Làm theo gương Bác Hồ
Xây dựng phong cách dân chủ, nhưng quyết đoán của người đứng đầu theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Được đăng: Thứ bảy, 21 Tháng 10 2017 21:06
- Lượt xem: 9845
(TGAG)- Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên đều có trách nhiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng, dẫn dắt quần chúng nhân dân đi theo Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi Đảng cầm quyền, đảng viên của Đảng được tín nhiệm và sắp xếp tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị. Trong các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp nhà nước, đa số tuyệt đối người đứng đầu là đảng viên của Đảng. Vì vậy, phong cách lãnh đạo, quản lý của người lãnh đạo, người đứng đầu có vai trò quan trọng trong thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng trong thực tiễn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ lãnh đạo phải “gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho quần chúng, làm nó thành ý kiến của quần chúng, và làm cho quần chúng giữ vững và thực hành ý kiến đó. Đồng thời nhân lúc quần chúng thực hành, ta xem xét lại, coi ý kiến đó đúng hay không. Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành.
Cứ như thế mãi thì lần sau chắc đúng mực hơn, hoạt bát hơn, đầy đủ hơn lần trước.
Đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt”(1).
Trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cải cách tổ chức, bộ máy nhà nước và nhiều công việc khác, cần phải thực hành cách liên kết sự lãnh đạo với quần chúng và liên kết chính sách chung với sự chỉ đạo riêng, tức là vận dụng quan điểm, đường lối chung phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Theo Người, như vậy mới thật là biết lãnh đạo, quản lý.
Phong cách lãnh đạo dân chủ thì phải dựa vào quần chúng; là cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu không được quan liêu, hách dịch, coi thường quần chúng nhân dân. Phải biết đời sống thực của nhân dân như thế nào, khả năng thực của nhân dân ra sao? Họ đang nghĩ và đang mong muốn những gì? Mỗi lời nói, mỗi việc làm của người cán bộ phải phù hợp với quần chúng, phản ánh đúng được khát vọng của quần chúng. Cán bộ phải biết được những băn khoăn trăn trở của dân để kịp thời uốn nắn và tháo gỡ cùng dân.
Người phê bình cách lãnh đạo của một số cán bộ không dân chủ, dẫn đến tình trạng người có ý kiến không dám nói, người muốn phê bình không dám phê bình, làm cho cấp trên cấp dưới cách biệt nhau, quần chúng với Đảng xa rời nhau, không còn sáng kiến, không còn hăng hái trong khi làm việc. Người chỉ rõ: “Người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu, không gì bằng khuyên cán bộ mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình. Như thế chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà lại tỏ ra dân chủ thật thà trong Đảng.
Nếu cán bộ không nói năng, không đề ý kiến, không phê bình, thậm chí tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong Đảng. Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức, không dám nói, do uất ức mà hóa ra oán ghét, chán nản”.
Người đòi hỏi phải có phong cách làm việc thực sự dân chủ chứ không phải giả tạo, hình thức để che lấp ý đồ xấu của cá nhân. Bởi vì mọi sự giả tạo đều làm suy yếu, thậm chí phá vỡ tập thể, mọi thói hình thức chủ nghĩa sớm muộn sẽ làm xói mòn, thậm chí triệt tiêu dân chủ.
Cán bộ lãnh đạo, nhất là những người đứng đầu, là người có trọng trách trong một tập thể, vừa phải thực hành dân chủ, lắng nghe ý kiến của tập thể, đồng thời, phải quyết đoán, nhận thức đầy đủ trách nhiệm và dám ra quyết định, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đây cũng chính là việc thực hiện nghiêm nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Theo Hồ Chí Minh, một người dù tài giỏi đến đâu cũng không thể nắm được hết mọi mặt của một vấn đề, cũng không thể biết hết được mọi việc trong đơn vị cũng như đời sống xã hội. Cho nên, cần phải có cách làm việc tập thể để phát huy được trí tuệ của tập thể, của đông đảo quần chúng nhân dân nhằm hoàn thành sự nghiệp của một tập thể, một đơn vị hay địa phương mà nếu chỉ riêng người cán bộ lãnh đạo, quản lý thì không làm nổi. Tập thể lãnh đạo là dân chủ.
Cá nhân phụ trách là nêu cao trách nhiệm của người lãnh đạo, người quản lý. Có ý thức tập thể cao, tạo ra bầu không khí làm việc dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, nhưng không có tính quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, thì không thể có những quyết định kịp thời, đáp ứng yêu cầu và công việc cũng không thể tiến triển được. Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý các cán bộ lãnh đạo, quản lý rằng: “Những việc bình thường, một người có thể giải quyết đúng, thì người phụ trách cứ cẩn thận giải quyết đi. Những việc quan trọng mới cần tập thể quyết định”(2).
Theo Hồ Chí Minh, trách nhiệm của người đứng đầu phải được đề cao, đôi khi mang tính quyết định đến hiệu quả công việc. Phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đúng đắn là phải kết hợp thống nhất giữa cách làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, kịp thời đưa ra những quyết định đúng. Trong những thời điểm quyết định, người lãnh đạo, quản lý phải dám nghĩ, dám làm, dám quyết… điều đó liên quan trực tiếp đến việc tận dụng được thời cơ. Người từng dạy: “Lạc nước hai xe đành bỏ phí. Gặp thời một tốt cũng thành công”(3).
