vào đội hình địch. Ta và địch giằng co quyết liệt.
Để bảo toàn lực lượng, ta rút vào căn cứ. 20 phút sau, cối ở đồn Lâm Vồ, Nhà Bàng và Chi Lăng bắn liên tục vào trận địa, sau đó 02 đại đội bảo an quân vào tiếp viện đóng xung quanh đồn về phía Nam và Tây. Ta nhanh chóng tổ chức 4 tổ bám theo địch và bắn tỉa đến chiều tối mới rút về căn cứ.
Qua trận đánh ta tiêu diệt và làm bị thương khoảng 20 tên, trong đó có Quận trưởng Nguyễn Hữu Tài chết tại chỗ.
Trận phục kích tại xã Thới Sơn đã bẻ gãy cuộc hành quân bình định của địch, buộc địch phải co cụm lại; đồng bào trong huyện rất phấn khởi, phong trào đấu tranh của nhân dân đòi trở về ruộng vườn cũ làm ăn được tăng thêm sức mạnh.
__________
* Tài liệu tham khảo: Những trận đánh trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của lực lượng vũ trang tỉnh An Giang, tập III do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang xuất bản 1995.
NGUYỄN TRÚC LINH