Tóm lại, là người đứng đầu của đơn vị phải biết kết hợp tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách, thực hiện trách nhiệm của người lãnh đạo, người đứng đầu để khắc phục những hiện tượng coi thường tập thể, hoặc ngược lại, dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, không dám quyết đoán, không nêu cao trách nhiệm cá nhân… làm trì trệ, suy yếu năng lực lãnh đạo, hiệu quả quản lý của người cán bộ lãnh đạo.../.
HÒA BÌNH
_____________
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.330-331
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.620.
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.326.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ lãnh đạo phải “gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho quần chúng, làm nó thành ý kiến của quần chúng, và làm cho quần chúng giữ vững và thực hành ý kiến đó. Đồng thời nhân lúc quần chúng thực hành, ta xem xét lại, coi ý kiến đó đúng hay không. Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành.
Cứ như thế mãi thì lần sau chắc đúng mực hơn, hoạt bát hơn, đầy đủ hơn lần trước.
Đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt”(1).
Trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cải cách tổ chức, bộ máy nhà nước và nhiều công việc khác, cần phải thực hành cách liên kết sự lãnh đạo với quần chúng và liên kết chính sách chung với sự chỉ đạo riêng, tức là vận dụng quan điểm, đường lối chung phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Theo Người, như vậy mới thật là biết lãnh đạo, quản lý.
Phong cách lãnh đạo dân chủ thì phải dựa vào quần chúng; là cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu không được quan liêu, hách dịch, coi thường quần chúng nhân dân. Phải biết đời sống thực của nhân dân như thế nào, khả năng thực của nhân dân ra sao? Họ đang nghĩ và đang mong muốn những gì? Mỗi lời nói, mỗi việc làm của người cán bộ phải phù hợp với quần chúng, phản ánh đúng được khát vọng của quần chúng. Cán bộ phải biết được những băn khoăn trăn trở của dân để kịp thời uốn nắn và tháo gỡ cùng dân.
Người phê bình cách lãnh đạo của một số cán bộ không dân chủ, dẫn đến tình trạng người có ý kiến không dám nói, người muốn phê bình không dám phê bình, làm cho cấp trên cấp dưới cách biệt nhau, quần chúng với Đảng xa rời nhau, không còn sáng kiến, không còn hăng hái trong khi làm việc. Người chỉ rõ: “Người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu, không gì bằng khuyên cán bộ mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình. Như thế chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà lại tỏ ra dân chủ thật thà trong Đảng.
Nếu cán bộ không nói năng, không đề ý kiến, không phê bình, thậm chí tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong Đảng. Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức, không dám nói, do uất ức mà hóa ra oán ghét, chán nản”.
Người đòi hỏi phải có phong cách làm việc thực sự dân chủ chứ không phải giả tạo, hình thức để che lấp ý đồ xấu của cá nhân. Bởi vì mọi sự giả tạo đều làm suy yếu, thậm chí phá vỡ tập thể, mọi thói hình thức chủ nghĩa sớm muộn sẽ làm xói mòn, thậm chí triệt tiêu dân chủ.
Cán bộ lãnh đạo, nhất là những người đứng đầu, là người có trọng trách trong một tập thể, vừa phải thực hành dân chủ, lắng nghe ý kiến của tập thể, đồng thời, phải quyết đoán, nhận thức đầy đủ trách nhiệm và dám ra quyết định, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đây cũng chính là việc thực hiện nghiêm nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Theo Hồ Chí Minh, một người dù tài giỏi đến đâu cũng không thể nắm được hết mọi mặt của một vấn đề, cũng không thể biết hết được mọi việc trong đơn vị cũng như đời sống xã hội. Cho nên, cần phải có cách làm việc tập thể để phát huy được trí tuệ của tập thể, của đông đảo quần chúng nhân dân nhằm hoàn thành sự nghiệp của một tập thể, một đơn vị hay địa phương mà nếu chỉ riêng người cán bộ lãnh đạo, quản lý thì không làm nổi. Tập thể lãnh đạo là dân chủ.
Cá nhân phụ trách là nêu cao trách nhiệm của người lãnh đạo, người quản lý. Có ý thức tập thể cao, tạo ra bầu không khí làm việc dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, nhưng không có tính quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, thì không thể có những quyết định kịp thời, đáp ứng yêu cầu và công việc cũng không thể tiến triển được. Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý các cán bộ lãnh đạo, quản lý rằng: “Những việc bình thường, một người có thể giải quyết đúng, thì người phụ trách cứ cẩn thận giải quyết đi. Những việc quan trọng mới cần tập thể quyết định”(2).
Theo Hồ Chí Minh, trách nhiệm của người đứng đầu phải được đề cao, đôi khi mang tính quyết định đến hiệu quả công việc. Phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đúng đắn là phải kết hợp thống nhất giữa cách làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, kịp thời đưa ra những quyết định đúng. Trong những thời điểm quyết định, người lãnh đạo, quản lý phải dám nghĩ, dám làm, dám quyết… điều đó liên quan trực tiếp đến việc tận dụng được thời cơ. Người từng dạy: “Lạc nước hai xe đành bỏ phí. Gặp thời một tốt cũng thành công”(3).
Tóm lại, là người đứng đầu của đơn vị phải biết kết hợp tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách, thực hiện trách nhiệm của người lãnh đạo, người đứng đầu để khắc phục những hiện tượng coi thường tập thể, hoặc ngược lại, dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, không dám quyết đoán, không nêu cao trách nhiệm cá nhân… làm trì trệ, suy yếu năng lực lãnh đạo, hiệu quả quản lý của người cán bộ lãnh đạo.../.
HÒA BÌNH
_____________
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.330-331
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.620.
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.326.